Thao túng tâm lý là gì?
Thao túng tâm lý là gì? Đây là một hình thức lạm dụng tâm lý gây ảnh hưởng đến người khác bằng cách bóp méo tình trạng tinh thần và gây áp lực tâm lý hoặc bạo lực cảm xúc, với mục đích chiếm lấy quyền lực, kiểm soát lợi ích hoặc đặc quyền của nạn nhân. Cần phân biệt rõ ràng giữa thao túng tâm lý độc hại và tác động xã hội lành mạnh. Tác động xã hội lành mạnh thường xảy ra trong các mối quan hệ xây dựng, với sự cho và nhận của các bên liên quan. Trong khi đó, thao túng tâm lý chỉ tập trung vào lợi ích của một bên và cố ý tạo ra sự mất cân bằng quyền lực và lợi dụng nạn nhân để đạt được mục đích của mình.
Xem thêm :
- Hội chứng Burnout: Tình trạng dân công sở mắc phải nhưng ít nhận ra
- Self efficacy là gì? Tại sao cần tin vào năng lực của bản thân?
- Dấu hiệu, nguyên nhân và tác hại của Overthinking là gì?
- Giải đáp: Thiên vị là gì? Làm gì khi sếp thiên vị?
- Cầu toàn là gì? Những ảnh hưởng và cách quản lý hiệu quả
- Narcissist là gì? 7 Dấu hiệu nhận biết một người ái kỷ
- Tham vấn là gì? Khi nào bạn nên được tham vấn tâm lý
- Đồng cảm là gì? 6 cách thể hiện sự đồng cảm với người khác
- Trì hoãn là gì? 7 Cách loại bỏ trì hoãn công việc hiệu quả
- Bốc đồng là gì? Cách khắc phụ người có tính bốc đồng hiệu quả
- Ngộ nhận là gì? Dấu hiệu sự ngộ nhận về năng lực bản thân
Dấu hiệu của thao túng tâm lý nơi công sở
Sau khi đã hiểu khái niệm thao túng tâm lý là gì, sau đây là những dấu hiệu của thao túng tâm lý nơi công sở bạn cần chú ý:
Hạ thấp sự cố gắng của bạn
Kẻ thao túng tâm lý đôi khi sẽ sử dụng lời nói để hạ thấp những thành tựu và cố gắng của bản thân bạn, thay vào đó họ cho rằng những gì bạn đạt được là do may mắn hoặc nhờ vả người khác. Họ hành động như vậy thường bắt nguồn từ sự ganh tị và để bảo vệ cái tôi của họ. Bạn có thể từng bắt gặp hành động này qua một số câu nói như:
“Cái này là hên thôi chứ dễ gì mà làm được”
“Bạn thật là may mắn đấy, không cần nỗ lực mà cũng đạt được”
“Ước gì mình cũng ăn may được như vậy”
Đổ lỗi cho bạn vô căn cứ
Hãy cảnh giác vì sẽ có thể trong môi trường công sở chúng ta có thể bị đổ lỗi cho những điều không phải xuất phát từ bản thân như:
“Tại em mà dạo này mọi thứ cứ trì trệ cả lên”
“Nếu em mà nhắc chị thì chúng ta đã xong sớm rồi”
Khi nghe những câu nói như vậy, một số người sẽ rơi vào cảm giác áy náy, tội lỗi và mất sự tự tin. Đối tượng thao túng có thể dễ dàng đẩy trách nhiệm sang nạn nhân.
Chế nhạo và đùa cợt thường xuyên
Một số người thực hiện hành vi thao túng tâm lý thông qua những lời chế nhạo và cho đó là những câu nói đùa vô thưởng vô phạt. Hành động này có thể khiến nạn nhân cảm thấy tự ti với những khuyết điểm của mình. Đôi khi những câu nói này còn ẩn mình dưới những lời khuyên giúp đỡ nạn nhân như:
“Thân thiết lắm chị mới góp ý,…”
“Sao em không giảm cân đi, quý em nên chị chỉ cách cho”
“Tao đang nói cho mày biết chứ không người ta cười đấy!”
Cho rằng bạn đang làm quá vấn đề
Đôi khi những sự phản biện lại hay tranh luận của bạn về một vấn đề sẽ bị người khác cho rằng bạn quá nhạy cảm và đang làm quá vấn đề lên. Lúc này bạn sẽ dễ dàng cho rằng mình là một người tệ hại, khó tính và không biết kiểm soát bản thân. Một số câu nói bạn có thể từng gặp như:
“Đùa chút thôi mà mày làm gì dữ thế!”
“Sao mà mày nhạy cảm thế?”
“Chị thấy vậy là bình thường mà, có gì đâu mà phải lớn chuyện.”
“Có vậy thôi mà cũng tự ái rồi.”
Cách đối phó với hành vi thao túng tâm lý nơi công sở
Tập cách phản tư
Hãy rèn luyện cho mình một tư duy phản biện để có thể tỉnh táo trước những hành vi thao túng tâm lý của người khác. Khi nhận được những câu nói kiểu như trên, bạn hãy tự đặt câu hỏi cho bản thân rằng liệu sự việc có giống như người ta nói không. Việc thường xuyên phản tư cũng sẽ giúp bạn hiểu rõ bản thân hơn, không dễ dàng lung lay, nghi ngờ trước lời nói của người khác.
Giữ khoảng cách
Nếu bạn đã nhận ra được hành vi thao túng tâm lý của một ai đó, hãy cẩn thận trước những lời nói của họ và giữ một giới hạn nhất định để họ không thể tiếp cận và làm hại bạn. Một người càng thân thiết sẽ càng dễ dàng thực hiện hành vi thao túng tâm lý vì bạn thường không đề phòng với những đối tượng này.
Trao đổi với bạn bè, người thân
Khi bạn cảm thấy nghi ngờ bản thân bởi những lời nói của người khác, hay trao đổi với những người bên cạnh bạn, hỏi họ liệu rằng họ cảm thấy như thế nào về bạn. Những lời động viên và nhận xét của người khác có thể giúp bạn vững vàng hơn trước những nhận định tiêu cực.
Phản biện bằng những câu hỏi
Đôi khi bạn cũng sẽ cần phản biện một cách mạnh mẽ để chứng tỏ bạn không dễ dàng bị thao túng. Một các hữu hiệu để phản ứng là bạn hãy đặt những câu hỏi ngược lại cho kẻ thao túng. “Tại sao chị lại nghĩ em làm được là do may mắn”, “Tại sao bạn lại nghĩ là điều này không quan trọng?” , những câu hỏi như vậy có thể giúp bạn lật ngược tình thế đấy.
Bất kỳ ai cũng có thể bị thao túng tâm lý nơi công sở, điều này dễ khiến ta mất sự tin, giảm động lực và năng suất làm việc. Do đó mỗi người cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để bảo vệ tinh thần mình trước những hành vi tiêu cực!
Hy vọng với thông tin chi tiết về thao túng tâm lý là gì trên đây có thể giúp bạn đọc kịp thời nhận ra và tránh xa nó. Chúc các bạn có một cuộc sống công sở hạnh phúc!
Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Sharp tuyển dụng, Công ty TTI tuyển dụng, MWC tuyển dụng, ABB tuyển dụng, Goertek tuyển dụng, Hacom tuyển dụng, Hitachi tuyển dụng, và FPT IS tuyển dụng.
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.