adsads
Lượt Xem 2 K

Do đâu nhân viên “khó hòa hợp” với quản lý cấp trung?

“Giao đúng việc cho đúng người” giúp nhân viên phát huy được tối đa năng lực và thế mạnh của mình. Nhưng không phải nhà quản lý nào cũng có khả năng này. Có người còn liên tục “vạch lá tìm sâu” vì luôn không hài lòng với mọi việc nhân viên làm. Kể cả khi nhân viên hoàn thành xuất sắc công việc thì cũng không khen thưởng hay thể hiện sự trân trọng nỗ lực cống hiến ấy.

Bên cạnh đó, hay đổ lỗi cho cấp dưới cũng là điều nhiều quản lý cấp trung gặp phải. Thay vì nhìn nhận lại khả năng quản trị của mình, nhiều nhà quản lý chỉ chăm chăm đẩy hết lỗi về phía nhân viên. Cả năng lực lẫn tố chất của quản lý chưa đủ để cấp dưới tin cậy. Chưa kể, có người luôn yêu cầu khắt khe với cấp dưới nhưng chính bản thân mình lại chưa phải là tấm gương để nhân viên noi theo. 

Ngoài ra, nhiều quản lý không tôn trọng nhân viên và thường quát nạt cấp dưới trước tập thể, không lắng nghe ý kiến đóng góp cũng như hay bác bỏ ý tưởng và thành quả của cấp dưới… Nếu lãnh đạo cấp cao luôn nhìn thẳng vào vấn đề để giải quyết mâu thuẫn thì nhà quản lý cấp trung thường tránh né khi nảy sinh mâu thuẫn với nhân viên. Khả năng giao tiếp kém và không biết lắng nghe, ít quan tâm đến đời sống nhân viên cũng là nguyên nhân khiến cấp dưới khó hòa hợp với quản lý cấp trung.

Cấp dưới – cấp trên “khó hòa hợp” dẫn đến hậu quả gì?

Mối quan hệ căng thẳng tác động tiêu cực đến quá trình làm việc, đặc biệt là hiệu suất công việc giảm rõ rệt. Nhà quản lý cũng dần mất đi sự nể trọng trong mắt nhân viên. 

Thậm chí, môi trường làm việc toxic có thể khiến nhân tài rời bỏ công ty. Điều này còn có thể gây cản trở lộ trình thăng tiến của nhà quản lý.

“Phá tan” mối quan hệ “khó hòa hợp” với cấp dưới

Là “đầu tàu”, muốn phát triển tập thể vững mạnh, nâng cao hiệu suất công việc cũng như được cấp dưới nể trọng thì quản lý cấp trung nên khắc phục sự khó hòa hợp với nhân viên như sau:

– Đầu tiên, bạn phải biết kiểm soát cảm xúc và giữ thái độ bình tĩnh, tránh nổi nóng. Phong thái điềm tĩnh của một nhà quản lý khiến nhân viên nể trọng hơn.

– Thay vì trở thành “nhà độc tài” liên tục “chỉ tay 5 ngón”, bạn nên hòa nhã với nhân viên của mình. Đồng thời biết lúc nào nên nhu lúc nào nên cương và đặt ra giới hạn vạch rõ ranh giới cấp trên – cấp dưới.

– Biết lắng nghe để thấu hiểu vấn đề và nỗi lòng của nhân viên. Khi biết được nhân viên đang khó chịu điều gì về mình, bạn nên có một cuộc trò chuyện cởi mở để cả 2 cùng thay đổi cho hòa hợp hơn.

– Đừng để phong cách lãnh đạo cực đoan Quản lý vi mô Micro Management khiến nhân viên khó chịu. Tránh soi mói, để ý tiểu tiết khiến nhân viên “ngộp thở” mà thay vào đó hãy góp ý tích cực và chỉ dẫn, hỗ trợ nhân viên trong công việc.

– Đặc biệt với những ai lần đầu làm Sếp, bạn cần có những tư duy và kỹ năng cần thiết để vừa dẫn dắt đội nhóm thành công vừa hòa hợp với mọi thành viên trong nhóm. Đừng bỏ lỡ khóa học “Lần đầu làm sếp – Hành trang để tự tin và hiệu quả” để tích lũy hành trang từ những bước chập chững tập tành đến “bất khả chiến bại” trên hành trình trở thành nhà quản lý tài ba: https://www.vietnamworks.com/tram-sac/elearning/lan-dau-lam-sep-hanh-trang-de-tu-tin-va-hieu-qua – Ngoài ra, đừng quên quan tâm đến tinh thần lẫn đời sống cá nhân của nhân viên bạn nhé.

Hy vọng những chia sẻ trên giúp bạn hiểu được vì sao nhân viên lại khó hòa hợp với quản lý cấp trung. Chúc bạn tạo dựng được mối quan hệ hòa hợp với cấp dưới và được cấp dưới nể trọng hơn.

Xem thêm: Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn nữa còn phải chủ động thích ứng với hoàn cảnh. Thay vì để môi trường toxic ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và hiệu suất công việc, hãy chú trọng đến những điều bạn học được từ môi trường làm việc thiếu công bằng. Đặc biệt, học từ nghịch cảnh và nỗ lực vượt lên nghịch cảnh giúp bạn mạnh hơn và phát triển bản thân toàn diện hơn.

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn Tết. Là người tiêu dùng thông minh, làm sao để vừa chi tiêu sắm sửa Tết chu toàn vừa không “vung tay quá trán” khiến bản thân rơi vào “bẫy nợ” đầu năm? Học ngay nghệ thuật “làm chủ” thẻ tín dụng giúp chi tiêu hợp lý mùa Tết từ VietnamWorks trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Tạm biệt hội chứng "buồn nôn, nhạt miệng" mỗi khi lương về

Lương về, nhiều người trẻ háo hức tự thưởng cho mình bằng những bữa ăn sang chảnh hay những món đồ mới mẻ. Nhưng niềm vui ngắn ngủi ấy thường nhanh chóng nhường chỗ cho nỗi lo hết tiền giữa tháng. Đã đến lúc chúng ta cần thay đổi, học cách chi tiêu thông minh để sống thoải mái mà không rơi vào vòng xoáy thiếu thốn.

Nhân viên ngại cống hiến hết mình vì sợ nhận về KPI hết hồn cho năm sau

Trong môi trường công sở hiện đại, KPI (chỉ số hiệu suất công việc) được xem là một công cụ quan trọng để đo lường và đánh giá kết quả công việc của nhân viên. Tuy nhiên, khi áp lực về KPI trở nên quá lớn, nó lại có thể trở thành một rào cản, khiến nhiều nhân viên ngại cống hiến hết mình. Họ sợ rằng những đóng góp vượt mức kỳ vọng trong năm nay sẽ làm gia tăng yêu cầu trong năm sau, tạo ra áp lực khó chịu và không mong muốn.

Không để áp lực công việc cản trở chuyện kết hôn: Mẹo giúp bạn sắp xếp kế hoạch hiệu quả

Áp lực công việc khiến nhiều người ngại kết hôn, thậm chí không muốn tính đến chuyện lập gia đình. Hãy để VietnamWorks mách bạn mẹo sắp xếp kế hoạch công việc hiệu quả cũng như nghệ thuật phát triển hành trình sự nghiệp không cản trở chuyện kết hôn trong bài viết này bạn nhé!

Bài Viết Liên Quan

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn nữa còn phải chủ động thích ứng với hoàn cảnh. Thay vì để môi trường toxic ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và hiệu suất công việc, hãy chú trọng đến những điều bạn học được từ môi trường làm việc thiếu công bằng. Đặc biệt, học từ nghịch cảnh và nỗ lực vượt lên nghịch cảnh giúp bạn mạnh hơn và phát triển bản thân toàn diện hơn.

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn Tết. Là người tiêu dùng thông minh, làm sao để vừa chi tiêu sắm sửa Tết chu toàn vừa không “vung tay quá trán” khiến bản thân rơi vào “bẫy nợ” đầu năm? Học ngay nghệ thuật “làm chủ” thẻ tín dụng giúp chi tiêu hợp lý mùa Tết từ VietnamWorks trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Tạm biệt hội chứng "buồn nôn, nhạt miệng" mỗi khi lương về

Lương về, nhiều người trẻ háo hức tự thưởng cho mình bằng những bữa ăn sang chảnh hay những món đồ mới mẻ. Nhưng niềm vui ngắn ngủi ấy thường nhanh chóng nhường chỗ cho nỗi lo hết tiền giữa tháng. Đã đến lúc chúng ta cần thay đổi, học cách chi tiêu thông minh để sống thoải mái mà không rơi vào vòng xoáy thiếu thốn.

Nhân viên ngại cống hiến hết mình vì sợ nhận về KPI hết hồn cho năm sau

Trong môi trường công sở hiện đại, KPI (chỉ số hiệu suất công việc) được xem là một công cụ quan trọng để đo lường và đánh giá kết quả công việc của nhân viên. Tuy nhiên, khi áp lực về KPI trở nên quá lớn, nó lại có thể trở thành một rào cản, khiến nhiều nhân viên ngại cống hiến hết mình. Họ sợ rằng những đóng góp vượt mức kỳ vọng trong năm nay sẽ làm gia tăng yêu cầu trong năm sau, tạo ra áp lực khó chịu và không mong muốn.

Không để áp lực công việc cản trở chuyện kết hôn: Mẹo giúp bạn sắp xếp kế hoạch hiệu quả

Áp lực công việc khiến nhiều người ngại kết hôn, thậm chí không muốn tính đến chuyện lập gia đình. Hãy để VietnamWorks mách bạn mẹo sắp xếp kế hoạch công việc hiệu quả cũng như nghệ thuật phát triển hành trình sự nghiệp không cản trở chuyện kết hôn trong bài viết này bạn nhé!

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers