adsads
Shutterstock 2242509573 1
Lượt Xem 5 K

“Nổi đóa” vì đồng nghiệp khó chiều

“Nắng không ưa, mưa không chịu” là câu nói miêu tả chính xác tính cách của kiểu đồng nghiệp khó chiều này. Họ có thể tỏ thái độ hay la hét vì mâu thuẫn trong công việc với bạn. Nếu bạn không đủ “chiêu trò” để trị tật xấu này, nó sẽ như tế bào ung thư ngày càng phát triển mạnh. 

Trên thực tế, chúng ta đều ít nhất một lần gặp phải loại tính cách này nơi làm việc. Những người khó ở này luôn bị xa lánh vì họ luôn tỏa ra năng lượng tiêu cực xung quanh. Mới đây, trên diễn đàn có bài viết chia sẻ “Em không áp lực vì công việc nhưng mệt mỏi vì đồng nghiệp bên cạnh. Tính cách của em hướng nội, nhút nhát nên luôn bị cô bạn đồng nghiệp bên cạnh ức hiếp. Đỉnh điểm là cô bạn ấy mắng em trước mặt nhiều người vì chưa kịp gửi file số liệu cho bạn ấy. Em phải làm sao để thoát khỏi tình trạng này đây cả nhà?”

Câu chuyện thực tế này dường như là nỗi niềm trăn trở không của riêng ai. Thường người bắt nạt luôn có tính cách nhút nhát, không đủ bản lĩnh xử lý tình huống nên luôn rơi vào thế yếu. Dù bực tức nhưng chẳng biết phải làm gì, im lặng chịu đựng lại chẳng thể cam tâm. Liệu có lối thoát nào dành cho “những trái tim” yếu đuối kia?

Cách trị bệnh “khó ở” của đồng nghiệp

“Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”, đừng mong họ sẽ thay đổi tính cách vì bạn. Một số trường hợp, họ càng thấy bạn dễ ức hiếp sẽ càng lấn tới. Nếu tranh chấp xảy ra, mối quan hệ nơi làm việc sẽ trở nên căng thẳng. Sếp có thể đánh giá bạn không khéo cư xử nên chẳng thể hòa nhập với mọi người. Nên cãi nhau đến cùng với đồng nghiệp khó chịu này không phải là biện pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề. Hãy nghe theo cách mách nhỏ dưới đây để “trị” những đồng nghiệp khó ở kia nhé.

Tránh xung đột xảy ra

Chiến tranh không thể xảy ra nếu bạn không cho nó cơ hội bùng phát. Khi đồng nghiệp bên cạnh có thái độ không hợp tác hoặc lớn tiếng với bạn, đừng la hét lại nếu bạn không muốn bị đánh đồng với họ. Thay vào đó, hãy cùng lời lẽ nhẹ nhàng, lịch sự để gỡ bỏ khúc mắc. Nếu họ vẫn cố tình không hiểu, hãy phớt lờ đi. Bởi hơn thua từng lời nói không giúp vấn đề được giải quyết. Đôi khi một câu nói thiếu kiềm chế cũng có thể châm ngòi nổ cho trận cãi vã. 

Giữ bình tĩnh trong mọi tình huống

Đối mặt với bạn có thể là đồng nghiệp ngoan cố hay bất chấp để bảo vệ quan điểm của mình. Nhiều người vì không giữ được bình tĩnh nên so kè “võ mồm” với họ. Đây là cách xử lý thiếu khôn ngoan. Bạn có thể bị đánh giá thiếu chuyên nghiệp và không xử lý được tình huống. Trong lúc tức giận, chúng ta thường buông lời thiếu suy nghĩ. Nên cách tốt nhất là phải giữ “cái đầu lạnh” trong mọi tình huống. Có như thế, bạn mới tìm ra cách giải quyết khôn khéo nhất. 

Cố gắng hiểu đối phương

Thông thường, sự bất đồng đến từ việc không hiểu ý nhau. Vì mỗi người với tính cách và góc nhìn sự việc khác nhau, điều đó dẫn đến trái ngược ý kiến với nhau. Thay vì hơn thua từng lời nói, hãy đặt mình vào vị trí đối phương để thấu hiểu. Nếu nhìn ở góc độ này, có lẽ ý kiến của mình đối lập với họ. Hãy chỉ ra sự khác nhau đó và tìm cách giải quyết thỏa đáng. 

Gần đây, cô đồng nghiệp bên cạnh thường lơ đãng công việc. Số liệu hàng tuần gửi chậm khiến tôi không thể hoàn thành báo cáo đúng hạn. Nhiều hôm, tôi phải làm thêm giờ để hoàn thành công việc của mình. Sơ suất từ đồng nghiệp bên cạnh đang ảnh hưởng đến công việc của tôi. Nhưng tôi chưa từng nghe lời xin lỗi nào từ việc nào thiếu trách nhiệm kia. Thậm chí, cô ấy còn tỏ thái độ khó chịu khi tôi giục số liệu báo cáo. Tôi khá cay cú về vấn đề này. Nhưng khi thấy đồng nghiệp bên cạnh gục trên bàn vì mệt mỏi, tôi mới nhận ra vất vả cô ấy phải chịu như thế nào. Do chăm con ốm, cô ấy phải thức canh bé mỗi đêm. Mệt mỏi vì gia đình, áp lực từ công việc khiến cô ấy khó chịu với mọi người xung quanh. Tôi tự hỏi, liệu bản thân mình có chịu nổi khi phải gồng gánh công việc và gia đình? Nghĩ đến đó, tôi cảm thấy đồng nghiệp bên cạnh mạnh mẽ đến dường nào và thôi những suy nghĩ oán trách cô ấy.

Cuộc sống sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn khi chúng ta biết đặt mình vào vị trí của nhau. Vì thế, hãy tìm hiểu kỹ trước vấn đề đối phương gặp phải trước khi cảm thấy khó chịu bạn nhé.

Xem thêm: Làm việc như thế nào với Sếp là người yêu cũ?

Nhờ đến sự trợ giúp của quản lý

Tật “khó ở” của nhiều người đôi khi khó trị như hội chứng của những căn bệnh nan y. Họ có thể tỏ thái độ khó chịu, bất hợp tác làm ảnh hưởng đến công việc. Vấn đề này không thể để tiếp tục kéo dài, bạn cần có biện pháp mạnh để triệt tiêu nó. Hãy nhờ đến sự trợ giúp của quản lý hoặc đơn giản là xin cách giải quyết vấn đề trên. Dù muốn giữ mối quan hệ hòa nhã với mọi người rất tốt, nhưng trong trường hợp bất khả kháng, một liều thuốc mạnh sẽ giúp trị bệnh “khó chiều” của đồng nghiệp hiệu quả hơn. Nếu không tìm được cách giải quyết nào khác, đây là biện pháp cuối cùng dành cho bạn.

Trên đây là những biện pháp trị bệnh “khó ở” của đồng nghiệp cực hiệu quả. Nếu không may gặp phải những kiểu người “trời ơi” trên, hãy áp dụng ngay để đối phó với đồng nghiệp xấu tính này nhé!

Ứng tuyển ngay các vị trí việc làm hấp dẫn được đăng tải tại VietnamWorks:

– HR Insider –
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

adsads
Bài Viết Liên Quan

KPI cuối năm không đạt, người EQ cao sẽ nói điều này với sếp để tránh gây mất lòng

Cuối năm, khi các chỉ tiêu KPI được đánh giá, không phải ai cũng đạt được kết quả như mong đợi. Đây có thể là một tình huống khó xử, đặc biệt khi bạn cần giải thích với sếp về sự không hoàn thành mục tiêu. 

Trở thành nạn nhân của "lạm quyền chốn công sở" và những điều cần phải lưu tâm

Trong môi trường công sở, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới luôn đóng vai trò quan trọng để duy trì một không gian làm việc lành mạnh, hiệu quả. 

Kịch bản thưởng Tết 2024: cuộc đời nở hoa hay cuộc sống bế tắc

Mỗi dịp Tết đến, không chỉ là thời gian sum vầy bên gia đình, mà còn là lúc mọi người mong đợi những khoản thưởng Tết – phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực đã qua.

Áp lực công việc cuối năm đè nặng, tôi càng mất dần niềm vui đón Tết sớm

Chỉ chưa đầy 3 tháng nữa là Tết, nhưng trong khi mọi người xung quanh đang háo hức với những kế hoạch đón năm mới, bạn lại cảm thấy một nỗi lo lắng dâng lên trong lòng. 

Đâu là điều nhân viên dễ bị "dạy hư" bởi văn hóa doanh nghiệp độc hại?

Khi làm việc trong một văn hóa công sở độc hại, không ít người dần dần mất đi sự nhiệt huyết và thậm chí biến thành một “phiên bản khác” – cẩn trọng hơn, ít tin tưởng hơn, và đôi khi sẵn sàng làm những điều trái ngược với giá trị ban đầu của mình. 

Bài Viết Liên Quan

KPI cuối năm không đạt, người EQ cao sẽ nói điều này với sếp để tránh gây mất lòng

Cuối năm, khi các chỉ tiêu KPI được đánh giá, không phải ai cũng đạt được kết quả như mong đợi. Đây có thể là một tình huống khó xử, đặc biệt khi bạn cần giải thích với sếp về sự không hoàn thành mục tiêu. 

Trở thành nạn nhân của "lạm quyền chốn công sở" và những điều cần phải lưu tâm

Trong môi trường công sở, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới luôn đóng vai trò quan trọng để duy trì một không gian làm việc lành mạnh, hiệu quả. 

Kịch bản thưởng Tết 2024: cuộc đời nở hoa hay cuộc sống bế tắc

Mỗi dịp Tết đến, không chỉ là thời gian sum vầy bên gia đình, mà còn là lúc mọi người mong đợi những khoản thưởng Tết – phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực đã qua.

Áp lực công việc cuối năm đè nặng, tôi càng mất dần niềm vui đón Tết sớm

Chỉ chưa đầy 3 tháng nữa là Tết, nhưng trong khi mọi người xung quanh đang háo hức với những kế hoạch đón năm mới, bạn lại cảm thấy một nỗi lo lắng dâng lên trong lòng. 

Đâu là điều nhân viên dễ bị "dạy hư" bởi văn hóa doanh nghiệp độc hại?

Khi làm việc trong một văn hóa công sở độc hại, không ít người dần dần mất đi sự nhiệt huyết và thậm chí biến thành một “phiên bản khác” – cẩn trọng hơn, ít tin tưởng hơn, và đôi khi sẵn sàng làm những điều trái ngược với giá trị ban đầu của mình. 

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers