adsads
data analyst thumb
Lượt Xem 5 K

Data Analyst là gì?

Khái niệm Data Analyst là gì?

Data AnalystChuyên viên phân tích dữ liệu là công việc thu thập, chọn lọc và phân tích dữ liệu để đưa ra đánh giá, kết luận và đề xuất phương án cho một vấn đề trong doanh nghiệp. Dữ liệu có thể liên quan đến bất kỳ mảng nào trong quá trình vận hành kinh doanh như dữ liệu khách hàng, sản phẩm,…

Hiện nay, bộ phận Data Analyst có nhiều ở những công ty chuyên về IT, có dữ liệu khách hàng khổng lồ cần xử lý như ngân hàng, phát triển phần mềm chuyên dụng, startup về công nghệ, hàng tiêu dùng nhanh,… Việc phân tích dữ liệu đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi khách hàng, đối thủ cạnh tranh hay các yếu tố khác trên thị trường kinh doanh để có thể đưa ra quyết định một cách hiệu quả nhất.

Data Analyst là gì?

Xem thêm :

Học Data Analyst ra để làm gì?

Người học Data Analyst sau khi tốt nghiệp có thể theo đuổi nhiều mảng khác nhau tùy theo khả năng và định hướng lâu dài của bản thân. Dưới đây là một số vị trí mà người học có thể tham khảo:

Data Analyst

Vị trí này chuyên đảm nhận công việc thu thập, tổng hợp và phân tích khối lượng dữ liệu lớn để đưa ra định hướng cho doanh nghiệp trong một số hoạt động cụ thể như marketing, chăm sóc khách hàng,… Data Analyst sẽ xây dựng biểu đồ bằng cách sử dụng các công cụ trực quan để đưa ra góc nhìn tổng quan đến chi tiết dựa trên dữ liệu thô thu thập được. Các bộ phận khác sẽ dựa trên những số liệu này để xây dựng kế hoạch nhằm đạt được các mục tiêu về doanh thu, sản xuất….

Business Analyst

Điểm khác nhau giữa Business Analyst và Data Analyst là gì? Chuyên viên phân tích kinh doanh có thể hiểu là việc dựa trên dữ liệu có giá trị đã thu thập để đưa ra dự đoán về định hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Thông thường, bộ phận business analyst sẽ làm việc trực tiếp với ban lãnh đạo để đưa ra đề xuất tối ưu hóa lợi nhuận, hạn chế rủi ro cho các định hướng mà họ đề xuất.

Học Data Analyst ra để làm gì?

Phân tích định lượng

Vị trí phân tích định lượng thường có chuyên môn mạnh về tài chính. Vai trò của nhân viên phân tích định lượng là dự đoán sự biến động về giá của thị trường trái phiếu, cổ phiếu. Dự trên cơ sở đó, họ đưa ra dự đoán về xu hướng thị trường trong thời gian gần, xem xét tiềm năng để quyết định có nên đầu tư vào thời điểm này hay không.

Digital Marketer

Digital marketer có thể hiểu là người làm tiếp thị trên nền tảng số. Vai trò của một digital marketer chính là xác định sự thay đổi của xu hướng thị trường cũng như hành vi khách hàng, từ đó đề xuất các chiến dịch marketing phù hợp. Vì đặc thù công việc liên quan trực tiếp đến số nên digital marketer cũng cần có khả năng đọc và xử lý dữ liệu tốt.

Thuận lợi, khó khăn và tiềm năng của Data Analyst

Là một ngành được dự đoán là có tiềm năng phát triển mạnh ở thời điểm hiện tại và tương lai, vậy thuận lợi và khó khăn của nghề Data Analyst là gì?

Thuận lợi:

  • Mức lương khởi điểm cao đối với fresher. Người học Data Analyst sau khi nắm chắc các kiến thức có thể thương lượng mức lương từ 9 – 12 triệu tại các doanh nghiệp.
  • Cơ hội làm việc trong các công ty quy mô lớn, môi trường làm việc hiện đại, mới mẻ vì luôn được tiếp cận với nguồn thông tin mới về thị trường, từ đó có cái nhìn tổng quan hơn về ngành.
  • Cơ hội thăng tiến hấp dẫn với mức lương cao từ 25 – 30 triệu nếu người học tích lũy đủ các kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng quan trọng.
  • Không quá chú trọng về kỹ năng lập trình mà thiên về visualize để mô phỏng dữ liệu một cách dễ hiểu nhất.

Thuận lợi, khó khăn và tiềm năng của Data Analyst

Khó khăn:

  • Đòi hỏi cần phải có góc nhìn rộng và khách quan để nắm được vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải, tùy vào khả năng quan sát, phân tích và đánh giá của Data Analyst.
  • Cần có khả năng tư duy logic, phân tích sâu sắc để tìm được vấn đề, insight quan trọng.
  • Lượng dữ liệu rất lớn, nhiều dữ liệu lỗi. Vì vậy để lọc được lượng dữ liệu thô chất lượng thì mất khá nhiều thời gian đối với những người chưa có nhiều kinh nghiệm.

Xét về khía cạnh tiềm năng, theo như dữ liệu thu thập được từ Cục thống kê Lao động thì trong khoảng từ năm 2014 đến 2024, mức độ tăng trưởng của ngành Data Analyst có thể đạt đến 19%. Điều này kéo theo sự tăng nhanh của khối lượng nhân sự trong các năm tới sẽ ngày một lớn.

Mô tả công việc của Data Analyst

Thu thập dữ liệu

Công việc đầu tiên của Data Analyst chính là thu thập lượng dữ liệu khổng lồ từ các báo cáo, khảo sát khách hàng, mạng xã hội,… Dữ liệu có thể ở dạng số hoặc chữ, chưa được xử lý sẽ gọi là dữ liệu thô. Tùy theo đặc thù từng ngành, dự án sẽ có sự khác nhau về loại dữ liệu.

Phân tích và xử lý dữ liệu

Sau bước thu thập dữ liệu, Data Analyst sẽ tiến hành phân tích và xử lý dữ liệu. Vì dữ liệu thu thập về đang ở dạng thô, sẽ bảo gồm cả những dữ liệu không cần thiết. Quá trình xử lý dữ liệu sẽ cần đến các công cụ thống kê như SQL, SPSS, STATA. Kết quả sẽ cho ra con số thống kê cho từng câu hỏi.

Mô tả công việc của Data Analyst

Thiết kế báo cáo

Quá trình thiết kế báo cáo đòi hỏi Data Analyst phải vận dụng kỹ năng tư duy và visualize để chuyển đổi dữ liệu từ dạng số thành các biểu đồ trực quan. Chuyên viên có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như Bi Tool, Excel để cải thiện năng suất khi làm báo cáo. Một báo cáo hoàn chỉnh phải có visual trực quan, dễ hiểu để các phòng ban khác có thể dựa vào đó để làm cơ sở cho các quyết định.

Tư vấn cho doanh nghiệp

Sau khi hoàn tất xong bài báo cáo, nhân viên Data Analyst cần báo cáo lại cho doanh nghiệp, giúp ban lãnh đạo nhìn ra thực trạng và vấn đề một cách rõ ràng. Nhờ đó doanh nghiệp sẽ đưa ra những hướng đi đúng đắn trong hiện tại và tương lai.

Thực hiện những công việc được phân công

Trong trường hợp bài báo cáo chưa đạt đủ tiêu chuẩn hoặc chưa đủ dữ liệu để có thể đưa ra quyết định hiệu quả, lúc này Data Analyst sẽ thực hiện thêm các công việc khác theo chỉ định của cấp trên.

Kỹ năng và tố chất cần có của một Data Analyst

Tốt chất để trở thành một Data Analyst là gì? Một chuyên viên phân tích dữ liệu không chỉ đòi hỏi kỹ năng xử lý thông tin tốt, mà còn cần có khả năng trình bày, diễn đạt, logic đối với sản phẩm của mình.

Kỹ năng

Để trở thành một Data Analyst giỏi, người học cần tích lũy các kỹ năng quan trọng sau:

  • Kỹ năng lập trình cơ bản: Chuyên viên phân tích dữ liệu không cần giỏi về lập trình, nhưng cần có kỹ năng cơ bản về SQL, Python và Oracle. Đặc biệt là ngành này đòi hỏi bạn phải hiểu rõ các công thức tính toán để phục vụ cho quá trình xử lý dữ liệu.
  • Kỹ năng tập trung cao: Do khối lượng dữ liệu là khổng lồ nên đòi hỏi chuyên viên phân tích phải có khả năng tập trung cao độ trong quá trình xử lý để tránh sai sót, dẫn đến kết quả đánh giá không chính xác.
  • Kỹ năng phân tích logic: Với cùng một lượng dữ liệu giống nhau, người có tư duy logic, sắp xếp tốt sẽ dễ dàng tìm ra ý nghĩa, insight ẩn sau đó.
  • Kỹ năng thiết kế báo cáo: Việc của Data Analyst là trình bày kết quả và phương án tới các phòng ban, nên đòi hỏi người làm phân tích dữ liệu cũng cần có kỹ năng trình bày, visualize để bản báo cáo trở nên trực quan và dễ hiểu nhất.
  • Kỹ năng trình bày, giao tiếp: Data Analyst cần có kỹ năng thuyết trình thật dễ hiểu, rõ ràng để ai cũng có thể hiểu rõ được ý nghĩa thực tiễn của bài báo cáo.
  • Kỹ năng quản lý thời gian: Công việc của Data Analyst bao gồm nhiều bước và nhiều giai đoạn, đôi khi khối lượng công việc rất lớn. Vì vậy, đòi hỏi bạn phải biết cách sắp xếp, quản lý công việc và thời gian của mình để đảm bảo tiến độ chung.

Kỹ năng và tố chất cần có của một Data Analyst

Tố chất cần có của Data Analyst là gì?

Nếu bạn là người hội tụ đủ các tố chất dưới đây, có khả năng bạn sẽ rất hợp với ngành Data Analyst.

  • Yêu thích làm việc với con số và máy tính: chuyên viên phân tích là người làm việc trực tiếp với dữ liệu, thường xuyên phải tiếp xúc với con số khô khan nên đòi hỏi bạn cũng cần có một chút niềm đam mê để gắn bó với nghề.
  • Dành nhiều thời gian quan sát trước khi hành động: Kỹ năng quan sát cũng là một kỹ năng quan trọng đối với nhiều đề tài nghiên cứu. Bạn cần quan sát đối tượng nghiên cứu, tìm hiểu họ qua hành vi, thói quen thực tế để có thể dễ dàng đưa ra các phân tích, kết luận cho báo cáo của mình.
  • Chú ý, tỉ mỉ và cẩn trọng từng chi tiết nhỏ: Đối với ngành liên quan đến công nghệ thông tin thì việc đề cao tính chính xác, tỉ mỉ là rất cần thiết. Chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể dẫn đến kết quả và nước đi sai hoàn toàn.
  • Luôn đặt tính bảo mật của dữ liệu lên làm đầu: Toàn bộ dữ liệu thu thập được đều có tính quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp nên yêu cầu tính bảo mật rất cao.
  • Là người biết “kể” những con số đằng sau dữ liệu: Những con số một mình nó không thể giúp cho người khác hiểu được những điều quan trọng đằng sau. Người làm Data Analyst cần phải phân tích kỹ và thấu hiểu số liệu để giải thích, trình bày những phát hiện để thuyết phục bộ phận quản lý.

Cơ hội việc làm của vị trí Data Analyst

Ngành Data Analyst nói chung vẫn đang chưa thực sự phổ biến nhiều tại Việt Nam. Chính vì thế mà nguồn lực đối với vị trí này khá khan hiếm. Đây có thể coi là cơ hội rộng mở để người học có thể trang bị kiến thức ngay từ bây giờ để có thể tự tin bước vào lĩnh vực đầy tiềm năng này.

Data Analyst là một trong những ngành khát nhân lực nhất hiện nay nhưng hiện tại vẫn còn trống rất nhiều vị trí đo kỹ năng chưa đủ đáp ứng. Cụ thể hơn là nguồn nhân lực cho vị trí khoa học dữ liệu là vô cùng khan hiếm vì yêu cầu kĩ năng của vị trí này vô cùng khắt khe.

Cơ hội việc làm của vị trí Data Analyst

Chia sẻ một số kinh nghiệm ứng tuyển vị trí Data Analyst

Để thành công với vị trí Data Analyst, ngoài việc trang bị các kiến thức cơ bản, người học cần chuẩn bị kỹ các kỹ năng liên quan đến phỏng vấn để có cơ hội apply vào các công ty uy tín. Trước hết, bạn cần vững kiến thức nền về lập trình, toán học, thống kê,… để có thể tự tin trả lời câu hỏi của các chuyên gia trong công ty.

Sau đó, tìm hiểu kỹ hơn về vị trí ứng tuyển và những yêu cầu của nhà tuyển dụng. Dù cho bạn ứng tuyển ở vị trí hay công ty nào thì cũng nên tìm hiểu và đọc thật kỹ yêu cầu trong JD. Tuy đặc thù từng ngành, từng lĩnh vực mà mỗi công ty sẽ có những yêu cầu khác nhau về kỹ năng và kiến thức.

Không ngừng tự học và thực hành: Khi ứng tuyển bạn phải thể hiện mình là một người ham học hỏi không chỉ lý thuyết mà còn thực hành. Một nhân viên chăm chỉ và biết trau dồi bản thân là điều nhà tuyển dụng rất đề cao.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành Data Analyst là gì? Trở thành chuyên viên phân tích dữ liệu không quá khó, tuy nhiên đòi hỏi ở người học tính kiên trì, khả năng tư duy và tìm kiếm tốt. Nếu bạn có đam mê với những con số thì đừng ngại ngần theo đuổi ngành học này nhé.

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: An Bình Bank tuyển dụng, VietABank tuyển dụng, Bản Việt Bank tuyển dụng, Kiên Long Bank tuyển dụng, Grant Thornton tuyển dụng, Ngân hàng MB tuyển dụng, VietTinBank tuyển dụng, và NamABank tuyển dụng.

>>> Khám phá ngay các chia sẻ thú vị sau:

 

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

— HR Insider —

VietnamWorksWebsite tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

 

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu đang đến gần, mang theo những cơn gió mới của...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers