• .
adsads
shutterstock 1937913253
Lượt Xem 5 K

Trì hoãn là gì?

Trì hoãn là một thói quen của con người có xu hướng làm chậm lại, chưa muốn làm ngay công việc cần  thực hiện hoặc chờ một thời gian sau đó mới tiến hành giải quyết.

Người trì hoãn thường có xu hướng làm mọi việc chậm lại, có tâm lý chờ thời gian sau đó mới thực hiện. Họ sẽ không thực hiện công việc ưu tiên trước mà thay vào đó thực hiện công việc kém quan trọng hay các công việc lặt vặt.

Biểu hiện của thói quen trì hoãn

Cách để nhận biết sự trì hoãn là gì – đó chính là thông qua những biểu hiện.

Trên thực tế, ít người tự nhận ra mình đang trì hoãn công việc. Bạn chính là người có thói quen trì hoãn công việc khi có các biểu hiện như:

  • Không thực hiện công việc đặt ra theo kế hoạch ban đầu
  • Sẵn sàng gác lại công việc sang một bên vì những thứ không cần thiết như mạng xã hội, phim ảnh, game,…
  • Có khả năng và điều kiện thực hiện công việc ngay lập tức nhưng lại chậm trễ.
  • Thường xuyên chậm trễ deadline, có nhiều công việc tích tụ.

Nguyên nhân của thói quen trì hoãn

Có nhiều nguyên nhân gây ra thói quen trì hoãn công việc. Chúng sẽ xuất hiện âm thầm và bạn chỉ nhận ra khi hậu quả lớn. Các nguyên nhân thường gặp là:

  • Chưa thật sự tập trung, hết mình với công việc.
  • Lười biếng và quyết tâm không cao.
  • Quá nuông chiều bản thân.
  • Dễ bị phân tâm bởi các khía cạnh khác ngoài công việc.
  • Mệt mỏi, chán nản, không muốn thực hiện công việc theo lộ trình đặt ra.
  • Không biết bắt đầu công việc từ đâu và không tìm cách giải quyết.
  • Đánh giá sai tính chất, thời gian thực hiện công việc.
  • Chủ quan, quá tự tin vào năng lực của mình.
  • Đã có thói quen trì hoãn từ lâu nhưng lại không nhận ra để khắc phục.
  • Ảnh hưởng từ môi trường làm việc, người xung quanh.

Tác hại của thói quen trì hoãn là gì?

Như đã đề cập ở trên, trì hoãn công việc là thói quen xấu và nên được loại bỏ sớm. Đương nhiên, các thói quen không tốt sẽ mang đến tác hại nguy hiểm như sau:

Gây lãng phí thời gian

Hãy thử tưởng tượng xem nếu bạn hoàn thành công việc theo đúng thời hạn, kế hoạch đặt ra thì sẽ có thời gian để làm thêm công việc khác nữa. Ngược lại, nếu bạn luôn “nước đến chân mới nhảy” thì vừa gây lãng phí thời gian và vừa bỏ lỡ nhiều việc quan trọng phải thực hiện.

"Tác

Hãy thử tưởng tượng xem nếu bạn hoàn thành công việc theo đúng thời hạn, kế hoạch đặt ra

Đánh mất cơ hội

Đánh mất cơ hội tiềm năng cũng là tác hại mà thói quen trì hoãn công việc gây nên. Theo đó, trong thời gian đồng nghiệp đã hoàn thành công việc, nâng cao kỹ năng, tích lũy thêm kinh nghiệm thì bạn mới bắt đầu khởi động. Và khi họ về đích thì bạn bạn mới đi được một phần nhỏ trong khối lượng công việc. Do đó, bạn sẽ đánh mất cơ hội có được thời gian học hỏi và nâng cao kỹ năng chuyên môn cho bản thân.

Mất niềm tin, sự tôn trọng từ người khác

Sự sai lệch về thời gian do thói quen trì hoãn công việc cũng khiến bạn mất đi niềm tin và sự tôn trọng từ cấp trên, đồng nghiệp. Chắc hẳn sẽ không có ai cảm thông cho một người không tôn trọng và không tự thiết lập kỷ luật với bản thân. Trong cuộc sống lẫn công việc, để có được niềm tin từ mọi người là điều không hề dễ dàng. Do vậy, bạn hãy trân trọng, đừng bao giờ để mọi người lo lắng và e ngại khi giao cho công việc cho bạn.

Các việc làm phù hợp nhất được đăng tải mới nhất trên VietnamWorks:

Cách loại bỏ thói quen trì hoãn hiệu quả

Cách loại bỏ trì hoãn là gì? Để xóa tan thói quen này, bạn có thể thực hiện theo một số gợi ý dưới đây:

Nhận thức bản thân đang trì hoãn

Trước hết, bạn phải biết nguyên nhân của vấn đề rồi mới tiến hành xử lý. Bạn đang không biết nên bắt đầu từ đâu? Bạn thấy công việc hiện tại rất nhàm chán? Bạn sợ mình thất bại? Bạn bị tác động bởi yếu tố các ngoại cảnh?,… Từng nguyên nhân sẽ cần cách tiếp cận, giải quyết khác nhau. Do đó, hãy nhận thức rằng chính bạn đang trì hoãn thì mới có thể xóa tan được.

Tổ chức, sắp xếp lại công việc

Tiếp theo, bạn cần xây dựng kế hoạch cụ thể cho những việc cần làm và thời hạn xong hoàn thành là khi nào? Hãy chia nhỏ các đầu việc theo từng mục và cố gắng tập trung riêng cho từng tác vụ đó. Một kế hoạch chi tiết sẽ giúp bạn theo dõi tiến độ, tuân thủ theo deadline và sửa chữa sai sót hiệu quả. Nếu bạn cảm thấy công việc hiện tại nhàm chán thì hãy nhìn vào bức tranh tổng thể để có được động lực làm việc.

Công việc như một món ăn, hãy ăn phần khó nuốt nhất đầu tiên

Nếu bạn thực sự nghiêm túc về việc đánh bại sự trì hoãn, Peupion khuyên bạn nên bắt đầu ngày mới của mình với nhiệm vụ khó nhất gây ra sự trì hoãn. Diễn giả truyền động lực người Mỹ Brian Tracy đã giải thích lý do tại sao trong cuốn sách bán chạy nhất năm 2001 Eat That Frog.

Logic của việc này là bắt đầu một ngày với công việc khó khăn nhất khi bạn vẫn còn đầy năng lượng. Ưu tiên hàng đầu của bạn là phần cứng nhất của một món ăn, vì chúng không dễ nuốt tí nào. Vì nếu không, một ngày trôi qua, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và mức độ sẵn sàng làm những nhiệm vụ khó khăn của bạn giảm đi.

Cách loại bỏ thói quen trì hoãn hiệu quả

Công việc như một món ăn, hãy ăn phần khó nuốt nhất đầu tiên

Hansen nói rằng việc nói ra lý do tại sao một nhiệm vụ cần được hoàn thành có thể mang lại hiệu quả kỳ diệu trong việc thúc đẩy động lực. Cảm giác bạn sẽ như thế nào nếu đạt được nhiệm vụ đề ra? Hãy đặt mục tiêu rõ ràng và biến nó thành hiện thực – điều đó sẽ giúp tạo ra một trạng thái thoải mái và động lực để hoàn thành nó.

Chia nhỏ một ngày thành những khoảng thời gian nhỏ hơn và cung cấp cho bản thân những phần thưởng khi hoàn thành các nhiệm vụ nhỏ. Điều này sẽ giúp bạn thúc đẩy tiến độ và xoa dịu hệ thống limbic trì hoãn của bạn. Cuối cùng, đánh bại sự trì hoãn cũng có thể đến từ việc cung cấp cho bản thân những công cụ cần thiết để bắt đầu một nhiệm vụ, bất kể nó có vẻ khó khăn đến mức nào.

Như nhà thơ người Đức Johann Wolfgang von Goethe đã nói 200 năm trước: chỉ cần bắt tay vào việc thì tâm trí sẽ trở nên rạo rực, và rồi nhiệm vụ sẽ được hoàn thành thôi!

Tham khảo tin tuyển dụng từ công ty lớn tuyển dụng FPT các vị trí có lương hấp dẫn!

Đặt mục tiêu, luôn tuân thủ kế hoạch

Có thể nguyên nhân khiến bạn trì hoãn là gì? Đó là do không có mục tiêu và mơ hồ về tương lai. Thay vì mơ mộng về đích quá xa, bạn nên đặt mục tiêu ngắn hạn, thực tế với từng giai đoạn để khiến công việc trở nên nhẹ nhõm hơn.

Việc đảm bảo công việc luôn diễn ra theo kế hoạch trước đó sẽ giúp bạn hạn chế thói quen trì hoãn. Tất nhiên, bạn cũng nên linh hoạt những lúc cần thiết. Hãy cố gắng hoàn thành công việc trong thời gian làm việc để buổi tối thư giãn, giải tỏa căng thẳng, có thời gian nghỉ ngơi,…

Ngăn chặn yếu tố gây xao nhãng

Bàn làm việc bừa bộn, không gian ồn ào hay điện thoại reo chuông liên tục, mạng xã hội,… chính là các tác nhân khiến bạn xao nhãng, không tập trung. Bạn hãy sắp xếp không gian làm việc gọn gàng, khoa học, tắt chuông điện thoại, tìm đến nơi yên tĩnh,… thì sẽ làm việc hiệu quả hơn nhiều.

Thoát khỏi vòng tròn luẩn quẩn

Chuyên gia năng suất Cyril Peupion cho biết những người trì hoãn hàng loạt phải trải qua một lượng căng thẳng đáng kể hàng ngày. Sự căng thẳng của việc trì hoãn là rất lớn vì bạn sẽ liên tục ở “chế độ nước rút”. Bạn liên tục chạy nước rút, đồng nghĩa với việc bạn không có thời gian để suy nghĩ, lúc nào cũng căng thẳng tột độ.

“Sự trì hoãn có thể tạo ra một vòng luẩn quẩn khiến bạn không bao giờ thực sự hoàn thành được việc gì.” – Hansen chia sẻ

Một số người rất hay trì hoãn và mặt trái của nó là họ luôn tự đánh giá cao về điều đó. Nếu bạn trì hoãn cả buổi sáng, nó có thể tạo ra hiệu ứng xoắn ốc, bởi vì khi đó bạn cảm thấy tồi tệ về bản thân. Điều đó có thể dẫn đến “trạng thái dè chừng”, tiếp tục dẫn đến sự trì hoãn nhiều hơn.

Sự chần chừ có thể xuất phát từ sự thiếu quyết đoán, né tránh hoặc tìm kiếm cảm giác an toàn. Hầu hết mọi người đều có xu hướng đổ thừa cho một mối lý lẽ chung. Tìm ra nguyên nhân gốc rễ của hành vi trì hoãn cụ thể của bạn có thể giúp phá vỡ thói quen này. Ví dụ, một số người dù đã nhận ra điều họ cần trong công việc kinh doanh, nhưng họ lại không muốn có những cuộc trò chuyện quá gay gắt với các đối tác của mình. Bởi lẽ họ muốn tránh xa những xung đột có thể xảy ra.

Xu hướng tuyển dụng các vị trí cao đang hot – Tham gia ứng tuyển ngay:

Sự chần chừ có thể xuất phát từ sự thiếu quyết đoán, né tránh

Sự chần chừ có thể xuất phát từ sự thiếu quyết đoán, né tránh

Những người trì hoãn luôn phải phụ thuộc vào các deadline đặt ra, không chỉ một mà rất nhiều, nhưng thường thì họ sẽ không thể hoàn thành nó. Peupion cho biết những người tìm kiếm cảm giác này sẽ nhận hết mọi công việc, mà không hề biết trước sẽ mất bao lâu và khi nào bắt đầu làm điều đó. Điều này chính là “con dao hai lưỡi” bởi họ không biết hậu quả của việc luôn ôm hết công việc trong khi không biết có hoàn thành nó đúng hạn hay không.

Khích lệ bản thân, đừng sợ thất bại

Khi bạn đã thật sự cố gắng làm việc theo đúng tiến độ và hoàn thành đúng thời hạn, đừng tiếc lời khen hay tự thưởng cho bản thân một món quà để khích lệ tinh thần làm việc.

Dù mục tiêu mà bạn đạt được là lớn hay nhỏ thì cũng nên để bản thân thư giãn. Sau khi kết thúc công việc đó, bạn sẽ có tinh thần thoải mái để bắt đầu công việc tiếp theo. Từ đó, mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp và bạn sẽ có động lực cố gắng hơn nữa.

Bạn hãy luôn nhìn vào điều tích cực và đừng sợ thất bại. Học hỏi, đứng lên sau vấp ngã cũng là điều thành công. Những điều bạn quyết tâm làm sẽ luôn đem lại lợi ích dù ít hay nhiều. Vậy nên, bạn đừng dung túng cho thói quen trì hoãn của bản thân và hãy gạt nó đi để hành động ngay thôi.

Bài viết trên đây của HR Insider đã giới thiệu đến bạn đọc thói quen trì hoãn là gì và biểu hiện, cách loại bỏ thói quen này. Tác hại của thói quen trì hoãn công việc tưởng chừng rất nhỏ nhưng ảnh hưởng lớn trên con đường phát triển sự nghiệp của bạn. Vì vậy, ngay từ bây giờ, bạn hãy loại bỏ suy nghĩ “để mai làm”, gạt đi sự trì hoãn để đạt được những mục tiêu lớn hơn trong công việc. Chúc bạn thành công!

Xem thêm :

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Sharp tuyển dụng, Công ty TTI tuyển dụng, MWC tuyển dụng, ABB tuyển dụng, Goertek tuyển dụng, Hacom tuyển dụng, Hitachi tuyển dụng, và FPT IS tuyển dụng.

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. 

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình ghi, phát và xử lý âm thanh. Định dạng này đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực âm thanh và điện tử, từ ghi âm chuyên nghiệp đến hệ thống âm thanh trong gia đình. Nội dung bài viết ngày hôm nay, hãy cùng VietnamWorks HR Insider khám phá kỹ hơn về công nghệ hiện đại này nhé!

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc, đây còn là một phương tiện giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu suất và tính nhất quán trong quá trình hoạt động. Bằng cách xây dựng và triển khai quy trình Workflow một cách khoa học, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa các hoạt động hàng ngày, tăng khả năng cạnh tranh và giảm thiểu lãng phí tài nguyên.

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến để phát triển bản thân. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu cầu thị là gì, làm thế nào để trở thành người cầu thị và phát triển sự nghiệp từ phẩm chất này.

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành nghề? Vậy thì nghề Photographer chính là lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Nhưng bạn đã hiểu Photographer là gì chưa? Và cần có kỹ năng gì để trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp? Câu trả lời nằm ngay trong bài đọc dưới đây.

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng Prototype không chỉ giúp nhà phát triển tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí mà còn nâng cao được chất lượng sản phẩm. Để hiểu rõ hơn về Prototype, mời các bạn cùng tham khảo thêm bài viết dưới đây của VietnamWorks HR Insider nhé!

Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình ghi, phát và xử lý âm thanh. Định dạng này đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực âm thanh và điện tử, từ ghi âm chuyên nghiệp đến hệ thống âm thanh trong gia đình. Nội dung bài viết ngày hôm nay, hãy cùng VietnamWorks HR Insider khám phá kỹ hơn về công nghệ hiện đại này nhé!

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc, đây còn là một phương tiện giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu suất và tính nhất quán trong quá trình hoạt động. Bằng cách xây dựng và triển khai quy trình Workflow một cách khoa học, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa các hoạt động hàng ngày, tăng khả năng cạnh tranh và giảm thiểu lãng phí tài nguyên.

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến để phát triển bản thân. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu cầu thị là gì, làm thế nào để trở thành người cầu thị và phát triển sự nghiệp từ phẩm chất này.

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành nghề? Vậy thì nghề Photographer chính là lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Nhưng bạn đã hiểu Photographer là gì chưa? Và cần có kỹ năng gì để trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp? Câu trả lời nằm ngay trong bài đọc dưới đây.

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng Prototype không chỉ giúp nhà phát triển tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí mà còn nâng cao được chất lượng sản phẩm. Để hiểu rõ hơn về Prototype, mời các bạn cùng tham khảo thêm bài viết dưới đây của VietnamWorks HR Insider nhé!

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers