adsads
Lượt Xem 253

Đồng nghiệp không muốn nghe lời quản lý mới nên ứng xử thế nào để đẹp lòng hai bên?

Không nghe lời quản lý mới vì ấn tượng sâu sắc với quản lý cũ

Sự không đồng thuận từ phía người nhân viên đối với người quản lý mới có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân ở cả hai phía. Tuy nhiên, có trường hợp cho thấy rằng dù người quản lý mới có thái độ và tác phong tích cực, nhiều nhân viên vẫn có thể gặp khó khăn trong giao tiếp với quản lý mới vì họ đã quen với những quy trình và cách làm việc từ người quản lý cũ. Khi một quản lý mới đến và thay đổi mọi thứ, nhân viên có thể cảm thấy những thay đổi này không cần thiết và làm xáo trộn công việc đang theo một hướng duy nhất của họ.

Chị Thanh Trúc (29 tuổi, Thủ Đức) làm Quản lý nhân sự tại một công ty công nghệ cho biết, người quản lý trước đó ở vị trí này đã có nhiều đóng góp to lớn cho công ty. Đặc biệt là nhờ cách lãnh đạo quyết đoán nhưng vô cùng công bằng của người quản lý cũ, đồng thời cũng luôn biết cách động viên nhân viên. 

Tuy nhiên vì người quản lý cũ muốn gác lại sự nghiệp để lo cho gia đình, công ty đã tuyển chị Thanh Trúc trong cương vị quản lý nhân sự mới. Song, minh có nhiều kinh nghiệm và ý tưởng làm việc sáng tạo hơn, chị đã gặp phải một vấn đề lớn: Nhân viên trong bộ phận không lắng nghe và hợp tác.

“Mình đã từng nghe những nhân viên khác so sánh cách lãnh đạo của mình với người quản lý cũ. Thậm chí có lần một nhân viên đã từng nói thẳng với mình: “Chị Y không làm như thế, tại sao chị lại muốn thay đổi theo hướng này?”. Điều này vô tình khiến cho mình rất áp lực vì ấn tượng quá sâu sắc của người đi trước”. – Chị Trúc chia sẻ. 

Cách để nhân viên và nhà quản lý hoà hợp hơn

Sau vài lần trao đổi với nhân viên và nhận ra bản thân đang phải đối mặt với cái bóng quá lớn của người quản lý cũ, chị Trúc quyết định đổi cách tiếp cận theo hướng khác. Thay vì áp đặt những thay đổi ngay lập tức, chị bắt đầu dành thời gian để tìm hiểu từng nhân viên, lắng nghe những câu chuyện và ý kiến của họ về công việc và cả về người quản lý trước đó. Chị còn chia sẻ kỹ hơn về cách mà bản thân chị đã áp dụng để có thể hoà hợp với các nhân viên của mình qua những lưu ý quan trọng như sau. 

Xây dựng lòng tin

Khi người quản lý mới chưa chứng minh được khả năng và uy tín của mình, nhân viên có thể có thái độ hoài nghi và không muốn tuân theo những yêu cầu mới. Họ có thể so sánh mọi quyết định và hành động của người quản lý mới với người trước đó. Chính vì vậy, người quản lý mới cần thể hiện khả năng của mình thông qua việc đưa ra những quyết định hợp lý, có tính tin cậy và công bằng, đồng thời chứng minh được rằng những quyết định đó có thể mang lại lợi ích cho đội ngũ.

Ngoài ra, người quản lý mới cũng có thể xây dựng lòng tin với cấp dưới của mình thông qua việc biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của họ. Thái độ luôn sẵn sàng lắng nghe những đóng góp và ý kiến có thể giúp nhân viên cởi mở hơn trong việc chia sẻ quan điểm của mình. Điều này vừa giúp quản lý hiểu rõ hơn về tâm tư, nguyện vọng lẫn định hướng của nhân viên, vừa thể hiện cho họ thấy sự tôn trọng đối với họ. 

Giao tiếp hiệu quả

Bên cạnh việc lắng nghe và xây dựng lòng tin, nhà quản lý cũng cần thấu hiểu cách giao tiếp với nhân viên của mình. Khi đưa ra yêu cầu hoặc đưa ra những mục tiêu, bạn hãy đảm bảo rằng nhân viên đã hiểu rõ các yêu cầu của mình bằng cách giải thích lý do tại sao những điều này lại cần thiết. 

Thay vì chỉ đưa ra yêu cầu buộc nhân viên phải làm thế này hoặc thế kia, nhà quản lý hãy vạch định ra những mục tiêu cần đạt được và lợi ích, hạn chế của từng khía cạnh làm gì. Đồng thời bạn cũng có thể đề xuất thêm những giải pháp hoặc hướng đi cho nhân viên có thể dựa theo đó mà triển khai công việc. 

Đôi khi, nhiều nhân viên không cảm thấy thoải mái và tự tin để chia sẻ ý kiến của mình, do đó lúc này nhà quản lý cần chủ động thể hiện sự quan tâm và hỏi han họ về những vấn đề trong công việc hằng ngày. Từ đó, quản lý có thể đưa ra những giải pháp hoặc sự hỗ trợ cụ thể giúp cho nhân viên để xây dựng lòng tin nơi họ. 

Xem thêm: Sự thật tréo ngoe: Người giỏi chuyên môn nhưng giao tiếp kém liệu có bị lép vế?

Tôn trọng văn hóa công ty

Trước khi thực hiện công việc của nhà quản lý, bạn nên tìm hiểu kỹ về văn hóa công ty và quy trình làm việc hiện tại của phòng ban mình phụ trách. Liệu đây là một môi trường cởi mở, năng động và không ngại thay đổi hay đây là môi trường thích sự bền vững và luôn tuân thủ theo các quy tắc sẵn có? 

Người quản lý mới có thể có phong cách lãnh đạo khác biệt hoàn toàn so với người tiền nhiệm. Sự khác biệt này có thể gây ra mâu thuẫn và khó khăn trong việc thích nghi, khiến cho các nhân viên cảm thấy khó chịu và không muốn hợp tác lắng nghe. Do đó, dựa trên sự hiểu biết và nghiên cứu về văn hoá làm việc của phòng ban, người quản lý có thể điều chỉnh phong cách lãnh đạo của mình cho phù hợp với công ty và các nhân viên. Nhờ vậy mà những đề xuất hoặc giải pháp của quản lý cũng sẽ dễ dàng được các nhân viên chấp nhận hơn.

Tạo điều kiện cho sự phát triển

Người quản lý mới cần ghi nhớ rằng bất kỳ nhân viên nào cũng không thích sự kiểm soát chặt chẽ từ phía cấp trên. Do đó thay vì kiểm soát, bạn hãy dẫn dắt họ giống như vai trò của một người thầy hướng dẫn. Bạn có thể khuyến khích nhân viên học hỏi qua việc thử nghiệm các ý tưởng mới và giải pháp sáng tạo, bằng cách tạo ra một không gian an toàn để nhân viên có thể chia sẻ ý tưởng mà không sợ bị phê bình.

Ngoài ra, với vai trò là nhà quản lý bạn cũng cần chịu trách nhiệm lập kế hoạch và tổ chức công việc theo đội nhóm một cách rõ ràng. Đồng thời, đừng quên công nhận những đóng góp của nhân viên và đội nhóm. Đây không chỉ là cách để khen thưởng và khích lệ tinh thần làm việc, mà còn giúp tạo nên văn hoá trân trọng nhân viên của mình.

Việc nhân viên không muốn nghe lời quản lý mới là một vấn đề chốn công sở không còn quá xa lạ, nhưng đây cũng là vấn đề hoàn toàn có thể giải quyết được. Bằng cách hiểu rõ nguyên nhân xuất phát từ cả hai phía và áp dụng những phương pháp giao tiếp phù hợp, người quản lý và nhân viên vẫn có thể cùng nhau xây dựng một môi trường làm việc hài hòa và hiệu quả. Từ đó giúp thúc đẩy hiệu suất làm việc đội nhóm và đạt nhiều thành tựu mới hơn. Hãy theo dõi VietnamWorks và HR Insider để đón đọc thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé!

Xem thêm các bài viết thú vị cùng chủ đề sau:

  • Ojt Là Gì? Khám Phá Đào Tạo Tại Chỗ, Lợi Ích Và Cách Thực Hiện Để Nâng Cao Kỹ Năng Nhân Viên
  • Deposit Là Gì? Tìm Hiểu Về Tiền Đặt Cọc, Các Loại Hình Phổ Biến Và Vai Trò Của Nó Trong Các Giao Dịch Tài Chính
  • Yoy Là Gì? Khái Niệm So Sánh Năm Qua Năm Trong Phân Tích Tài Chính Và Cách Đánh Giá Hiệu Suất Kinh Doanh
  • Trình Độ Văn Hoá? Ý Nghĩa, Các Tiêu Chuẩn Đánh Giá Và Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Cá Nhân Và Xã Hội
  • Moderator Là Gì? Vai Trò Quản Lý, Trách Nhiệm Và Kỹ Năng Cần Có Để Điều Hành Các Diễn Đàn Trực Tuyến Hiệu Quả
  • Trình Độ Chuyên Môn Là Gì? Khái Niệm, Các Tiêu Chuẩn Đánh Giá Và Vai Trò Của Nó
  • Staff Là Gì? Định Nghĩa, Các Vai Trò Và Chức Năng Của Nhân Viên Trong Tổ Chức Doanh Nghiệp Và Cách Quản Lý Hiệu Quả
  • Ot Là Gì? Khái Niệm Làm Thêm Giờ, Quy Định Pháp Lý, Chính Sách Của Doanh Nghiệp
  • Reference Là Gì? Khái Niệm, Vai Trò Trong Quy Trình Tuyển Dụng Và Cách Sử Dụng Thông Tin
  • Lương Kế Toán là gì? Phân Tích Các Thành Phần Của Mức Lương Trong Ngành Kế Toán, Cách Tính Toán

 

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

— HR Insider —

VietnamWorksWebsite tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. 

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Thay đổi cách quản lý cảm tính trước những hệ quả khôn lường

Phần lớn người đi làm nào hẳn cũng đã từng gặp một người sếp mà quyết định dường như dựa nhiều vào cảm xúc hơn...

Mong muốn khoản thưởng cuối năm: Không chỉ là tiền mà còn là sự công nhận

Tiền thưởng cuối năm thì ai cũng thích, nhưng được nhận thêm sự công nhận của cấp trên về nỗ lực làm việc của mình...

Không còn thưởng Tết và lương tháng 13, học cách quản lý tài chính cá nhân để kịp dự phòng ăn Tết

Tết năm nay có thể không còn thưởng Tết và lương tháng 13 hiện đang là nỗi bận tâm của hầu hết người đi làm....

Cảm thấy chán nản với công việc hiện tại nhưng đổi việc liệu có phải là lựa chọn tốt?

Bạn chán việc nhưng đã bao giờ bạn test thử mình đang nằm ở cấp độ nào trong “thang đo chán việc” chưa? Nếu đang...

Cơ hội và rủi ro khi nhảy việc cuối năm, lựa chọn nào là đúng đắn?

Nhảy việc cuối năm thì mất thưởng Tết, mà gắng ở lại thì quá chán ngán công ty? Nếu bạn vẫn đang phân vân không...

Bài Viết Liên Quan

Thay đổi cách quản lý cảm tính trước những hệ quả khôn lường

Phần lớn người đi làm nào hẳn cũng đã từng gặp một người sếp mà...

Mong muốn khoản thưởng cuối năm: Không chỉ là tiền mà còn là sự công nhận

Tiền thưởng cuối năm thì ai cũng thích, nhưng được nhận thêm sự công nhận...

Không còn thưởng Tết và lương tháng 13, học cách quản lý tài chính cá nhân để kịp dự phòng ăn Tết

Tết năm nay có thể không còn thưởng Tết và lương tháng 13 hiện đang...

Cảm thấy chán nản với công việc hiện tại nhưng đổi việc liệu có phải là lựa chọn tốt?

Bạn chán việc nhưng đã bao giờ bạn test thử mình đang nằm ở cấp...

Cơ hội và rủi ro khi nhảy việc cuối năm, lựa chọn nào là đúng đắn?

Nhảy việc cuối năm thì mất thưởng Tết, mà gắng ở lại thì quá chán...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers