adsads
ky nang chuyen mon la gi
Lượt Xem 1 K

Có thể bạn chưa biết, kỹ năng chuyên môn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định trị giá của bạn đối với doanh nghiệp. Để hoàn thành tốt cũng như mang về cho công ty những thành tích cao, bạn nhất định phải có yếu tố này. Vậy bạn đã biết kỹ năng chuyên môn là gì và kỹ năng nào thuộc kỹ năng chuyên môn chưa? Hãy cũng VietnamWorks tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Kỹ năng chuyên môn là gì?

Kỹ năng chuyên môn là những kỹ năng, kiến thức được đào tạo bài bản vào một ngành nghề hoặc lĩnh vực cụ thể nào đó. Kỹ năng này không tự nhiên xuất hiện mà phải được trau dồi liên tục, và khi còn ngồi trên giảng đường, bạn đã được học hỏi và rèn luyện một cách chắc chắn nhất. Từ việc hiểu rõ kỹ năng chuyên môn là gì, người lao động có thể áp dụng kỹ năng này vào ngành nghề và lĩnh vực mà mình theo đuổi.

Tầm quan trọng của kỹ năng chuyên môn

Giúp bạn trở nên nổi bật

Kỹ năng chuyên môn là yếu tố rất quan trọng trong sự nghiệp của một người. Nó giúp cho bạn trở nên nổi bật trong công việc và cạnh tranh tốt hơn với những đối thủ cùng lĩnh vực. Kỹ năng chuyên môn trong CV xin việc là “lá bài” giúp bạn nổi bật giữa hàng trăm ứng viên khác. Nhờ đó, cơ hội được nhà tuyển dụng để mắt đến và tăng cơ hội trúng tuyển.

Liệt kê trình độ của bạn

Kỹ năng chuyên môn không chỉ là liệt kê các bằng cấp của bạn mà còn thể hiện trình độ, kinh nghiệm của bạn. Vì thế, khi trình bày các kỹ năng chuyên môn trong CV xin việc là bạn đang trình bày trình độ của bản thân và ngầm thông báo với nhà tuyển dụng về mức độ phù hợp của mình với vị trí công việc đang ứng tuyển.

Thể hiện trình độ học vấn của bạn

Kỹ năng chuyên môn còn thể hiện trình độ học vấn của bạn. Những kỹ năng này không chỉ giúp bạn nắm vững kiến thức chuyên ngành mà còn giúp bạn phát triển khả năng tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề và trở thành một chuyên gia trong ngành của mình. Từ đó, bạn sẽ được công nhận và đánh giá cao hơn về năng lực và đóng góp của mình đối với doanh nghiệp.

Thể hiện trình độ học vấn của bạn

Kỹ năng chuyên môn còn thể hiện trình độ học vấn của bạn

Giá trị của kỹ năng chuyên môn trong CV

Mỗi năm, lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường đều rất lớn. Điều này sẽ dẫn đến sự cạnh tranh việc làm trên trường cao. Để có được cơ hội việc làm tốt, phù hợp khả năng của mình thì kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn trong hồ sơ xin việc là rất quan trọng.

Đối với những nghề đòi hỏi chuyên môn, bạn cần phải làm nổi bật kỹ năng này và liệt kê chính xác trong CV để nhà tuyển dụng có ấn tượng về bạn.

Kỹ năng chuyên môn trong một số ngành nghề phổ biến [Giữ nguyên]

Sau đây sẽ là một số ngành nghề phổ biến giúp bạn xác định được rõ kỹ năng chuyên môn cần thiết và đặc thù công việc.

  • Nhân viên ngân hàng: Để trở thành một nhân viên ngân hàng, bạn phải có một đầu óc tư duy tài chính và trí nhớ tốt. Kèm theo đó là khả năng xử lý số liệu nhanh, chính xác, tỉ mỉ qua trong từng con số. Cùng với đó, kỹ năng giao tiếp là kỹ năng mềm cơ bản mà nhân viên ngân hàng thường xuyên phải tiếp xúc với khách hàng.
  • Hành chính văn phòng: Yêu cầu đặc biệt của nghề này là độ chính xác, tỉ mỉ trong từng thao tác nhỏ, tác phong nhanh nhẹn và chuyên nghiệp. Họ phải nắm vững những được kỹ năng văn phòng cơ bản.
  • Quản trị kinh doanh: Phạm vi của ngành này rất rộng, vì vậy việc yêu cầu cao về kỹ năng là điều phải có. Bạn phải có kỹ năng về mặt tư duy và sáng tạo trong các chiến lược, và đặc biệt là khả năng phân tích và lãnh đạo.
  • Công nghệ thông tin: Lĩnh vực này đòi hỏi bạn phải có những kiến thức chuyên sâu về máy tính, và phải luôn cập nhật những xu hướng mới. Không chỉ am hiểu về lý thuyết mà còn phải biết ứng dụng thực tế. Ngành này yêu cầu sử dụng mạng internet linh hoạt, lập trình code cũng như am hiểu các thông số kỹ thuật khác,…
  • Kế toán: Vị trí công việc này đảm nhận một khối lượng công việc khá lớn, trọng trách đi kèm cũng không kém bởi liên quan đến vấn đề tiền bạc. Vì vậy, công việc này ngoài đòi hỏi khả năng chuyên môn cao còn phải có tư duy toán học nhạy bén và phân tích logic. Cùng với đó là sự tỉ mỉ, cẩn thận trong khi làm việc với những con số tránh gặp lỗi vi phạm lớn.

Cách nâng cao kỹ năng chuyên môn trong mọi lĩnh vực

Lựa chọn một lĩnh vực để phát triển

Đầu tiên, bạn cần lựa chọn một lĩnh vực mà bạn thực sự quan tâm và có đam mê để phát triển kỹ năng chuyên môn của mình. Điều này giúp bạn dễ dàng tiếp thu và động lực hơn trong quá trình học tập và rèn luyện.

Để xác định đúng lĩnh vực phát triển chuyên môn, bạn hãy bắt đầu bằng việc xem xét niềm đam mê cá nhân, xác nhận tài năng bẩm sinh của mình nằm ở đâu. Sau đó, bạn tiến hành xem xét các kỹ năng quan trọng trong lĩnh vực bạn đang làm việc và dự đoán kỹ năng được đánh giá cao hoặc mang lại hữu ích nhất trong tương lai.

Là một nhà lãnh đạo, bạn cần tìm ra được những lỗ hổng kiến thức trong doanh nghiệp của mình, đó có thể là lĩnh vực chưa được thực hiện, những tiềm năng có thể tạo ra sự khác biệt, sự cạnh tranh trong tương lai. Để từ đó, tập trung phát triển kỹ năng chuyên môn không chỉ cho bản thân mà cả toàn thể nhân sự.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý kỹ năng chuyên môn không có nghĩa là đạt được trình độ chuyên môn cao, vị trí và chức vụ lớn.

Cách nâng cao kỹ năng chuyên môn trong mọi lĩnh vực

Lựa chọn một lĩnh vực để phát triển

Lên thời gian biểu rèn luyện

Sau khi xác định được lĩnh vực để phát triển, bạn cần lên một thời gian biểu để rèn luyện kỹ năng chuyên môn của mình. Thời gian biểu này có thể bao gồm thời gian nghỉ trưa, thời gian rảnh vào buổi tối hoặc cuối tuần. Thời gian biểu đó cũng có thể là việc đọc sách, xem video và tham gia các khóa học trực tuyến, thực hành thực tế.

Điều quan trọng là mục tiêu cam kết đạt được trong việc học tập và xây dựng kiến thức của bạn. Để làm được điều này, bạn cần liệt kê các mục tiêu cho từng giai đoạn và kết quả đạt được.

Xây dựng kiến thức chuyên môn của bạn

Bạn cần xây dựng một nền tảng kiến thức vững chắc về lĩnh vực mà bạn quan tâm. Điều này đòi hỏi bạn phải đọc sách, tìm hiểu thông tin từ các nguồn đáng tin cậy, tham gia các hội thảo, tìm kiếm thông tin từ các chuyên gia trong lĩnh vực của mình.

Đầu tiên bạn cần xác định rõ chuyên gia trong lĩnh vực này sẽ cần bằng cấp gì? Trong trường hợp cần đào tạo chính thức, bạn cũng cần có kế hoạch về chi phí và thời gian để theo học. Bạn có thể lựa chọn một chuyên gia có tiếng trong lĩnh vực mà bản thân theo đuổi để làm hình mẫu. Qua đó bạn sẽ xác định được mức độ kiến thức, kỹ năng và trình độ mà bản thân cần đạt được.  Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm một người cố vấn để được chia sẻ những khó khăn trong quá trình rèn luyện và dạy cho bạn những kiến thức không thể tìm thấy qua lý thuyết, sách vở.

Bạn có thể mở rộng kiến thức của mình bằng cách tham gia các hiệp hội ngành nghề, tham gia các hội nhóm trên các trang mạng xã hội như LinkedIn và Twitter, tham dự các hội nghị và sự kiện trong ngành.

Học luôn đi đôi với hành. Sau khi xác định được những điều cần học, cần bổ sung bạn nên tìm cách sử dụng kiến thức đó trong công việc. Chính những thực hành thực tiễn sẽ cho bạn những bài học quý giá ngay cả khi thất bại.

Chia sẻ kiến thức

Bạn có thể chia sẻ kiến thức của mình với những người khác. Điều này giúp bạn củng cố kiến thức của mình và truyền lại những kiến thức hữu ích cho những người khác. Việc chia sẻ kiến thức không chỉ giúp ích cho người khác mà còn thiết lập và xác định thương hiệu cá nhân nếu sử dụng đúng cách.

Bạn có thể chia sẻ kiến thức và rèn luyện kỹ năng chuyên môn cũng như xây dựng thương hiệu của mình như một chuyên gia thông qua các hình thức như: làm diễn giả, viết blog, tình nguyện như một nguồn chuyên gia.

Cách nâng cao kỹ năng chuyên môn trong mọi lĩnh vực

Bạn có thể chia sẻ kiến thức của mình với những người khác

Không ngừng học hỏi, tích lũy

Cuối cùng, bạn cần không ngừng học hỏi và luôn cập nhật kiến thức mới nhất trong lĩnh vực của mình. Bởi kiến thức và kỹ năng trong quá khứ chưa hẳn là đã phù hợp với tương lai. Vì thế, bạn hãy tìm kiếm những thông tin mới nhất, tham gia các khóa học, đọc sách, xem video và tham gia các diễn đàn để tăng cường kiến thức của mình.

Tóm lại, bạn đã biết kỹ năng chuyên môn là gì và nhận thấy kỹ năng chuyên môn rất quan trọng trong CV xin việc, và là bàn đạp cho sự nghiệp phía trước. Bạn càng liệt kê đầy đủ thì nhà tuyển dụng sẽ càng đánh giá cao bạn. Vì vậy, hãy rèn luyện cho mình một kỹ năng chuyên môn thật tốt trước khi gặp nhà tuyển dụng nhé.

Xem thêm các bài viết thú vị cùng chủ đề sau:

  • Ojt Là Gì? Hiểu về đào tạo tại chỗ trong môi trường làm việc
  • Deposit Là Gì? Khám phá khái niệm và các loại tiền đặt cọc phổ biến
  • Yoy Là Gì? Giải thích về tỷ lệ tăng trưởng năm trên năm
  • Trình Độ Văn Hoá? Khái niệm và vai trò trong xã hội
  • Moderator Là Gì? Vai trò của người điều hành trong các cuộc thảo luận và sự kiện
  • Trình Độ Chuyên Môn Là Gì? Hiểu về mức độ chuyên nghiệp trong công việc
  • Staff Là Gì? Định nghĩa và vai trò của nhân viên trong tổ chức
  • Ot Là Gì? Khái niệm và quy định về làm thêm giờ
  • Reference Là Gì? Tầm quan trọng của tài liệu tham khảo trong hồ sơ ứng tuyển
  • Lương Kế Toán là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương của nhân viên kế toán

 

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

— HR Insider —

VietnamWorksWebsite tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. 

 

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình ghi, phát và xử lý âm thanh. Định dạng này...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc, đây còn là một phương tiện giúp doanh nghiệp tăng...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến để...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành nghề? Vậy thì nghề Photographer chính là lựa chọn phù...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng Prototype không chỉ giúp nhà phát triển tiết kiệm tối...

Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc,...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers