• .
adsads
shutterstock 377081824 1
Lượt Xem 27 K

Tuyệt đối không nên nói 9 điều sau nếu bạn muốn đậu phỏng vấn

Nói về công ty cũ một cách tiêu cực

Trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể hỏi những câu như “Tại sao bạn nghỉ việc?” hay “Bạn không thích công ty cũ ở điểm nào?”. Đây là dạng câu hỏi mở cho bạn trình bày suy nghĩ của mình. Tuy nhiên, đừng nói xấu sếp cũ hay công ty cũ quá đà. Bởi điều đó cho thấy sự yếu kém trong việc hòa nhập và xử lý mâu thuẫn nội bộ từ bạn. Dù tốt hay xấu, môi trường cũ cũng giúp bạn học hỏi được nhiều kinh nghiệm làm việc quý báu. Điều đó chẳng khác nào họ là người thầy hướng dẫn thực tế cho bạn. Nên việc nói quá tiêu cực về môi trường cũ chỉ khiến bạn bị mất điểm và trở thành kẻ vô ơn. 

Với dạng câu hỏi này, thay vì nói quá nhiều về môi trường cũ, bạn hãy nhấn mạnh hơn về những khía cạnh mà công ty mới tốt hơn, phù hợp với mong muốn của bạn.

Ví dụ như: “Công ty cũ của tôi khá tốt. Tuy nhiên, điều kiện làm việc ở đây giúp phát huy tối đa năng lực của mình. Tôi tin với những kinh nghiệm tích lũy, tôi sẽ hoàn thành tốt công việc của mình ở môi trường mới này.”  

Trả lời “Tôi không biết”

Khi phỏng vấn, có những vấn đề không phải lúc nào bạn cũng biết cách giải quyết. Tuy nhiên, tuyệt đối không được trả lời “Tôi không biết” ngay khi vừa nhận được câu hỏi. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn không có tính kiên nhẫn tìm hiểu cách giải quyết vấn đề. 

Thay vào đó, bạn có thể trả lời như sau: “ Câu hỏi này khá hay. Xin cho tôi một chút thời gian để suy nghĩ câu trả lời cho vấn đề đó.”  

Từ chối trả lời câu hỏi

Vòng phỏng vấn trực tiếp là cơ hội để nhà tuyển dụng tìm hiểu kỹ hơn thông tin về bạn. Nếu như nhận được câu trả lời “Tôi xin phép không trả lời vấn đề này” khiến bạn bị mất điểm trầm trọng. Bởi điều đó giống như bạn đang che giấu điều gì và tạo cảm giác không đủ thiện chí cho công việc này. 

Bạn có thể chọn cách nói tránh hay trả lời tương đối về vấn đề. Ví dụ như, khi được hỏi mức lương ở công ty cũ, bạn có thể trả lời như sau: “ Thu nhập của tôi ở môi trường cũ khoảng 10 – 15 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, với kinh nghiệm hiện có, tôi có thể làm nhiều hơn thế và mong muốn được cải thiện thu nhập tốt hơn ở môi trường mới”. Cách này giúp bạn trả lời được câu hỏi của nhà tuyển dụng, vừa giúp bạn thể hiện mong muốn ở công ty mới. Nhà tuyển dụng sẽ biết bạn kỳ vọng điều gì khi bước sang doanh nghiệp mới này.

Thảo luận về quyền lợi kém tinh tế

Dù biết mục đích chính của làm việc là tạo thu nhập để nuôi sống bản thân. Tuy nhiên, bạn cần biết cách đề cập đến lương và chế độ đúng thời điểm. Trước tiên, hãy dành thời gian để bạn và nhà tuyển dụng tìm hiểu về nhau trước. Hoặc tốt nhất là nên để phía công ty đề cập trước đến lương thưởng. Nếu sau quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng vẫn chưa đề cập đến quyền lợi làm việc nhiều, bạn có thể hỏi họ ở cuối buổi phỏng vấn.

Việc đề cập đến chế độ phúc lợi lịch sự còn sẽ giúp cho người đối diện cảm thấy thoải mái trả lời thắc mắc từ bạn. Vì thế, hãy khéo léo khi đặt câu hỏi này cho nhà tuyển dụng nhé.

Hỏi về thông tin công ty 

Hiện nay, thông tin của doanh nghiệp luôn được đề cập trên website. Bạn có thể tìm kiếm chúng thông qua google, bài đăng tuyển dụng của doanh nghiệp. Vì thế, đừng đặt câu hỏi như “Doanh nghiệp bạn kinh doanh lĩnh vực gì? Mục tiêu phát triển của doanh nghiệp là gì?” Khi những thông tin trên đều có thể dễ dàng tìm kiếm trên mạng xã hội. Điều đó chứng tỏ bạn chưa chuẩn bị kỹ và khả năng tìm kiếm thông tin hạn chế. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá kém năng lực tự tìm hiểu và cảm thấy bạn chưa sẵn sàng cho công việc này. Vì thế, đừng hỏi những câu sáo rỗng như thế nếu không muốn bị đánh trượt khỏi vòng phỏng vấn này nhé.

Tham khảo thêm cơ hội việc giao dịch viên tuyển dụng hoặc tuyển dụng kế hoạch sản xuất đăng tuyển mới nhất tại đây.

Nói về sở thích cá nhân qua loa

Nắm vững 6 bước tìm việc sau để "nộp đâu trúng đó"

Nhiều bạn khi đối mặt với câu hỏi “Sở thích của bạn là gì?” thường trả lời rất hạn chế. Thông tin bạn cung cấp quá ít sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn không nhiệt tình với câu hỏi và chỉ thích nói suông. Thay vì nói “Tôi thích đọc sách, xem phim, chơi thể thao.”  Bạn có thể giải thích thêm về những đam mê của mình như: Bạn thích đọc thể loại sách gì? Chơi giỏi bộ môn thể thao nào? Và sắp xếp cho những đam mê đó ra sao? Thông qua điều đó, nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ hơn về bạn. Biết đâu một trong những sở thích của bạn phù hợp với công ty. Đây có thể là điểm cộng giúp bạn nổi trội hơn ứng viên khác. 

>> Xem thêm: Văn hóa công ty không phù hợp? Người chuyên nghiệp nên làm gì?

“Tôi thích công ty này” và không giải thích gì thêm

Đừng bao giờ trả lời như thế vì nó khiến người đối diện cảm thấy bạn nói suông. Hãy giải thích rõ câu nói trên bằng việc phân tích những khía cạnh nổi trội như: thu nhập ổn định, môi trường tạo điều kiện thăng tiến,… để giúp câu trả lời của bạn không quá nhạt nhòa.

Dù là câu hỏi này hay bất cứ câu hỏi nào, đừng trả lời quá ngắn hay trống không sẽ khiến người đối diện đánh giá bạn không biết cách giao tiếp khéo léo. Đừng để bị đánh giá thấp chỉ vì lỗi này nhé.

Ngay hôm nay hãy tham gia tìm việc làm ngành dược, tuyển dụng java developertuyển dụng graphic designer tại VietnamWorks!

“Tôi giỏi lĩnh vực này lắm”

Thông thường, chúng ta luôn cố làm bản thân nổi bật để thu hút nhà tuyển dụng. Nhưng khoe mẽ quá đà sẽ khiến bạn trở nên lố bịch. Không may bị bóc trần sự thật, bạn sẽ bị đánh giá không trung thực qua thông tin cung cấp. Vì thế, hãy đề cập đến điểm mạnh bản thân vừa phải và kể về tình huống xử lý ở quá khứ để thêm phần chắc chắn cho câu nói của bạn.

“Thông tin cá nhân của tôi được đề cập trong CV”

Nhà tuyển dụng thường yêu cầu ứng viên giới thiệu bản thân dù thông tin đó đã được đề cập sẵn trong CV. Tại sao họ làm thế? Bởi nhà tuyển dụng muốn kiểm tra những gì bạn nói có giống đã viết trong hồ sơ hay không. Thông qua đó, họ cũng đánh giá được khả năng trình bày của bạn. Đây cũng là cơ hội để bạn từ làm nổi bật bản thân mình. Nên khi nhà tuyển dụng muốn “nhường sân” cho bạn thể hiện, đừng nói “Không” với yêu cầu này nhé.

Trên đây là những chia sẻ về 9 điều “cấm” không nên nói khi phỏng vấn. Hy vọng sẽ đem đến nhiều kiến thức bổ ích cho bạn đọc. Chúc các bạn may mắn và sớm tìm được công việc như ý.

Cơ hội việc làm việc làm kế toán kho & việc làm IT Hà Nội cập nhật mới tại đây!

 — HR Insider —

VietnamWorksWebsite tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình ghi, phát và xử lý âm thanh. Định dạng này đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực âm thanh và điện tử, từ ghi âm chuyên nghiệp đến hệ thống âm thanh trong gia đình. Nội dung bài viết ngày hôm nay, hãy cùng VietnamWorks HR Insider khám phá kỹ hơn về công nghệ hiện đại này nhé!

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc, đây còn là một phương tiện giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu suất và tính nhất quán trong quá trình hoạt động. Bằng cách xây dựng và triển khai quy trình Workflow một cách khoa học, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa các hoạt động hàng ngày, tăng khả năng cạnh tranh và giảm thiểu lãng phí tài nguyên.

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến để phát triển bản thân. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu cầu thị là gì, làm thế nào để trở thành người cầu thị và phát triển sự nghiệp từ phẩm chất này.

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành nghề? Vậy thì nghề Photographer chính là lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Nhưng bạn đã hiểu Photographer là gì chưa? Và cần có kỹ năng gì để trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp? Câu trả lời nằm ngay trong bài đọc dưới đây.

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng Prototype không chỉ giúp nhà phát triển tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí mà còn nâng cao được chất lượng sản phẩm. Để hiểu rõ hơn về Prototype, mời các bạn cùng tham khảo thêm bài viết dưới đây của VietnamWorks HR Insider nhé!

Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình ghi, phát và xử lý âm thanh. Định dạng này đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực âm thanh và điện tử, từ ghi âm chuyên nghiệp đến hệ thống âm thanh trong gia đình. Nội dung bài viết ngày hôm nay, hãy cùng VietnamWorks HR Insider khám phá kỹ hơn về công nghệ hiện đại này nhé!

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc, đây còn là một phương tiện giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu suất và tính nhất quán trong quá trình hoạt động. Bằng cách xây dựng và triển khai quy trình Workflow một cách khoa học, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa các hoạt động hàng ngày, tăng khả năng cạnh tranh và giảm thiểu lãng phí tài nguyên.

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến để phát triển bản thân. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu cầu thị là gì, làm thế nào để trở thành người cầu thị và phát triển sự nghiệp từ phẩm chất này.

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành nghề? Vậy thì nghề Photographer chính là lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Nhưng bạn đã hiểu Photographer là gì chưa? Và cần có kỹ năng gì để trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp? Câu trả lời nằm ngay trong bài đọc dưới đây.

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng Prototype không chỉ giúp nhà phát triển tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí mà còn nâng cao được chất lượng sản phẩm. Để hiểu rõ hơn về Prototype, mời các bạn cùng tham khảo thêm bài viết dưới đây của VietnamWorks HR Insider nhé!

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers