adsads
shutterstock 2092394326 2
Lượt Xem 1 K

Lương, thưởng và phúc lợi

Khi ứng viên tìm kiếm một công việc, vấn đề đầu tiên họ sẽ xem xét đến mức lương bởi ứng viên cũng cần xem xét đến ngân sách của mình và số tiền có thể kiếm được để chi trả cho các hóa đơn của mình. Nhiều ứng viên mong muốn nhà tuyển dụng sẽ chủ động trao đổi mức lương cụ thể với họ để mọi người có thể cân nhắc và chỉnh sửa mức lương cho hợp lý. Để có thể đưa ra một mức lương phù hợp, nhà tuyển dụng cần xem xét mức lương tham chiếu theo ngành và các công ty cùng lĩnh vực.

Tuy nhiên, nếu mức lương của doanh nghiệp trả thấp, doanh nghiệp cũng có thể thêm vào những khoản phúc lợi hoặc chế độ đãi ngộ đa dạng để chứng minh thiện chí của doanh nghiệp với ứng viên mà không khiến ứng viên cảm thấy doanh nghiệp không coi trọng năng lực của họ. Nhà tuyển dụng có thể chia sẻ những phúc lợi này ngay trong vòng phỏng vấn, bởi dù là sinh viên mới ra trường hay người đi làm lâu năm, họ cũng chú ý tới vấn đề môi trường làm việc liệu có khiến họ thoải mái phát huy năng lực không. Nắm bắt được tâm lý này của ứng viên, nhà tuyển dụng cần phải đề xuất những phúc lợi hấp dẫn vì việc thu hút nhân tài trong thời điểm này không hề dễ dàng, như: các chương trình khám sức khỏe, bảo hiểm cho người thân, tăng số ngày nghỉ và ngày phép, phúc lợi nghỉ giữa giờ,…

Một trong những yếu tố khiến ứng viên quyết định gắn bó lâu dài là doanh nghiệp sẽ ghi nhận những cống hiến của mình thông qua số tiền thưởng mỗi tháng, mỗi quý hay năm ra sao. Nhân sự có thể đề xuất với cấp trên về những chính sách thưởng phù hợp để thu hút ứng viên.

Văn hóa và môi trường doanh nghiệp

Bên cạnh các yếu tố lương, thưởng và phúc lợi, ứng viên cũng rất quan tâm tới môi trường làm việc tương lai của mình và đây cũng trở thành một yếu tố quyết định sự gắn bó của ứng viên với doanh nghiệp. Nếu như công ty tạo nên một môi trường làm việc tiện nghi, phù hợp với công việc của nhân viên thì họ mới có thể an tâm cống hiến sức lao động của mình. Thông thường, khi đi phỏng vấn trực tiếp, ứng viên cân nhắc tới không gian làm việc tại đây, nếu ứng viên cảm thấy không gian làm việc kích thích cảm giác làm việc của họ. 

Với văn hóa lành mạnh, có sự kết nối giữa các thành viên trong công ty tạo nên một tập thể hòa nhập, tôn trọng những điểm khác biệt của mỗi người. Điều này sẽ tạo ra một môi trường làm việc tâm lý an toàn để nhân viên có thể tập trung vào công việc. Nếu như doanh nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững chắc, đội ngũ nhân viên có cùng chí hướng hay sự giao tiếp rõ ràng giữa nhân viên và người quản lý, sẽ giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân được nhân tài.

Ngoài ra, đồng nghiệp cũng là một phần quan trọng khi ứng viên lựa chọn công việc. Vì sự tương tác giữa các đồng nghiệp thân thiện sẽ khiến ứng viên tin tưởng môi trường làm việc. Doanh nghiệp có thể sử dụng các mạng xã hội để đăng tải những hình ảnh ở văn phòng làm việc hay những hoạt động team building. Vừa xây dựng được thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp vừa giúp ứng viên có thể quan sát môi trường làm việc ở công ty và cũng tự tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp của công ty.

Cơ hội phát triển

Sau khi ứng viên được đáp ứng về mức lương, họ cũng có mong muốn tìm kiếm cơ hội được phát triển trong sự nghiệp của mình. Ứng viên không muốn bản thân mãi dậm chân tại chỗ, họ có nhu cầu tìm hiểu về công ty có sẵn sàng đào tạo nhân viên để phát triển các kỹ năng chuyên môn hay kiến thức trong công việc. 

Nhà tuyển dụng cần tìm hiểu về nhu cầu và kế hoạch của ứng viên để đề xuất với sếp lên kế hoạch về chính sách đào tạo và phát triển nhân viên của doanh nghiệp. Trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng cũng nên chủ động đưa ra những điểm mạnh trong chính sách đào tạo nhân viên, đưa ra lộ trình thăng tiến cụ thể, nhà tuyển dụng nên đưa ra chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp nhưng không nên sai sự thật. Với cơ hội phát triển sự nghiệp và lộ trình thăng tiến phù hợp, đây đều là những điều mà ứng viên muốn biết trong buổi phỏng vấn.

Cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Trải qua đại dịch toàn cầu Covid-19, ưu tiên trong thứ tự mong muốn trong công việc của ứng viên có sự thay đổi, nhất là đối với thế hệ người lao động mới hiện nay, họ có xu hướng tìm kiếm sự cân bằng giữa công việc với cuộc sống riêng. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp để ý tới vấn đề này, họ đã thực hiện mô hình làm việc từ xa hay hybrid working, linh hoạt trong giờ làm việc hay vị trí làm việc. Điều này giúp nhân viên tự điều chỉnh được giờ giấc sinh hoạt của bản thân và công việc, rất nhiều người lao động cảm thấy bản thân dành thời gian cho công việc quá nhiều mà quên mất việc chăm sóc bản thân. 

Ngoài thời gian cho công việc, ứng viên cũng cần dành thời gian phát triển bản thân mình, họ có nhu cầu tham gia những khóa học, buổi tập gym hay đi giao lưu với bạn bè, dành thời gian cho người thân và gia đình. Tuy nhiên, với mỗi đối tượng, doanh nghiệp cũng có những chính sách linh hoạt trong thời gian hay không gian làm việc khác nhau.

>> Xem thêm: Deal lương từ góc nhìn của nhà tuyển dụng

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers