adsads
Untitled design 1
Lượt Xem 4 K

Nguyên tắc

1. Nắm bắt suy nghĩ của đối phương

Khi có mong muốn được đàm phán mức lương mà nhà tuyển dụng đưa ra, việc đầu tiên bạn cần làm là đặt câu hỏi để dò xét liệu bạn có thể đàm phán về mức lương này. Những câu hỏi như:

  • “Mình có thể trao đổi thêm về mức lương này được không?” 
  • “Ngoài mức lương ra, chúng ta có thể đề cập các khía cạnh phúc lợi khác được không?” 

Thoạt đầu có thể hơi dư thừa, tuy nhiên đây là cách an toàn, tinh tế để thể hiện sự thận trọng của bạn trong các vấn đề này.

Hơn thế nữa, yếu tố cảm tình là vô cũng quan trọng. Đừng quên trang bị cho mình những cách thức để nhận định được liệu nhà tuyển dụng đã có cảm tình tốt với ứng viên là mình hay không. Việc nắm bắt được rằng mình đã nằm trong danh sách những ứng viên có thể được chọn sẽ giúp việc đàm phán diễn ra suôn sẻ hơn.

2. Xác định sẽ có ý kiến trái chiều

Trong đàm phán lương, trách nhiệm của nhà tuyển dụng là đưa ra mức thù lao thích hợp với giá trị và những tiềm năng bạn sẽ mang lại cho công ty. Vì vậy, họ sẽ đưa ra những câu hỏi mang tính thử thách để đo lường mức độ xứng đáng của bạn. Hãy chuẩn bị tinh thần sẽ có những câu hỏi khó như: 

  • “Với kinh nghiệm chưa đầy X năm trong lĩnh vực ABC, vì sao bạn cho rằng mình xứng đáng với mức lương này?” 
  • “Chúng tôi có phải là công ty duy nhất bạn ứng tuyển?” 
  • “Nếu chúng tôi chỉ có ngân sách là XXX cho vị trí của bạn, bạn thấy sao?” 

Lời khuyên cho bạn trước những câu hỏi này là “hãy thành thật!” Một khi “rào trước đón sau,” bạn có thể gián tiếp làm nhà tuyển dụng và bản thân mình không còn thoải mái trong việc thỏa thuận, thậm chí còn có thể để lộ điểm yếu của mình. Sự tin tưởng lẫn nhau qua đó cũng có thể bị lung lay. 

“Deal lương và benefits” trong phỏng vấn: 5 bước chuẩn bị và 10 nguyên tắc đàm phán hiệu quả (phần 2)

Luôn có những ý kiến trái chiều trong buổi phỏng vấn

3. Ý định của câu hỏi quan trọng hơn nghĩa đen của nó

Đừng nóng vội đưa ra kết luận như việc nhà tuyển dụng hỏi các câu hỏi hóc búa đồng nghĩa với việc anh ấy hay chị ấy muốn “làm khó” bạn hay tệ hơn là muốn hạ mức lương thỏa thuận xuống. Ý định của câu hỏi như “liệu bạn đang có các offer khác?” nhằm muốn hiểu được bạn đang đi tìm điều gì và liệu công ty có khả năng “mất bạn” nếu không nhanh chóng đưa ra quyết định hay không. Vì vậy, trước khi hiểu rõ được ý định của câu hỏi, hãy cân nhắc trao đổi thêm với nhà tuyển dụng để nắm bắt chính xác mục đích của câu hỏi nhé.

4. Có cái nhìn tổng thể 

Mức lương tuy quan trọng nhưng không phải là tất cả. Hãy đến với buổi đàm phán với một khoản lương mà bạn có thể chấp nhận thay vì duy nhất một con số. Những yếu tố như giờ làm việc, văn hóa công ty, cơ hội phát triển cũng quan trọng không kém. Ngoài mức lương, có những phúc lợi khác mà chính sách của một công ty tốt sẽ chú trọng phát triển để giữ nhân viên như gói bảo hiểm, ngày phép, chính sách đào tạo và phát triển, chính sách công nhận, khen thưởng,… Vì vậy, khi quyết định đàm phán, bạn nên đàm phán nhiều yếu tố cùng một lúc, thay vì khía cạnh phúc lợi này rồi mới đến khía cạnh phúc lợi khác. 

5. Đàm phán là để đôi bên cùng có lợi

Không nên đến với buổi đàm phán lương trong tâm thế “phải thắng.” Đây là quan niệm mà nhà tuyển dụng, những người có kinh nghiệm, sẽ nhận thấy và không đánh giá cao. Vì khi đi tìm đồng nghiệp, họ sẽ cần những ứng viên biết lắng nghe và chia sẻ đối với những khó khăn hiện hữu của công ty. Càng nắm bắt tốt điểm mạnh và điểm yếu của đôi bên, bạn sẽ càng có những đề nghị hợp tình, hợp lý. Điều này không những giúp việc đàm phán trở nên hiệu quả, mà còn đảm bảo quá trình đồng hành cùng công ty của bạn được bền vững.

“Deal lương và benefits” trong phỏng vấn: 5 bước chuẩn bị và 10 nguyên tắc đàm phán hiệu quả (phần 2)

Đàm phán để đưa ra quyết định có lợi cho cả hai bên

 

Tinh thần

1. Hãy tự tin

Việc đưa ra những quan điểm và lập luận với sự tự tin trong lúc đàm phán sẽ làm tăng “trọng lượng” của các lập luận này. Bạn càng tự tin truyền đạt, nhà tuyển dụng sẽ càng tự tin trong việc lắng nghe ý kiến của bạn. Hãy nhớ rằng bạn đang chia sẻ cụ thể năng lực và kinh nghiệm của bạn sẽ có đóng góp quan trọng như thế nào cho tổ chức.

2. Biết trân trọng

Hãy giữ cho mình niềm tin và thái độ tích cực về cơ hội được trao đổi với nhà tuyển dụng. Dù kết quả ra sao, bạn đã có may mắn được trải nghiệm và học hỏi được cách mà các nhà tuyển dụng tư duy. Vì vậy, hãy luôn tinh tế thể hiện rằng bạn trân trọng và biết ơn trước cơ hội được gặp gỡ, trao đổi.

3. Kiên trì và bình tĩnh

Trong lúc đàm phán, nhà tuyển dụng cũng sẽ đưa ra các lập luận và quan điểm của họ. Hãy lắng nghe thận trọng và chọn cho mình những thời điểm thích hợp để phản biện. Đứng trước một lời đề nghị, đừng cảm thấy áp lực phải phản hồi ngay, nếu thực sự cảm thấy cần thời gian để suy nghĩ, bạn hãy bình tĩnh xin họ đôi phút để có thể cân nhắc được nhiều khía cạnh bạn nhé.

“Deal lương và benefits” trong phỏng vấn: 5 bước chuẩn bị và 10 nguyên tắc đàm phán hiệu quả (phần 2)

Bình tĩnh phản biện vào những thời điểm thích hợp

4. Tránh đưa ra các đề nghị một chiều

Những câu nói mang tính được và mất như “nếu anh không làm điều này, thì tôi sẽ không…” Những cách nói như vậy e là sẽ giống “tối hậu thư”. Đôi khi, không cố tình nhưng chúng ta vẫn làm vậy để cố gắng thể hiện và giành cho mình lợi thế. Những lúc khác, vô thức chúng ta vẫn có biểu hiện tương tự nhất là khi thấy thất vọng vì quá trình đàm phán đang dần đi sai hướng. Hoặc cũng có thể chính nhà tuyển dụng đưa ra những câu nói như vậy. Việc bạn nên làm đơn giản là phớt lờ nó. Đến một lúc nào đó, nhà tuyển dụng cũng ít nhiều nhận ra rằng cách nói như vậy không hay, và có thể phá vỡ cơ hội hợp tác tiềm năng.

5. Sẵn sàng từ bỏ khi cần

Trong trường hợp nhà tuyển dụng vẫn không thể đáp ứng được yêu cầu về lương tối thiểu của bạn hay đưa ra các lợi ích đền bù khiến bạn cảm thấy xứng đáng, hãy tự suy xét xem vị trí ứng tuyển này có đủ làm bạn thỏa hiệp không. Nếu các yếu tố như trách nhiệm sắp tới sẽ vừa sức bạn, công ty thì gần nhà hoặc có sự linh hoạt về giờ giấc, hãy cân nhắc chấp nhận mức lương thấp hơn. Tuy nhiên, nếu các yếu tố trên cũng không đủ thuyết phục, đừng do dự mà hãy sẵn sàng tìm kiếm cơ hội ở nơi khác.

Dù trong điều kiện, hoàn cảnh nào, bạn hãy nhớ việc lập ra cho mình kế hoạch đàm phán và sự chuẩn bị trước là vô cùng quan trọng. Thêm vào đó, việc cân bằng giữa nguyên tắc và tính linh hoạt trong đàm phán là cả một kỹ năng cần tập luyện. Hy vọng với 5 bước chuẩn bị và 10 lưu ý trong đàm phán phúc lợi, bạn sẽ sớm tìm cho mình các mức đãi ngộ xứng đáng, góp phần vào thành công trong sự nghiệp và cơ hội thăng tiến của bạn.

Đàm phán lương bổng là bước cuối cùng của quá trình thể hiện mình và thành công trong phỏng vấn tìm việc. Trước đó là một hành trình dài để bạn chứng tỏ bản thân, năng lực và trở thành ứng viên nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng. Hiểu được những thách thức đó, khoá học Online “English For Job Interview” được ra đời để giúp những ứng viên có thể tự tin ghi điểm trong buổi phỏng vấn bằng tiếng Anh. Được thiết kế theo trình tự của buổi phỏng vấn điển hình: (1) Chào hỏi xã giao và Giới thiệu bản thân (Small talk & Introduce Yourself) (2) Kinh nghiệm đã có (Previous Experience) (3) Câu hỏi hành vi (Behavioral questions) (4) Nhược điểm của bạn (Shortcoming) (5) Câu hỏi thử thách (Challenging Questions) (6) Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng (Questions time) (7) Đàm phán về mức đãi ngộ (Compensation and Benefits Negotiation) (8) Hậu phỏng vấn (Post interview) Khóa học giúp học viên xử lý các vấn đề căng não nhất của buổi phỏng vấn bằng tiếng Anh. Đồng thời, để ứng viên hình dung được mọi tình huống có thể xảy ra trong buổi phỏng vấn và cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp để ứng phó, khóa học còn có các mẫu hội thoại giữa một ứng viên với thể hiện ấn tượng trong buổi phỏng vấn trước một nhà tuyển dụng là người nước ngoài. Tham khảo ngay khóa học: Tại đây

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn nữa còn phải chủ động thích ứng với hoàn cảnh. Thay vì để môi trường toxic ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và hiệu suất công việc, hãy chú trọng đến những điều bạn học được từ môi trường làm việc thiếu công bằng. Đặc biệt, học từ nghịch cảnh và nỗ lực vượt lên nghịch cảnh giúp bạn mạnh hơn và phát triển bản thân toàn diện hơn.

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn Tết. Là người tiêu dùng thông minh, làm sao để vừa chi tiêu sắm sửa Tết chu toàn vừa không “vung tay quá trán” khiến bản thân rơi vào “bẫy nợ” đầu năm? Học ngay nghệ thuật “làm chủ” thẻ tín dụng giúp chi tiêu hợp lý mùa Tết từ VietnamWorks trong bài viết dưới đây bạn nhé!

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ AI sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cách chúng ta làm việc. Những câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào để bạn, một người đi làm, có thể tận dụng sức mạnh của AI để không chỉ theo kịp mà còn vươn lên trong sự nghiệp?

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng giao những dự án lớn, trong khi bạn mãi chỉ nhận những việc lặp đi lặp lại? Không phải do họ giỏi hơn bạn, mà có thể họ đã biết cách khiến sếp nhìn thấy giá trị đặc biệt của mình. Trở thành “ngôi sao” trong mắt sếp không phải là một phép màu, mà là cả một quá trình xây dựng từ sự tinh tế, khéo léo và nỗ lực thật sự.

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn nữa còn phải chủ động thích ứng với hoàn cảnh. Thay vì để môi trường toxic ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và hiệu suất công việc, hãy chú trọng đến những điều bạn học được từ môi trường làm việc thiếu công bằng. Đặc biệt, học từ nghịch cảnh và nỗ lực vượt lên nghịch cảnh giúp bạn mạnh hơn và phát triển bản thân toàn diện hơn.

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn Tết. Là người tiêu dùng thông minh, làm sao để vừa chi tiêu sắm sửa Tết chu toàn vừa không “vung tay quá trán” khiến bản thân rơi vào “bẫy nợ” đầu năm? Học ngay nghệ thuật “làm chủ” thẻ tín dụng giúp chi tiêu hợp lý mùa Tết từ VietnamWorks trong bài viết dưới đây bạn nhé!

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ AI sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cách chúng ta làm việc. Những câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào để bạn, một người đi làm, có thể tận dụng sức mạnh của AI để không chỉ theo kịp mà còn vươn lên trong sự nghiệp?

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng giao những dự án lớn, trong khi bạn mãi chỉ nhận những việc lặp đi lặp lại? Không phải do họ giỏi hơn bạn, mà có thể họ đã biết cách khiến sếp nhìn thấy giá trị đặc biệt của mình. Trở thành “ngôi sao” trong mắt sếp không phải là một phép màu, mà là cả một quá trình xây dựng từ sự tinh tế, khéo léo và nỗ lực thật sự.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers