adsads
shutterstock 784992079
Lượt Xem 3 K

Việc các công ty có thể tuyển dụng được những ứng viên sáng giá dường như đang là một vấn đề nan giải. Theo một báo cáo gần đây, 45% – 54% các doanh nghiệp nhỏ được khảo sát đã tường trình rằng họ khó có thể nào mà tìm được ứng viên cho những vị trí còn trống.

Hơn một nửa các công ty nhỏ đang chật vật với vấn đề này, vậy thị trường công việc tương lai nói chung sẽ như thế nào?

Mở rộng mạng lưới hết mức có thể

Sự thiếu hụt nhân tài đã khiến cho các công ty lâm vào thế thỏa hiệp. Doanh nghiệp phát triển nhờ vào con người, và nhân lực cũng là khoản chi phí lớn nhất mà các tổ chức phải gánh chịu. Cũng dễ nhận thấy rằng, các công ty với nguồn nhân lực có tâm, có tài sẽ giúp cho doanh nghiệp trở nên vững mạnh, cũng như vượt mặt được các đối thủ cạnh tranh – đặc biệt là khi đối thủ đang vô cùng chật vật trên con đường tìm kiếm nhân tài và xác định nhà lãnh đạo tương lai

Vì thế, các doanh nghiệp nhỏ đã lâm vào tình cảnh này ra sao? Dĩ nhiên, sẽ không có một câu trả lời thỏa đáng nào cho một câu hỏi hóc búa như vậy. Tuy nhiên, hãy bắt đầu với việc quan sát quá trình tuyển dụng của họ. Hay nói cách khác, nếu như chiếc “phễu nhân tài” của một doanh nghiệp đã trở nên cạn kiệt, lí do chính đáng nhất là họ đã không thay đổi quy trình tuyển dụng của mình sao cho phù hợp với quá trình phát triển của lực lượng nhân công như hiện nay.

Rất nhiều công ty vẫn tiếp tục phụ thuộc quá nhiều vào việc tuyển dụng các cá nhân đến từ những cơ sở đào tạo giáo dục truyền thống, nhưng đó lại là những nơi vô cùng khan hiếm nhân tài. Những ứng cử viên có đủ tiêu chuẩn hơn thì lại bị bó buộc bởi những yêu cầu đòi hỏi về “ nhiều năm kinh nghiệm”.

Điều đó có nghĩa là, một ứng viên trẻ tuổi, tài năng và am hiểu công nghệ tân tiến bị từ chối tuyển dụng, chỉ vì thiếu kinh nghiệm nghề nghiệp.

Hơn nữa, các doanh nghiệp lớn có khả năng dàn xếp ổn thỏa cho những vị trí còn bỏ trống, vì họ có nguồn nhân lực dồi dào cộng với nền tảng kinh tế vững chắc. Nhưng các doanh nghiệp nhỏ khó có thể làm được điều này, vì họ không thể luân chuyển nhân viên cho các vị trí trống; và điều này thì cũng gây cho họ nhiều bất lợi.

Để giải quyết vấn đề này, các công ty cần phải nghĩ ra nhiều phương pháp tuyển dụng sáng tạo hơn. Dưới đây là một vài cách:

1. Lùng sục nhân tài ở mọi ngóc ngách

Nhắc đến nguồn nhân tài dĩ nhiên ta sẽ nghĩ ngay đến các trường đại học; tuy nhiên, hãy thử mở rộng tầm nhìn của mình ra nhiều hướng khác xem nào! Các trường cao đẳng hay trường dạy nghề ở địa phương cũng là những ví dụ tốt, cũng giống cách mà DXC Technology đang tiến hành tại New Orleans. Để có những kết quả tốt hơn cho việc tuyển dụng STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) tại địa phương, công ty này đang xây dựng một trung tâm chuyển giao số (“Digital Transformation Center”) – nhằm tạo ra đến 2.000 việc làm cho năm năm tiếp theo.

Hãy nghiên cứu và liên lạc với những nơi như thế. Hãy hỏi về cách mà họ đã lên chương trình đào tạo các ngành học như thế nào, hoặc các sinh viên tốt nghiệp đã hoàn thành khóa học ra sao. Mỗi cộng đồng sẽ thịnh hành với những nhân tài tiềm tàng khác nhau. Và mỗi công ty cần phải biết cách khai phá các nguồn tài nguyên này, nhằm tìm ra những gì phù hợp nhất cho chính doanh nghiệp của mình. Sự đa dạng ở các nơi này sẽ giúp cho những nhà lãnh đạo có được chiếc “phễu nhân tài” thật sự đáng giá và độc quyền đấy!

2. Chú trọng vào kỹ năng, không phải là bằng cấp

Thay vì chỉ chăm chăm ưu tiên đến tấm bằng đại học hay kinh nghiệm nghề nghiệp, mô tả công việc cần tập trung vào những kỹ năng cũng như tinh thần học hỏi của ứng cử viên. Điều này sẽ khiến cho phạm vi tuyển dụng của công ty tăng lên, đồng thời tránh việc các ứng cử viên tài năng bị bỏ qua một cách thật lãng phí.

Một ví dụ kinh điển phải kể đến Steve Jobs, người bị chẩn đoán với chứng khó đọc và từng bỏ học trước khi ông tìm thấy Apple. Ông có thể là một ứng viên không thu hút nhiều sự chú ý trên giấy tờ. Trái lại, ở ông có gì đó rất đặc biệt mà không phải ai cũng có thể thấy được.

Các nhà lãnh đạo có thể châm ngòi cho sự thay đổi này bằng cách tác động đến nhân viên nhân sự và tuyển dụng người quản lý. Hãy nhấn mạnh với họ rằng bằng cấp không phải là điều tiên quyết trong đơn xin việc của ứng viên. Hãy tìm kiếm những cách khác để đánh giá một cá nhân nào đó: Nếu họ không có bằng đại học, liệu họ có thể làm nhanh một bài kiểm tra ngắn cho một kỹ năng quan trọng hay không? Ứng viên này có tự mình học hỏi một kỹ năng nào hay không? Với những phương pháp tuyển dụng sáng tạo như vậy, có thể bạn sẽ chiêu mộ được nhiều nhân tài đáng quý cho công ty đấy!

3. Đừng lo ngại việc “vừa học vừa làm”

Trong số những ứng viên, sẽ có những cá nhân thật sự xuất sắc và nổi bật. Họ có thể đáp ứng được mọi yêu cầu đặt ra, và sau đó, họ lại quyết định không đến làm việc. Trái lại, sẽ vẫn có rất nhiều ứng viên tài năng ngoài kia, chỉ cần cho họ thêm chút ít thời gian – họ sẽ trở thành những nhân tố vô cùng xuất sắc, không thua kém một ai cả.

Đó là lý do tại sao những chương trình học việc hay đào tạo nhân viên mới – những chương trình được thiết kế riêng để phát triển các kỹ năng nào đó – luôn đem lại nhiều lợi ích cho công ty.

Hãy lưu ý điều này: Các nhà doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục đầu tư rất nhiều vào việc đào tạo và phát triển nhân viên hiện có của mình. Theo một vài báo cáo, 2/3 các công ty hiện nay đang có kế hoạch tuyển dụng rồi đào tạo nhân công mặc dù ban đầu họ không có bất kì một kỹ năng nào, nhưng có nhiều khả năng tiềm tàng cho việc phát triển vượt trội về sau.

Thế giới này thay đổi và phát triển hàng ngày, đồng nghĩa với việc quy trình tuyển dụng của các doanh nghiệp cũng phải thích nghi và tiến triển theo vòng quay ấy. Những phương pháp tuyển dụng cứng nhắc xưa cũ đang dần là chướng ngại vật trong việc thu hút nhân tài hiện nay. Những chương trình giáo dục truyền thống thì chưa đủ để tạo ra nhiều nhân tài cho những vị trí khác nhau, cũng như khó để có thể giúp sinh viên tốt nghiệp thích ứng được với công nghệ tân tiến nhất trong thời đại hiện nay.

Thay vì “rót tiền” vào những quy trình tuyển dụng thiếu hiệu quả, các công ty cần biết cách xây dựng cho mình một chiếc “phễu nhân tài” dựa trên tài năng thật sự – giúp doanh nghiệp đạt thành công một cách khoa học và hợp lí nhất.

Xây dựng một đường ống tài năng bền vững bằng cách tập trung tuyển dụng của bạn vào chuyên môn – không phải là một danh sách giặt ủi chỉ những bằng cấp có thể có liên quan.

 

— HR Insider/ Theo Entrepreneur —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers