adsads
Lượt Xem 354

Phong cách chuyên nghiệp, kỷ luật

Chẳng vị Sếp nào thích một nhân viên vô kỷ luật và tác phong làm việc thiếu chuyên nghiệp cả. Vậy nên trước tiên, bạn hãy mặc trang phục lịch sự khi đến văn phòng, cố gắng đi làm đúng giờ và tuân thủ mọi quy định công ty đề ra… 

Đừng quên tắt chuông điện thoại trong giờ làm để tập trung làm việc bạn nhé! Vì theo Carolyn Yencharis Corcoran – Trợ lý giám đốc Trung tâm phát triển nghề nghiệp Insalaco (ĐH Misericordia University, Dallas) cho rằng, các vị lãnh đạo rất để ý đến việc cấp dưới của mình có sử dụng điện thoại thường xuyên trong giờ làm gây xao nhãng công việc hay không.

Phong thái tự tin

Phần lớn nhân viên có tâm lý bất an và thiếu tự tin khi Sếp mới đến công ty. Nhiều người lo lắng không biết Sếp mới có khó tính không, có đề ra quy định khắt khe nào không, có thay đổi gì về chính sách không, liệu công việc hiện tại có bị xáo trộn nhiều không…? Từ đó khiến họ cảm thấy thiếu tự tin và rụt rè khi đối diện với Sếp mới.

Chuyên gia tư vấn nhân lực Alan Vengel chia sẻ: “Hầu hết mọi vị lãnh đạo đều ấn tượng với những nhân viên tự tin, dám đối diện và bắt tay cấp trên khi chào hỏi…”. Vì vậy, nếu muốn tạo ấn tượng đẹp trong lòng Sếp mới thì bạn nên thể hiện được phong thái tự tin trước mặt Sếp. Hãy luôn tự nhủ mình là một nhân viên ưu tú và Sếp mới là người dễ gần bạn nhé! Mỗi khi gặp Sếp, bạn nên tự tin mỉm cười cúi đầu chào Sếp chứ đừng rụt rè cúi gằm mặt tìm cách nhanh chóng lảng tránh Sếp.

Lắng nghe nhiều hơn nói

Lắng nghe Sếp nói là cách thể hiện sự tôn trọng cấp trên thay vì bạn cứ mãi huyên thuyên.

Muốn rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả, bạn nên tập giữ giao tiếp bằng mắt với ánh nhìn thiện cảm khi Sếp nói. Tuyệt đối đừng ngắt lời Sếp bạn nhé! Bị ngắt lời không chỉ khiến cấp trên mất hứng thú chia sẻ tiếp câu chuyện mà còn cảm thấy cấp dưới không tôn trọng mình. Bên cạnh đó, hãy lắng nghe với tinh thần tiếp thu học hỏi chứ đừng bảo thủ với quan điểm riêng của bản thân. 

Đặc biệt, bạn không nên lắng nghe một chiều mà nên có sự tương tác 2 chiều. Thỉnh thoảng đặt vài câu hỏi mở để thể hiện bạn quan tâm đến vấn đề cấp trên đang nói. Chẳng hạn như “Sếp có thể trình bày sâu hơn về vấn đề này để em lĩnh hội thêm được không ạ?” hoặc “Sếp nghĩ phương án tốt nhất trong tình huống này là gì ạ?”… 

Khi chuẩn bị cho kỳ thi đại học, bạn có thể tìm thông tin chi tiết về khu vực tuyển sinh, và nếu có ý tưởng kinh doanh, hãy khám phá thêm về kickstarter để biết cách gây quỹ hiệu quả.

“Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”

 “Giấu dốt” là sai lầm phần lớn nhân viên gặp phải vì sợ bị Sếp đánh giá thấp. Tuy nhiên, thực tế thì một nhân viên ham học hỏi lại “ghi điểm” hơn trong mắt cấp trên. 

Chỉ cần biết hỏi câu nào ý nghĩa và hạn chế hỏi những câu ngớ ngẩn là được bạn nhé. Ví dụ bạn nên hỏi Sếp về tài liệu nghiên cứu chuyên sâu cho dự án sắp đến, thay vì hay hỏi những vấn đề nhỏ nhặt như “Em gửi email rồi mà chưa thấy khách phản hồi, có nên gọi điện không ạ?”…

Dám chấp nhận lỗi sai và khắc phục

Ai chẳng từng mắc phải sai lầm, quan trọng là bạn dám chấp nhận lỗi sai và cố gắng khắc phục chúng. Nhà kinh doanh chiến lược và cũng là tác giả cuốn “Công thức cho doanh nhân” – Carol Roth chia sẻ: “Các vị lãnh đạo thường có ấn tượng tốt với nhân viên trung thực thẳng thắn nhận lỗi và nỗ lực sửa sai. Nhân viên nào không dám nhận sai, đưa đẩy đổ lỗi cho người khác chỉ khiến cấp trên cảm thấy khó chịu và đánh giá thấp hơn mà thôi…”

Bạn nên tìm hiểu best seller là gì để nâng cao kỹ năng bán hàng, đồng thời khám phá thêm về csr là gì để hiểu rõ hơn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Dám nghĩ dám làm, sẵn sàng vì tập thể

Giữa các nhân viên bình thường khác, một cá nhân xông xáo vì tập thể, thường xuyên nảy ra nhiều ý tưởng thú vị và dám nghĩ dám làm… sẽ trở nên nổi trội và thu hút Sếp mới. Cấp trên nào cũng rất ấn tượng và trọng dụng mẫu nhân viên có thể trở thành “trợ thủ đắc lực” cho mình như thế này.

Tránh chê Sếp cũ

Nếu bạn đang nghĩ chê trách, nói xấu Sếp cũ là cách tâng bốc, “lấy lòng” Sếp mới thì đó là sai lầm nghiêm trọng bạn nhé. Việc này không chỉ để lại ấn tượng xấu trong lòng cấp trên về bạn, mà bạn còn đang tự hạ thấp chính bản thân mình đấy. Chưa kể, Sếp mới sẽ trở nên dè chừng và đề phòng bạn hơn vì lo sợ biết đâu sau này họ sẽ trở thành “nạn nhân” tiếp theo bị bạn nói xấu.

Để phát triển sự nghiệp trong ngành sáng tạo, hãy tìm hiểu designer là gì và xem thêm về vfx là gì để hiểu cách hiệu ứng hình ảnh đang thay đổi ngành công nghiệp giải trí.

Hy vọng những Tips nhỏ trên đây giúp bạn xây dựng được ấn tượng đẹp trong lòng Sếp mới thời điểm cuối năm này. Chúc bạn được Sếp mới quý mến và hỗ trợ nhiều trong công việc nhé!

Xem thêm: Sếp rời đi cuối năm: Làm sao để thích nghi và duy trì động lực làm việc?

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn...

Tạm biệt hội chứng "buồn nôn, nhạt miệng" mỗi khi lương về

Lương về, nhiều người trẻ háo hức tự thưởng cho mình bằng những bữa ăn sang chảnh hay những món đồ mới mẻ. Nhưng niềm...

Nhân viên ngại cống hiến hết mình vì sợ nhận về KPI hết hồn cho năm sau

Trong môi trường công sở hiện đại, KPI (chỉ số hiệu suất công việc) được xem là một công cụ quan trọng để đo lường...

Không để áp lực công việc cản trở chuyện kết hôn: Mẹo giúp bạn sắp xếp kế hoạch hiệu quả

Áp lực công việc khiến nhiều người ngại kết hôn, thậm chí không muốn tính đến chuyện lập gia đình. Hãy để VietnamWorks mách bạn...

Bài Viết Liên Quan

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc...

Tạm biệt hội chứng "buồn nôn, nhạt miệng" mỗi khi lương về

Lương về, nhiều người trẻ háo hức tự thưởng cho mình bằng những bữa ăn...

Nhân viên ngại cống hiến hết mình vì sợ nhận về KPI hết hồn cho năm sau

Trong môi trường công sở hiện đại, KPI (chỉ số hiệu suất công việc) được...

Không để áp lực công việc cản trở chuyện kết hôn: Mẹo giúp bạn sắp xếp kế hoạch hiệu quả

Áp lực công việc khiến nhiều người ngại kết hôn, thậm chí không muốn tính...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers