adsads
Lượt Xem 2 K

Giữ bình tĩnh và chuyên nghiệp

Trong một vài tình huống, bạn có thể thấy mình bị trả lương thấp khi nhận ra rằng đồng nghiệp của bạn có mức lương cao hơn, mặc dù cả hai có cùng chung khối lượng công việc, cũng như có kinh nghiệm và kỹ năng tương đương. 

Tuy nhiên, trước khi suy xét đến việc tăng lương thì bạn cần ngăn chặn mọi cảm xúc ghen tị, tức giận hoặc bất an tác động đến mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp và với sếp. Cảm xúc này là hoàn toàn bình thường, nhưng sẽ rất thiếu chuyên nghiệp nếu bạn mang các chủ đề liên quan đến so sánh lương vào các cuộc trò chuyện tại nơi làm việc. Do đó, để hạn chế các tình huống không may muốn xảy ra, bạn hãy giữ bình tĩnh và sự chuyên nghiệp cần có và tiếp tục tiến hành các bước sau.

Đánh giá lại hiệu suất của bản thân

Trước khi vội trách bản thân, hoặc tìm cấp trên để “chất vấn” thì bạn hãy dành thời gian để thực sự suy ngẫm về hiệu suất làm việc của chính bản thân. Bạn có thể tự hỏi bản thân một vài câu hỏi sau để đưa ra đánh giá đúng đắn: Có điều gì đồng nghiệp của bạn đóng góp cho công ty mà bạn không đóng góp không? Có kỹ năng hoặc kinh nghiệm nào trong công việc mà bạn còn thiếu không?

Ngoài ra, hiệu suất làm việc chưa chắc đã phản ánh hoàn toàn mức lương của bạn. Bạn còn cần xem xét thêm về thái độ làm việc và các tác phong tại nơi công sở. Ví dụ, bạn có thể cảm thấy việc đi trễ 10 – 15 phút mỗi ngày có vẻ không phải là vấn đề lớn trong quá trình làm việc, nhưng về lâu dài, tổng thời gian bạn đi trễ sẽ luôn tăng lên và chắc chắn cấp trên không thể hài lòng với điều này. Do đó, bạn cần thực sự xem xét những “điểm mù” trong công việc mà mình vốn không để ý. 

Nghiên cứu thêm thông tin

Một cách khác để bạn xác định tính chính xác của việc mình có đang bị “underpaid” hay không đó chính là khảo sát mức lương trung bình cho vị trí công việc của bạn trên thị trường. Rachel Bitte, người sáng lập kiêm chuyên gia điều hành tại RB Consulting, cho biết: “Bước đầu tiên là tìm ra giá trị của bạn bằng cách nắm được mức lương trung bình của những người cùng vai trò với bạn. Tham gia bất kỳ buổi đàm phán lương nào mà không có thông tin chính xác, bạn sẽ có nguy cơ cao làm hỏng toàn bộ quá trình”. 

Bạn hoàn toàn có thể nghiên cứu về mức lương trung bình thông qua nhiều nền tảng như LinkedIn, Facebook hoặc báo cáo của các đơn vị tuyển dụng như VietnamWorks. Các báo cáo sẽ cho bạn biết con số ước tính về mức lương phổ biến trên thị trường hiện nay. Nhờ đó, bạn có thể chuẩn bị tốt hơn với những lập luận chắc chắn khi deal lương lần nữa với cấp trên. 

Không chỉ dừng ở việc nghiên cứu về mức lương trên thị trường, để có thể thương thảo thành công, bạn cũng phải xác định lý do tại sao bạn xứng đáng được trả một mức lương cao hơn. Càng có nhiều minh chứng về thành tựu hoặc các kết quả tích cực bạn đem lại cho công ty, cơ hội đàm phán thành công của bạn lại càng cao hơn. 

Nhấn mạnh mong muốn phát triển cùng công ty

Trong trường hợp bạn rất muốn gắn bó cùng công ty, nhưng lại cảm thấy mình bị trả lương thấp thì cũng đừng xem buổi đàm phán lương như một bản “tối hậu thư”. Thay vào đó, hãy giải thích rằng bạn vẫn muốn phát triển cùng với công ty trong thời gian tới. 

Hãy coi mức lương mong muốn của bạn là mục tiêu, sau đó hỏi sếp xem rằng bạn có thể làm gì để đạt được mục tiêu đó? Điều này giúp tạo ra một cuộc trò chuyện có lợi cho cả bạn và cấp trên của bạn, khi cả hai đều được trao quyền đàm phán nhằm thống nhất được mức lương mong muốn. 

Cân nhắc tìm kiếm ở nơi khác là quyết định cuối cùng

Nếu bạn cảm thấy mình bị trả lương thấp, nhưng khả năng cân bằng giữa công việc và cuộc sống không tốt, văn hoá công ty không phù hợp mà lại thiếu cơ hội phát triển thì đây có thể là dấu hiệu để bạn cân nhắc tìm kiếm nơi khác. 

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng khuyên rằng bạn không nên nghỉ việc ngay khi phát hiện ra vấn đề. Nếu bạn để cảm xúc lấn át và vội vàng nghỉ việc, bạn có thể “nhảy” vào thị trường làm việc chỉ để nhận ra rằng mức lương ở nơi khác cũng không cao hơn bao nhiêu. Do đó, hãy dành thêm vài tháng để theo dõi và ghi lại những đóng góp của bạn cho công ty kể từ lần thương thảo cuối cùng. Tuy nhiên, nếu người quản lý của bạn vẫn không muốn tăng lương cho bạn sau nhiều lần thảo luận, thì có lẽ đã đến lúc bạn nên bắt đầu tìm kiếm một công việc mới.

Nhìn chung thì việc bị trả lương thấp hơn so với năng lực là một tình huống không mong muốn với bất kỳ người lao động nào. Thế nhưng bạn vẫn hoàn toàn có thể thay đổi điều đó bằng cách đánh giá lại giá trị của mình, chia sẻ thẳng thắn với cấp trên, hoặc ra đi để tìm kiếm những cơ hội mới. Quan trọng nhất là bạn hãy luôn tự tin vào khả năng của mình và đừng ngần ngại đứng lên đòi hỏi những gì bản thân mình xứng đáng. Chúc bạn sẽ luôn gặt hái những thành tựu tốt đẹp và được công nhận những đóng góp giá trị của mình. Hãy theo dõi VietnamWorks và HR Insider để cập nhật thêm nhiều tin tức bổ ích khác nhé!

Nắm bắt ngay các tin tức vị trí công việc tuyển dụng có đãi ngộ hấp dẫn ngay dưới đây:

Xem thêm: Những kiểu đồng nghiệp là diễn viên giỏi trong vở kịch năng suất

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Trong thế giới người trưởng thành, không hề có hai chữ dễ dàng.

Trong hành trình trưởng thành, mỗi người đều phải đối mặt với vô vàn thách thức và khó khăn, thế giới của người trưởng thành không giống như những ngày tháng thơ ấu vô lo vô nghĩ, mà là một cuộc chiến đầy cam go, nơi mọi quyết định đều có thể ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của chính mình. Từ việc tìm kiếm công việc, quản lý tài chính đến xây dựng mối quan hệ, mọi thứ đều đòi hỏi sự nỗ lực và hy sinh. 

Chuyện tăng lương: Chờ cấp trên "lên tiếng" hay tự thân vận động

Chuyện tăng lương và đàm phán lương luôn là một chủ đề nhạy cảm và phức tạp nơi chốn công sở. Có nhiều người chọn cách ngồi chờ sếp "lên tiếng" mà không nhận ra rằng cơ hội thăng tiến có thể bị “lỡ” nếu chỉ mãi im lặng. 

Chọn giữ ghế: Khi "ma cũ" ngầm chống lại sự đổi mới từ "ma mới"

Sợ bị “soán ngôi” chiếc ghế của mình và muốn thị uy quyền lực nên nhiều “ma cũ” luôn tìm cách chống lại sự đổi mới từ “ma mới”. Nếu bạn chẳng may rơi vào hoàn cảnh trở thành nạn nhân của thói bắt nạt và chèn ép chốn công sở này, học ngay cách đối phó hiệu quả trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Giải toả áp lực bằng thiền, trào lưu mới giúp dân văn phòng chữa lành sau nhiều trận "bão lòng"

Sau trào lưu “du lịch để chữa lành”, dân văn phòng lại rầm rộ tìm đến trào lưu “thiền định để chữa lành”. Thiền không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng mà còn xoa dịu nỗi đau tinh thần hiệu quả. Cùng VietnamWorks khám phá sâu hơn về trào lưu thú vị và hữu ích này bạn nhé!

Mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” của dân công sở

“Nói trước quên sau” là tật xấu gây ra nhiều tình huống dở khóc dở cười cho dân công sở. Nếu chứng bệnh hay quên này kéo dài với tần suất khá thường xuyên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến công việc lẫn cuộc sống của bạn. VietnamWorks sẽ mách bạn mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” trong bài viết dưới đây.

Bài Viết Liên Quan

Trong thế giới người trưởng thành, không hề có hai chữ dễ dàng.

Trong hành trình trưởng thành, mỗi người đều phải đối mặt với vô vàn thách thức và khó khăn, thế giới của người trưởng thành không giống như những ngày tháng thơ ấu vô lo vô nghĩ, mà là một cuộc chiến đầy cam go, nơi mọi quyết định đều có thể ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của chính mình. Từ việc tìm kiếm công việc, quản lý tài chính đến xây dựng mối quan hệ, mọi thứ đều đòi hỏi sự nỗ lực và hy sinh. 

Chuyện tăng lương: Chờ cấp trên "lên tiếng" hay tự thân vận động

Chuyện tăng lương và đàm phán lương luôn là một chủ đề nhạy cảm và phức tạp nơi chốn công sở. Có nhiều người chọn cách ngồi chờ sếp "lên tiếng" mà không nhận ra rằng cơ hội thăng tiến có thể bị “lỡ” nếu chỉ mãi im lặng. 

Chọn giữ ghế: Khi "ma cũ" ngầm chống lại sự đổi mới từ "ma mới"

Sợ bị “soán ngôi” chiếc ghế của mình và muốn thị uy quyền lực nên nhiều “ma cũ” luôn tìm cách chống lại sự đổi mới từ “ma mới”. Nếu bạn chẳng may rơi vào hoàn cảnh trở thành nạn nhân của thói bắt nạt và chèn ép chốn công sở này, học ngay cách đối phó hiệu quả trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Giải toả áp lực bằng thiền, trào lưu mới giúp dân văn phòng chữa lành sau nhiều trận "bão lòng"

Sau trào lưu “du lịch để chữa lành”, dân văn phòng lại rầm rộ tìm đến trào lưu “thiền định để chữa lành”. Thiền không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng mà còn xoa dịu nỗi đau tinh thần hiệu quả. Cùng VietnamWorks khám phá sâu hơn về trào lưu thú vị và hữu ích này bạn nhé!

Mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” của dân công sở

“Nói trước quên sau” là tật xấu gây ra nhiều tình huống dở khóc dở cười cho dân công sở. Nếu chứng bệnh hay quên này kéo dài với tần suất khá thường xuyên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến công việc lẫn cuộc sống của bạn. VietnamWorks sẽ mách bạn mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” trong bài viết dưới đây.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers