adsads
Vai trò của CSR là gì trong sự phát triển của doanh nghiệp?
Lượt Xem 294

CSR hiện đang trở thành một yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhất là khi các công ty đang cố gắng tạo ra những tác động tích cực cho xã hội, CSR đóng vai trò thiết yếu giúp tổ chức đạt được sự phát triển bền vững. Bài viết dưới đây, HR Insider sẽ giúp bạn hiểu rõ CSR là gì? Tầm quan trọng, trách nhiệm xã hội, cũng như cách áp dụng CSR hiệu quả. Tuyệt đối đừng bỏ qua nhé!

CSR là gì?

CSR là viết tắt của cụm từ Corporate Social Responsibility, được hiểu là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động mạng lại lợi ích cho cộng đồng. Đây được coi là cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế, xã hội và môi trường tại nơi họ hoạt động. CSR giúp nâng cao giá trị thương hiệu, củng cố lòng tin với khách hàng và các bên liên quan.

CSR là gì trong hoạt động kinh doanh?

CSR là gì trong hoạt động kinh doanh?

CSR là thuật ngữ được nhắc đến rất nhiều trong hoạt động kinh doanh hiện nay. Tuy nhiên, CSR là gì? Ý nghĩa của CSR là như thế nào thì không phải ai cũng biết. Việc hiểu sai nghĩa của CSR có thể gây ảnh hưởng rất lớn quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của CSR là gì?

CSR đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Cụ thể:

Cải thiện nhận thức của khách về thương hiệu

Việc sở hữu một hình ảnh gắn liền với các hoạt động, ý thức xã hội ngày càng trở nên quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Người tiêu dùng và các bên liên quan sẽ ưu tiên CSR khi lựa chọn thương hiệu. Để tạo được điểm nổi bật so với các đối thủ khác, công ty bạn nên cho mọi người thấy được mình là một thương hiệu uy tín và có trách nhiệm với xã hội.

Thu hút và giữ chân nhân viên

Không chỉ riêng người tiêu dùng bị thu hút bởi các doanh nghiệp sở hữu nhiều hoạt động CSR. Các nhân viên cũng muốn được làm việc ở một môi trường văn minh, vì cộng động. Nhiều nhân viên còn chia sẻ rằng, họ muốn gắn bó và tiếp tục cùng công ty mang đến nhiều giá trị vì cộng đồng hơn nữa.

Cách xây dựng môi trường làm việc lý tưởng để thúc đẩy năng lượng làm việc của nhân viên.

Vai trò của CSR là gì trong sự phát triển của doanh nghiệp

Vai trò của CSR là gì trong sự phát triển của doanh nghiệp

Tăng sức hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư

Bằng cách thể hiện tầm nhìn rõ ràng với những sáng kiến CSR nổi bật, chắc chắn công ty của bạn sẽ trở nên hấp dẫn và thu hút nhiều nhà đầu tư. Việc thực hiện CSR một cách nghiêm túc sẽ giúp đối tác, nhà đầu tư thấy được rằng bạn quan tâm đến lợi ích ngắn hạn cũng như dài hạn. Theo đó, CSR đi đôi với các số liệu về môi trường và xã hội, điều này giúp các nhà phân tích định lượng được những nỗ lực xã hội của công ty.

Các trách nhiệm CSR mà doanh nghiệp cần tuân thủ

Trách nhiệm CSR là gì? – Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm nhiều trách nhiệm khác nhau mà đơn vị nên thực hiện để đóng góp cho cộng đồng. Dưới đây là những trách nhiệm chính của CSR:

CSR môi trường

Trách nhiệm môi trường ở đây là việc giảm thiểu tác động tiêu cực của các hoạt động kinh doanh đối với môi trường. Các công ty cần có những biện pháp để giảm lượng khí carbon, thúc đẩy cân bằng sinh thái, tập trung bảo vệ môi trường. Đồng thời, hỗ trợ các sáng kiến nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và khắc phục vấn đề biến đổi khí hậu.

CSR đạo đức

Trách nhiệm đạo đức trong CSR là gì? Ở đây, người ta nhấn mạnh đến việc đối xử công bằng giữa các cá nhân và tôn trọng nhân quyền trong hoạt động kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp nên duy trì hoạt động kinh doanh của mình một cách có đạo đức, đảm bảo quyền và phúc lợi của người lao động.

Kỹ năng đạo đức nghề nghiệp: Nền tảng thành công và đạo đức cá nhân.

Trách nhiệm CSR là gì trong các hoạt động doanh nghiệp

Trách nhiệm CSR là gì trong các hoạt động doanh nghiệp

Trách nhiệm này bao gồm việc đảm bảo tiền lương, chế độ phúc lợi, loại bỏ hành vi phân biệt đối xử, không lao động cưỡng bức, xây dựng môi trường làm việc công bằng, văn minh. Bên cạnh đó, thúc đẩy các hoạt động tìm nguồn cung ứng chất lượng, có trách nhiệm. Các tổ chức nên tiến hành kiểm tra chuỗi cung ứng thường xuyên nhằm đảm bảo tuân theo tiêu chuẩn đạo đức và nhân quyền.

Hiểu thêm về các phúc lợi nhân viên khi đi làm để có thể hoàn thiện quy trình xây dựng chiến lược đãi ngộ hiệu quả cho doanh nghiệp, nhằm giữ chân nhân viên.

CSR từ thiện

Công ty nên tham gia vào các hoạt động thiện nguyện như giúp đỡ trẻ mồ côi, người dân có hoàn cảnh khó khăn, cứu trợ thiên tai,… Bằng cách đầu tư vào các hoạt động từ thiện, họ thể hiện cam kết đền đáp cộng đồng nơi mình đang hoạt động kinh doanh. Áp dụng CSR từ thiện giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị thương hiệu và tăng sự uy tín của mình.

CSR kinh tế

Trách nhiệm này tập trung vào các khía cạnh tài chính của một số vấn đề về môi trường, đạo đức, từ thiện xã hội. Không chỉ tạo ra lợi nhuận, mỗi doanh nghiệp cần phải tự giác thực hiện việc nộp thuế để hỗ trợ nền kinh tế. CSR hiện đang được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng và mang về hiệu quả tích cực.

Xem thêm: Các khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN cho người lao động.

6 tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội

ISO 45001

Ra đời vào năm 2018, tiêu chuẩn ISO 45001 đã trở thành kim chỉ nam toàn cầu về quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Với mục tiêu tối ưu hóa môi trường làm việc, ISO 45001 không chỉ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động, từ đó tăng cường năng suất và hiệu quả hoạt động.

Tiêu chuẩn ISO 45001:2018, được ban hành vào năm 2018, đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Thay thế tiêu chuẩn OHSAS 18001 trước đó, ISO 45001:2018 cung cấp một khung khổ toàn diện hơn, giúp các tổ chức xác định, đánh giá và kiểm soát các rủi ro liên quan đến an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc, từ đó tạo ra một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh hơn.

SA8000

Ra đời vào năm 2001, tiêu chuẩn SA8000 được xây dựng dựa trên nền tảng vững chắc của các công ước quốc tế về nhân quyền và lao động, cùng với luật pháp của từng quốc gia. Mục tiêu của SA8000 là đảm bảo quyền lợi tối đa cho người lao động, đồng thời thúc đẩy sự minh bạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể chủ động tham gia vào cộng đồng SA8000 hoặc lựa chọn xin cấp chứng nhận để khẳng định cam kết của mình với những tiêu chuẩn cao nhất về trách nhiệm xã hội.

CSR là gì? Vai trò, trách nhiệm và ví dụ điển hình

BSCI

BSCI (Business Social Compliance Initiative) được Hiệp hội Ngoại thương (FTA) đề xuất ra đời năm 2023.  BSCI là bộ tiêu chuẩn toàn diện nhằm nâng cao điều kiện làm việc và tuân thủ trách nhiệm xã hội trong chuỗi cung ứng. BSCI đặt ra các quy định cụ thể để đảm bảo quyền lợi của người lao động và sự bền vững trong hoạt động kinh doanh.

BSCI là một công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng điều kiện làm việc trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Thông qua việc đánh giá theo bộ tiêu chuẩn quy tắc ứng xử BSCI, các doanh nghiệp có thể xác định những điểm cần cải thiện và xây dựng kế hoạch hành động cụ thể. Kết quả đánh giá, được xếp hạng từ A đến E, sẽ được công khai trên trang web của BSCI, giúp doanh nghiệp minh bạch hóa cam kết trách nhiệm xã hội của mình. Để duy trì chứng nhận, các doanh nghiệp đạt hạng A và B sẽ được đánh giá lại tổng thể 2 năm một lần, trong khi doanh nghiệp đạt hạng C và D cần trải qua đánh giá hàng năm.

SMETA

SMETA (viết tắt của Sedex Members Ethical Trade Audit) là một công cụ đánh giá toàn diện về thực hành đạo đức trong kinh doanh. Khác với một số tiêu chuẩn khác, SMETA không cấp chứng nhận mà cung cấp một bản báo cáo chi tiết, minh bạch về tình hình thực tế của doanh nghiệp. Bản báo cáo này được lưu trữ trên nền tảng Sedex và có thể được chia sẻ với các đối tác trong chuỗi cung ứng, giúp tăng cường sự tin cậy và minh bạch trong kinh doanh.

WRAP

WRAP (Worldwide Responsible Accredited Production) là một bộ tiêu chuẩn toàn cầu nhằm đánh giá mức độ tuân thủ trách nhiệm xã hội trong ngành sản xuất dệt may. Khi một nhà máy sản xuất đạt chứng nhận WRAP, điều đó chứng tỏ họ đã cam kết hoạt động kinh doanh một cách có trách nhiệm, tuân thủ pháp luật và đáp ứng các tiêu chuẩn đạo đức quốc tế về môi trường làm việc. Việc áp dụng WRAP không chỉ giúp nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp mà còn đảm bảo quyền lợi của người lao động và góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp thời trang.

WCA

WCA (Workplace Condition Assessment) là một công cụ toàn diện, hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa môi trường làm việc. WCA không chỉ giúp các đơn vị sản xuất kinh doanh tiết kiệm chi phí mà còn đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn ngành, nâng cao hiệu quả sản xuất và đóng góp vào sự phát triển bền vững.

Cách áp dụng CSR hiệu quả?

Để áp dụng CSR một cách hiệu quả, doanh nghiệp có thể thực hiện theo những bước dưới đây:

Cách thực hiện CSR hiệu quả trong doanh nghiệp

Cách thực hiện CSR hiệu quả trong doanh nghiệp

  • Đưa vào văn hoá doanh nghiệp: Gắn nguyên tắc CSR vào sứ mệnh và hoạt động hàng ngày của công ty. Điều này giúp văn hoá tổ chức trở nên chuyên nghiệp và có trách nhiệm hơn.
  • Có sự tham gia của nhiều bên liên quan: Bao gồm nhân viên, đối tác, khách hàng, nhà cung cấp, cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ. Sự tham gia của các bên liên quan sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra được những sáng kiến phù hợp với nhu cầu của họ.
  • Đặt mục tiêu, chỉ tiêu đo lường: Xác định mục tiêu dự án cụ thể, có thể đạt được, đo lường được và có thời hạn cho các sáng kiến CSR. Chính điều này cho phép các công ty theo dõi được tiến trình, đánh giá và thực hiện cải tiến cần thiết.
  • Báo cáo minh bạch và giải trình: Truyền đạt hoạt động và kết quả CSR thông qua các báo cáo minh bạch. Điều này giúp thúc đẩy tính minh bạch, xây dựng niềm tin, đồng thời khiến các công ty chịu trách nhiệm về các cam kết của họ.

Một số ví dụ về CSR ở Việt Nam

Trong cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam, việc thực hiện Trách nhiệm Xã hội Doanh nghiệp (CSR) ngày càng trở nên phổ biến và được coi là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh và uy tín của các doanh nghiệp. Một số ví dụ tiêu biểu về việc thực hiện CSR tại Việt Nam như:

VinFast

Với mong muốn góp phần bảo vệ môi trường và hướng tới một tương lai xanh sạch hơn, VinFast – thương hiệu ô tô điện hàng đầu Việt Nam – đã chính thức ra mắt mẫu xe điện VF e34 vào ngày 15/10/2021. Bằng việc giới thiệu công nghệ xe điện tiên tiến, VinFast không chỉ mang đến một lựa chọn di chuyển thông minh mà còn tích cực truyền thông về tầm quan trọng của việc giảm thiểu khí thải, góp phần hạn chế tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu. Qua đó, VinFast mong muốn nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề môi trường và khuyến khích mọi người cùng chung tay xây dựng một cuộc sống bền vững.

Vinamilk

Vinamilk là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sữa tại Việt Nam. Doanh nghiệp thường xuyên thực hiện các hoạt động hỗ trợ cộng đồng như xây dựng trường học, cung cấp sữa miễn phí cho trẻ em ở các vùng sâu, vùng xa, và hỗ trợ người nghèo, người khuyết tật. Đồng thời, Vinamilk cũng đặc biệt chú trọng đến việc bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất, sử dụng nguồn nguyên liệu bền vững. Bên cạnh đó, Vinamilk cũng thực hiện nhiều chiến dịch ý nghĩa có thể kể đến như Vươn cao Việt Nam, Một triệu cây xanh,…

CSR là gì? Vai trò, trách nhiệm và ví dụ điển hình

Unilever Việt Nam

Unilever Việt Nam là thành viên của Unilever – một trong những tập đoàn đa quốc gia hàng đầu hiện nay trong ngành hàng tiêu dùng. Unilever Việt Nam cũng chú trọng đến việc thực hiện các chương trình CSR. Điển hình là chương trình “Sạch hơn, Đẹp hơn” của Unilever nhằm tăng cường nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra, Unilever cũng hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững và công bằng, đồng thời thúc đẩy các chương trình giáo dục và phát triển cộng đồng.

VietinBank

VietinBank là một trong những ngân hàng lớn tại Việt Nam, thường xuyên tham gia vào các hoạt động xã hội như xây trường, hỗ trợ giáo dục, hỗ trợ người nghèo và người tàn tật. Bên cạnh đó, VietinBank cũng chú trọng đến việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp bền vững và có trách nhiệm với cộng đồng.

Nội dung bài viết trên đã giúp các bạn biết được CSR là gì? CSR quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của một doanh nghiệp? HR Insider hy vọng doanh nghiệp của bạn sẽ áp dụng CSR một cách hiệu quả và có thêm nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.

— HR Insider —

VietnamWorks– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được giá trị của em?" Câu than thở này có lẽ...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay gắt, tấm bằng Thạc sĩ đã trở thành lựa chọn...

999+ Câu chúc Tết bạn bè độc đáo, hài hước nhất 2025

[2025] Tuyển tập câu chúc Tết bạn bè hay, độc đáo và hài hước nhất

Tết đến xuân về là dịp để chúng ta trao gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến bạn bè, người thân. Dưới đây là...

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa và ngọt ngào nhất

Năm mới là dịp để trao gửi yêu thương qua những lời chúc chân thành và ý nghĩa. Đặc biệt, lời chúc năm mới người...

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để sum họp gia đình mà còn là thời điểm để người Việt thể hiện sự tôn trọng...

Bài Viết Liên Quan

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay...

999+ Câu chúc Tết bạn bè độc đáo, hài hước nhất 2025

[2025] Tuyển tập câu chúc Tết bạn bè hay, độc đáo và hài hước nhất

Tết đến xuân về là dịp để chúng ta trao gửi những lời chúc tốt...

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa và ngọt ngào nhất

Năm mới là dịp để trao gửi yêu thương qua những lời chúc chân thành...

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để sum họp gia đình mà còn là...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers