adsads
shutterstock 1557967295
Lượt Xem 2 K

Có lẽ bạn nên suy nghĩ về việc bạn sẽ thay đổi cách làm của mình như thế nào đối với công việc mới hoặc công việc hiện tại. Sự cầu thị và thái độ của bạn trong công việc là điều vô cùng quan trọng. Trong quá khứ bạn có thực sự làm việc vì đam mê hay chỉ vì khoản lương hàng tháng? Hãy trả lời câu hỏi này, nếu bạn đang làm việc chỉ vì khoản lương hàng tháng hãy tìm một công việc mới và bắt đầu nó ngay sau dịch.

Dưới đây bạn sẽ được tham khảo thêm về những cách làm bản thân mình trở nên yêu thích công việc hơn. Cách đổi mới ý tưởng giúp tăng trưởng doanh số doanh nghiệp của bạn. 

Định vị thương hiệu và khách hàng cốt lõi doanh nghiệp

McGrath, học giả quản lý, tác giả và giáo sư tại Trường Kinh doanh Columbia, đưa ra một số lời khuyên chính: “Định vị thương hiệu hay khách hàng là một vấn đề lớn, đặc biệt nếu doanh nghiệp tạo ra thách thức đối với bản sắc thương hiệu hiện có (sự đổi mới về sản phẩm). 

Khi giám đốc điều hành của PepsiCo, Indra Nooyi, cố gắng thu hút khách hàng đón nhận thực phẩm tốt cho sức khỏe tại PepsiCo, có rất nhiều người không thể hiểu được công việc kinh doanh không liên quan đến thương hiệu hiện có của PepsiCo. Đó vẫn là một thách thức.”

Sử dụng các dữ liệu mà công ty của bạn đã có, bao gồm nhận định khách quan từ những khách hàng trung thành để đề xuất hướng đi xây dựng thêm giá trị hiện tại và làm cho hình ảnh thương hiệu dễ nhận biết hơn. Hãy dành thời gian để đào sâu, khám phá kiến thức để cân nhắc những cách bạn có thể kết hợp. 

Hãy tìm hiểu rõ về doanh nghiệp của bạn trước khi đưa ý tưởng mới cho sếp. Sau khi đã hiểu rõ, tin rằng bạn đã có một ý tưởng mới mẻ và áp dụng hiệu quả.

Hiểu rõ doanh nghiệp bạn đang cung cấp sản phẩm gì?

Bạn sẽ cần phân biệt sản phẩm của mình với các sản phẩm trên thị trường để dễ dàng định giá hơn. 

Ram Charan, thuộc trong bảy hội đồng quản trị của công ty, đã làm việc với các giám đốc điều hành từ nhiều công ty, chẳng hạn như GE, Bank of America và Verizon, và đã nhìn thấy sự phát triển nội bộ. Ông nói “Một cách để kiên trì với niềm tin kiên định là thu thập dữ liệu từ khách hàng. Quan sát hành vi và suy nghĩ của họ, tìm kiếm những gì gây bất tiện cho cuộc sống khách hàng. Từ đó, chúng ta hãy tưởng tượng cách giải pháp phù hợp và “tiện nhất” cho khách hàng, người ta gọi là “đòn tâm lý”. 

Chuẩn bị một danh sách các rào cản xảy ra khi bạn mở rộng ý tưởng và đưa nó ra thị trường. Hãy theo đuổi mục tiêu của bạn không ngừng và kiên trì.” Bằng việc quan sát khách hàng, hãy phát triển những gì họ quan tâm nhất.

Quảng cáo: Cách tiếp cận với khách hàng cốt lõi

Đối với bộ phận phát triển đổi mới nội bộ, sự thăng tiến có thể là một rào cản nghiêm trọng. Bộ phận tiếp thị của công ty có thể có các nguyên tắc thương hiệu nghiêm ngặt sẽ hạn chế khả năng sáng tạo của bạn. 

Lực lượng bán hàng trong công ty sẽ có khuynh hướng bán những gì họ đã biết. Sẽ rất khó để làm cho họ biết về sự đổi mới mà bạn mong muốn, khiến họ quan tâm đến việc giới thiệu với khách hàng những sản phẩm cũ và khuyến khích nhân viên bán nó, vì họ hiểu hơn về sản phẩm đó.

Chính vì vậy để làm tốt hơn, việc quảng cáo những dịch và sản phẩm mới với ý tưởng mới cần được đưa ngay vào bộ phận phát triển sản phẩm. Nếu bạn muốn thay đổi phương pháp làm và mở rộng thương hiệu thì đây chính là sự phù hợp nhất.

Trải nghiệm khách hàng 

Yếu tố này liên quan đến những gì khách hàng trải nghiệm bằng năm giác quan khi họ tương tác với sự thay đổi trong sản phẩm của bạn — những gì họ nhìn, ngửi, nghe, nếm hoặc chạm. 

Yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh quan trọng này bị bỏ qua trong hầu hết các mô hình kinh doanh, đó là một sai lầm. Nó cực kỳ quan trọng, nếu chỉ vì tổ chức của bạn và các đối thủ cạnh tranh có khả năng giảm tầm quan trọng của nó.

Nắm chắc những yếu tố trên chắc chắn bạn sẽ không rơi vào vòng luẩn quẩn mà còn đưa ra những ý tưởng độc đáo mới lạ sát với những hiểu biết của bạn về công ty. Nếu bạn đang làm điều đó thì bạn thực sự là một nhân viên ưu tú và xuất sắc.

>> Xem thêm: Hội chứng “Burn-out” và cách đối phó phù hợp dành riêng cho nhà quản lý

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers