adsads
Lượt Xem 1 K

Trở thành nạn nhân của cô lập công sở, nên làm gì để tháo gỡ?

Dấu hiệu bạn trở thành nạn nhân của cô lập công sở

Nếu bạo lực gia đình hay bạo lực học đường thường “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” thì bạo lực công sở lại thể hiện qua lời nói, cử chỉ, sức ép từ Sếp hoặc thái độ miệt thị xa lánh từ đồng nghiệp…

Nguyên nhân biến một người trở thành nạn nhân của cô lập công sở rất đa dạng. Có thể vì bạn khác biệt so với tập thể hoặc bạn tài giỏi hơn nên bị đố kỵ. Cũng có thể vì bạn xấu tính, thích chơi trội hoặc vô tình đắc tội với người khác. Tiêu cực hơn, có thể vì bạn có mối quan hệ tình cảm không đúng đắn ở chốn công sở… Thậm chí đôi khi bạn bị cô lập chẳng vì lý do gì cả.

Nếu ở công ty hầu hết mọi người đều tỏ vẻ xa lánh bạn thì đó là dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn đang bị cô lập. Không ai chủ động trò chuyện với bạn, ngay cả khi bạn thân thiện bắt chuyện trước thì họ cũng ngó lơ. Cả nhóm người cùng ngồi tán gẫu vui vẻ nhưng hễ thấy bạn đến thì im lặng hoặc rã nhóm. Mọi người lập nhiều group chat trò chuyện rôm rả với nhau mà không hề thêm bạn vào nhóm. Tệ hơn là họ rủ nhau cùng đi ăn trưa, cùng đặt trà sữa buổi xế hoặc hẹn tan làm cùng đi ăn lẩu nhưng không hề đánh tiếng rủ bạn…

Mỗi ngày bạn đều dành hơn 8 tiếng đồng hồ ở công ty. Do đó, bị cô lập giữa tập thể như vậy khiến bạn dễ cảm thấy buồn bã, tủi thân, trầm cảm dẫn đến hiệu quả công việc bị giảm sút. Nếu không sớm tháo gỡ sự cô lập này, tinh thần lẫn sự nghiệp của bạn sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực một cách nghiêm trọng.

Xem thêm: Phải làm sao khi cảm thấy mình bị “underpaid” – Bị trả lương thấp hơn so với năng lực?

Phá vỡ sự cô độc khi bị cô lập công sở

Có một câu nói rất hay thế này: “Nếu bạn bị một người ghét thì nguyên nhân nằm ở họ. Nhưng nếu bạn bị cả tập thể xa lánh thì hãy nhìn lại chính mình!”.

Vậy nên đầu tiên, bạn cần nhìn lại chính bản thân để tự vấn chính mình. Bạn đã mắc phải lỗi sai nào nghiêm trọng không? Bạn đã làm chuyện gì xấu ở công ty? Bạn đã vướng vào mối quan hệ tình cảm không đúng đắn?… 

Nếu lỗi nằm ở phía bạn thì sự cô lập của tập thể là hình phạt thích đáng dành cho bạn. Lúc này, bạn nên thành tâm xin lỗi mọi người và nghiêm túc hứa sẽ không tái phạm nữa. Lưu ý, phải xin lỗi thật thành tâm mới mong nhận được sự khoan hồng của mọi người bạn nhé!

Trường hợp không làm gì cũng tự dưng bị ghét thì trước tiên, bạn nên cố gắng tỏ ra thân thiện và hòa đồng với mọi người trong công ty. Chẳng hạn như mời cả phòng một chầu trà sữa, nhiệt tình hỗ trợ đồng nghiệp trong công việc… 

Nếu sau một thời gian cố hòa đồng với tập thể mà sự cô lập vẫn không hề thuyên giảm, thì bạn nên tìm môi trường làm việc mới phù hợp hơn. Vì tinh thần tích cực và thoải mái mới có thể làm việc vui vẻ và hiệu quả ở công ty mỗi ngày, đúng không nào!

Hy vọng những chia sẻ trên giúp cho những ai chẳng may trở thành nạn nhân của cô lập công sở phá vỡ được sự cô độc đáng sợ này. Chúc bạn tìm được môi trường làm việc phù hợp với những đồng nghiệp và cấp trên hòa đồng, vui vẻ nhé!

Đừng bỏ qua cơ hội trúng tuyển việc làm tiềm năng – Gửi CV ngay các vị trí sau:

— HR Insider —

VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. 

adsads
Bài Viết Liên Quan

KPI cuối năm không đạt, người EQ cao sẽ nói điều này với sếp để tránh gây mất lòng

Cuối năm, khi các chỉ tiêu KPI được đánh giá, không phải ai cũng đạt được kết quả như mong đợi. Đây có thể là một tình huống khó xử, đặc biệt khi bạn cần giải thích với sếp về sự không hoàn thành mục tiêu. 

Trở thành nạn nhân của "lạm quyền chốn công sở" và những điều cần phải lưu tâm

Trong môi trường công sở, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới luôn đóng vai trò quan trọng để duy trì một không gian làm việc lành mạnh, hiệu quả. 

Kịch bản thưởng Tết 2024: cuộc đời nở hoa hay cuộc sống bế tắc

Mỗi dịp Tết đến, không chỉ là thời gian sum vầy bên gia đình, mà còn là lúc mọi người mong đợi những khoản thưởng Tết – phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực đã qua.

Áp lực công việc cuối năm đè nặng, tôi càng mất dần niềm vui đón Tết sớm

Chỉ chưa đầy 3 tháng nữa là Tết, nhưng trong khi mọi người xung quanh đang háo hức với những kế hoạch đón năm mới, bạn lại cảm thấy một nỗi lo lắng dâng lên trong lòng. 

Đâu là điều nhân viên dễ bị "dạy hư" bởi văn hóa doanh nghiệp độc hại?

Khi làm việc trong một văn hóa công sở độc hại, không ít người dần dần mất đi sự nhiệt huyết và thậm chí biến thành một “phiên bản khác” – cẩn trọng hơn, ít tin tưởng hơn, và đôi khi sẵn sàng làm những điều trái ngược với giá trị ban đầu của mình. 

Bài Viết Liên Quan

KPI cuối năm không đạt, người EQ cao sẽ nói điều này với sếp để tránh gây mất lòng

Cuối năm, khi các chỉ tiêu KPI được đánh giá, không phải ai cũng đạt được kết quả như mong đợi. Đây có thể là một tình huống khó xử, đặc biệt khi bạn cần giải thích với sếp về sự không hoàn thành mục tiêu. 

Trở thành nạn nhân của "lạm quyền chốn công sở" và những điều cần phải lưu tâm

Trong môi trường công sở, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới luôn đóng vai trò quan trọng để duy trì một không gian làm việc lành mạnh, hiệu quả. 

Kịch bản thưởng Tết 2024: cuộc đời nở hoa hay cuộc sống bế tắc

Mỗi dịp Tết đến, không chỉ là thời gian sum vầy bên gia đình, mà còn là lúc mọi người mong đợi những khoản thưởng Tết – phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực đã qua.

Áp lực công việc cuối năm đè nặng, tôi càng mất dần niềm vui đón Tết sớm

Chỉ chưa đầy 3 tháng nữa là Tết, nhưng trong khi mọi người xung quanh đang háo hức với những kế hoạch đón năm mới, bạn lại cảm thấy một nỗi lo lắng dâng lên trong lòng. 

Đâu là điều nhân viên dễ bị "dạy hư" bởi văn hóa doanh nghiệp độc hại?

Khi làm việc trong một văn hóa công sở độc hại, không ít người dần dần mất đi sự nhiệt huyết và thậm chí biến thành một “phiên bản khác” – cẩn trọng hơn, ít tin tưởng hơn, và đôi khi sẵn sàng làm những điều trái ngược với giá trị ban đầu của mình. 

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers