• .
adsads
4 1200x900
Lượt Xem 8 K

Theo bạn, mức lương của một vị trí/ nhân sự sẽ dựa vào đâu để quyết định? Năng lực hay tình hình thị trường lao động? Bởi sau khủng hoảng do đại dịch COVID – 19 gần đây, rất nhiều bạn trẻ cho rằng tìm việc sẽ rất khó thương lượng được một mức lương hợp lý, thậm chí còn bị ép lương. Nhưng thực tế, nhiều bạn vẫn thương thuyết và đạt được mức lương vượt ngưỡng, dù là trong thời điểm dịch hoành hành nhất?

Và dưới đây sẽ là một vài điểm mà HR Insider muốn khuyên bạn trong buổi thương lượng lương, được rút ra từ kinh nghiệm của Josh Doody – tác giả cuốn sách “Đàm phán lương không sợ hãi”. 

 

Tình huống 1: NGỤY TRANG 

Bạn sẽ làm thế nào nếu đang trong cuộc phỏng vấn là bỗng nhiên được hỏi ngay về mức lương? Doody giải thích rằng đó là một chiến thuật đàm phán lương của nhà tuyển dụng dưới hình thức “ngụy trang”. 

Kịch bản đề xuất

Nhà tuyển dụng: Mức lương hiện tại của bạn là bao nhiêu? 

Kịch bản: Tôi chưa thực sự sẵn sàng và thoải mái khi chia sẻ vấn đề đó ngay lúc này. Tôi đang muốn tập trung vào việc chúng ta cùng trao đổi tôi sẽ mang đến những giá trị gì cho công ty và ngược lại chứ không phải là tôi sẽ được trả bao nhiêu cho công việc của mình ở nơi làm việc cũ. 

Nhà tuyển dụng: Mức lương mong đợi của bạn là bao nhiêu? 

Kịch bản: Tôi mong muốn mức lương sắp tới của mình sẽ là một sự thay đổi quan trọng, thể hiện được trách nhiệm lớn của mình trong công việc 

Doody chỉ ra rằng chia sẻ ngay về mức lương hiện tại và mong muốn sẽ không mang đến thuận lợi cho bạn ngay trong buổi đầu cuộc phỏng vấn. Bởi lẽ ngay cả khi họ đã có sự thỏa thuận với bạn một cách dễ dàng về lương thì họ vẫn sẽ tiếp tục phỏng vấn bạn chứ không ngừng lại. 

Hãy hết sức cẩn trọng khi các nhà tuyển dụng nói rằng lương của bạn đã được họ sàng lọc cẩn thận trước khi đề xuất. Có nhiều trường hợp công ty thực sự có thể trả cho bạn 20 triệu/ tháng. Nhưng việc tiết lộ mức lương hiện tại và mong muốn quá sớm, cộng với việc chính bản thân bạn không tự tin và nghĩ rằng họ chỉ có thể trả cho mình 15 triệu/tháng. Vậy thì người thiệt chính là bạn. 

Nhưng ngược lại, cũng có trường hợp bạn đẩy giá trị của bản thân lên quá cao dẫn đến việc lương mong muốn của bạn vượt ngân sách và khung lương của công ty. Vậy thì họ sẽ loại bạn để tìm một ứng viên phù hợp có mức lương đề xuất hợp lý hơn. 

Vì thế lời khuyên dành cho bạn chính là đừng vội vàng thương lượng mức lương quá sớm ngay đầu buổi phỏng vấn, dù cho có được nhà tuyển dụng đặt câu hỏi trực tiếp về vấn đề này. Hãy trao đổi sâu về công việc, các giá trị, quyền lợi và dùng khả năng phán đoán của bạn về mức độ hài lòng cũng như khung lương đã được công ty gợi ý để đề xuất một mức lương có lợi cho bạn nhưng cần hợp lý. 

 

Tình huống 2: TRUNG LẬP

Trong tình huống này, tác giả cuốn “Đàm phán không sợ hãi” khuyên bạn rằng: Thương lượng lương cần xem xét và tính toán đến 4 yếu tố căn bản nhất: Mức lương cơ bản – Mức lương tối thiểu có thể chấp nhận được – Mức tối thiểu mà công ty có thể trả – Mức tối thiểu mà bạn có thể chấp nhận được nếu làm công việc ấy tại công ty. 

Kịch bản đề xuất

Nhà tuyển dụng: “Công ty A đề xuất tôi mức lương là 24 triệu đồng và tôi sẽ cảm thấy vui hơn nếu mức lương là 30 triệu đồng. Mức lương này không chỉ phản ánh năng lực còn mà là sự tin tưởng và kỳ vọng của công ty về tôi khi đảm nhận công việc này”. 

Hoặc bạn có thể đưa ra một đề nghị cạnh tranh: 

Nhà tuyển dụng: “Cảm ơn về lời đề xuất của Quý công ty. Như đã có trao đổi, tôi cũng đang trong quá trình thương lượng việc làm với 1 vài công ty khác. Tôi luôn sẵn sàng chấp nhận cống hiến tại công ty nếu chúng ta đạt đến mức thỏa thuận là … triệu đồng/ tháng”.

Và Doody khuyên rằng bạn nên áp dụng hình thức này bằng cách viết email hơn.

Bên cạnh lương, bạn cũng cần phải cân nhắc thêm các yếu tố khác trong quá trình thương lượng mức lương của mình, chẳng hạn như: thêm thời gian nghỉ, thời gian làm việc tại nhà, thưởng và các khoản phúc lợi. 

 

Tình huống 3: NÂNG CAO GIÁ TRỊ

Bạn vẫn đang làm việc cho công ty và mong muốn được tăng lương. Một trong những lý do bạn không thỏa thuận mức lương công ty trả cho bạn là vì bạn cho rằng mức lương đó chỉ phù hợp với bạn của quá khứ. Trong thời điểm hiện tại, bạn đã nâng cao giá trị của mình. 

Trong trường hợp này, Doody khuyên bạn nên gửi email để được trao đổi trực tiếp trong buổi gặp gỡ tiếp theo. Và bạn cần có một kế hoạch cụ thể. 

Kịch bản đề xuất

Tính đến nay, tôi đã gia nhập và làm việc như một Nhân viên Marketing (ví dụ) được 2 năm. Tôi rất trân trọng khoảng thời gian này, đồng thời trân trọng những gì tôi đã nhận được từ công việc này. 

Thời gian gần đây, tôi đã nghiên cứu khá nhiều về tính chất cũng như thu nhập cho vị trí của mình. Dường như mức lương của tôi đang nằm ở khung trung bình. Vì thế, tôi viết email này với mong muốn có thể được trao đổi để xem xét lại về việc nâng lương”. 

Trước đó, hãy kể thêm về những đóng góp và thể hiện được giá trị của bạn cho phòng ban, công ty. 

Khi có được buổi gặp gỡ, bạn hãy ngồi lại cùng quản lý của mình để vạch ra một kế hoạch phát triển nếu bạn được hỗ trợ thêm về lương. Nên nhớ rằng, bạn phải chứng minh được năng lực và giá trị của mình trước khi yêu cầu công ty tăng lương cho mình. 

— HR Insider —
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình ghi, phát và xử lý âm thanh. Định dạng này...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc, đây còn là một phương tiện giúp doanh nghiệp tăng...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến để...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành nghề? Vậy thì nghề Photographer chính là lựa chọn phù...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng Prototype không chỉ giúp nhà phát triển tiết kiệm tối...

Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc,...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers