adsads
Shutterstock 2125009730 1
Lượt Xem 100 K

1. Thật ra là

Trong giao tiếp, chúng ta cần truyền đạt thông tin một cách tự tin và chắc chắn. Điều này giúp thu hút người nghe và bạn chính là người “cầm cương” cho cuộc trò chuyện. Thế nên, hãy loại bỏ ngay cụm từ “ Thật ra là” ngay khỏi từ điển giao tiếp của bạn. Bởi cụm từ này mang tính chất kéo dài thời gian. Ngoài ra, khi dùng cụm từ này sẽ khiến cho người nghe cảm thấy mơ hồ thông tin bạn đưa ra trước đó. Nhất là trong phỏng vấn, ứng viên dùng cụm từ này sẽ khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy bạn thiếu trung thực trong những thông tin vừa nêu ra. Đọc đến đây, nếu bạn vẫn hay dùng “ cụm từ cấm” này hãy dừng việc sử dụng chúng ngay nhé.   

2. Chỉ là

Khi nói chuyện, chắc hẳn không ít lần chúng ta vẫn hay sử dụng cụm từ “chỉ là” một cách vô thức. Nhưng cách dùng chữ này lại khiến câu nói của bạn giảm bớt độ quan trọng, những thông tin đưa ra chỉ mang tính chất vòng vo, cụ thể như:

Khi bạn nói câu : “ Chỉ là tôi thấy công việc này quan trọng nên xử lý trước”. Người đối diện khi nhận được câu nói này sẽ cảm thấy công việc của bạn không quá quá trọng. Câu nói thiếu tự tin và dứt khoát làm mất uy tín và thể hiện sự thiếu tự tin trong giao tiếp của bạn. Thay vì thế, bạn có thể nói: “ Công việc này quan trọng tôi cần xử lý trước” sẽ tăng độ nhấn mạnh cho câu nói. 

Một thay đổi nhỏ trong cách dùng từ vừa giúp câu nói lưu loát và trở nên có uy lực hơn. Thế nên, đừng biến bạn trở thành kẻ yếu thế chỉ vì dùng sai cụm từ nhé. 

3. Giá như

Mọi sự việc trên đời đều không hoàn hảo. Chính vì thế, việc vướng phải những quyết định sai lầm là điều khó tránh khỏi. Nhưng chúng ta sống để tiến về phía trước, không phải cứ mãi đắm chìm trong quá khứ. Những sai sót xảy ra sẽ là bài học quý giá giúp bạn trau dồi kỹ năng tốt hơn. Thế nên, đừng bao giờ thốt lên “ giá như…” bởi thời gian sẽ không quay ngược lại để bạn sửa chữa lỗi lầm. Đây là một cụm từ vô nghĩa vì chúng ta thừa biết thực tế không thể được như vậy. Thay vì nói “giá như” sẽ khiến tâm trạng trở nên tệ hơn, chúng ta nên tìm giải pháp khắc phục lỗi lầm nhanh chóng sẽ thiết thực hơn. 

4. Xin lỗi

Trong cuộc sống hay công việc, khi mắc sai lầm xin lỗi là điều cần thiết thực hiện. Nhưng đừng sử dụng cụm từ này một cách vô tội vạ và nhận hết trách nhiệm về mình khi không cần thiết. Trong trường hợp, đồng nghiệp rủ bạn tham gia tụ họp vào cuối tuần. Nếu không thể đi cùng, bạn có thể nói “ Hôm nay, tôi có việc bận rồi. Sang tuần tới nếu có đi chơi, tôi sẽ đi cùng”. Tuyệt đối, bạn đừng nói xin lỗi trong trường hợp này. Bởi đây là tụ họp cá nhân. Nếu có thể tham gia để gắn kết tình đồng nghiệp càng tốt; ngược lại, bạn cũng không có lỗi gì để xin lỗi ai cả.

Kỹ năng ăn nói “Vạn người thương, triệu người mến”

5. Hy vọng là

Trong công việc, hành động luôn thực tế hơn bất kỳ lời hứa hẹn nào. Đừng mong chờ và hy vọng bởi điều này khiến bạn rơi vào tình thế bị động. Thay vì nói “ Tôi hy vọng sẽ nhận được phản hồi từ quý công ty”. Bạn có thể nói “ Tôi sẽ đợi câu trả lời của quý công ty. Nếu hết tuần này chưa nhận được phản hồi, tôi sẽ chủ động liên hệ lại”. Hai câu nói cùng một nội dung nhưng rõ ràng tình thế khác nhau hoàn toàn. Đừng để bản thân rơi vào thế thụ động, đôi khi chủ động làm chủ tình huống giúp bạn ghi điểm bởi sự tự tin trong từng lời nói. 

6. Những từ ngữ thiếu lưu loát

Để câu chuyện được truyền tải một cách thu hút, kỹ năng ăn nói lưu loát là một trong những yếu điểm cần phải rèn luyện. Một trong những từ cấm như “ à , um, ờ” thường được sử dụng khi chúng ta không biết nói điều gì. Những từ này được chèn vào sẽ khiến cuộc giao tiếp bị ngắt quãng. Nếu chỉ giao tiếp với bạn bè, điều này không thành vấn đề. Nhưng bạn đang thuyết trình trước mọi người hay trước sếp thì mang lại sự thiếu chuyên nghiệp và không tự tin khi giao tiếp trước đám đông. 

Để khắc phục điều này, bạn có thể học cách nói chậm vừa phải để có đủ thời gian suy nghĩ câu nói tiếp theo. Ngoài ra, bạn có thể tập tự nói chuyện trước gương hay quay video tự giao tiếp và xem lại để chỉnh sửa lỗi dùm cụm từ của mình. 

Mẹo để rèn luyện kỹ năng giao tiếp

Ngày nay, kỹ năng giao tiếp được đánh giá rất quan trọng nên được đưa vào bộ môn giảng dạy ở các trường học. Bởi kỹ năng này không đơn thuần để giao tiếp trong cuộc sống, nó còn ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công trên con đường sự nghiệp của bạn. Tuy nhiên, không phải ai sinh ra cũng sở hữu khả năng giao tiếp khéo léo. Để trở thành người giỏi ăn nói, bạn nên áp dụng các mẹo nhỏ sau:

  • Kết bạn với những người giao tiếp tốt để học hỏi
  • Tham gia các hoạt động tập thể, giao lưu, kết bạn để tăng khả năng giao tiếp
  • Tự rèn luyện tại nhà thông qua việc quay video và xem lại để chỉnh sửa
  • Tham khảo video hay sách giảng dạy kỹ năng giao tiếp

Từ xưa đến nay, kỹ năng giao tiếp vẫn luôn được đánh giá cao qua mọi thời đại. Để có được lòng người, bạn cần khéo léo trong ăn nói để “thu phục” họ. Ngoài việc loại bỏ những cụm từ thừa, chúng ta cần không ngừng trau dồi kỹ năng này được trau chuốt hơn qua từng ngày. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn tránh được những lỗi cơ bản khi dùng cụm từ “cấm” trong giao tiếp.

>> Xem thêm: Xử lý như thế nào khi bị công ty nợ lương?

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình ghi, phát và xử lý âm thanh. Định dạng này đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực âm thanh và điện tử, từ ghi âm chuyên nghiệp đến hệ thống âm thanh trong gia đình. Nội dung bài viết ngày hôm nay, hãy cùng VietnamWorks HR Insider khám phá kỹ hơn về công nghệ hiện đại này nhé!

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc, đây còn là một phương tiện giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu suất và tính nhất quán trong quá trình hoạt động. Bằng cách xây dựng và triển khai quy trình Workflow một cách khoa học, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa các hoạt động hàng ngày, tăng khả năng cạnh tranh và giảm thiểu lãng phí tài nguyên.

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến để phát triển bản thân. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu cầu thị là gì, làm thế nào để trở thành người cầu thị và phát triển sự nghiệp từ phẩm chất này.

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng Prototype không chỉ giúp nhà phát triển tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí mà còn nâng cao được chất lượng sản phẩm. Để hiểu rõ hơn về Prototype, mời các bạn cùng tham khảo thêm bài viết dưới đây của VietnamWorks HR Insider nhé!

Lòng người khó đoán qua những câu nói thâm thúy

Lòng người khó đoán: Các câu nói thâm thúy hiểu hơn về sếp, đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc, chúng ta không ít lần bắt gặp những câu nói tưởng chừng như vô tình nhưng lại có thể chứa đựng những thông điệp sâu xa. Để bạn nắm bắt được suy nghĩ và động cơ của sếp, đồng nghiệp, dưới đây là những câu nói thâm thuý về “lòng người khó đoán”. Từ đó giúp bạn hiểu sâu, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn trong công việc.

Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình ghi, phát và xử lý âm thanh. Định dạng này đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực âm thanh và điện tử, từ ghi âm chuyên nghiệp đến hệ thống âm thanh trong gia đình. Nội dung bài viết ngày hôm nay, hãy cùng VietnamWorks HR Insider khám phá kỹ hơn về công nghệ hiện đại này nhé!

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc, đây còn là một phương tiện giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu suất và tính nhất quán trong quá trình hoạt động. Bằng cách xây dựng và triển khai quy trình Workflow một cách khoa học, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa các hoạt động hàng ngày, tăng khả năng cạnh tranh và giảm thiểu lãng phí tài nguyên.

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến để phát triển bản thân. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu cầu thị là gì, làm thế nào để trở thành người cầu thị và phát triển sự nghiệp từ phẩm chất này.

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng Prototype không chỉ giúp nhà phát triển tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí mà còn nâng cao được chất lượng sản phẩm. Để hiểu rõ hơn về Prototype, mời các bạn cùng tham khảo thêm bài viết dưới đây của VietnamWorks HR Insider nhé!

Lòng người khó đoán qua những câu nói thâm thúy

Lòng người khó đoán: Các câu nói thâm thúy hiểu hơn về sếp, đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc, chúng ta không ít lần bắt gặp những câu nói tưởng chừng như vô tình nhưng lại có thể chứa đựng những thông điệp sâu xa. Để bạn nắm bắt được suy nghĩ và động cơ của sếp, đồng nghiệp, dưới đây là những câu nói thâm thuý về “lòng người khó đoán”. Từ đó giúp bạn hiểu sâu, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn trong công việc.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers