adsads
Công việc của một ABM là gì?
Lượt Xem 616

Marketing là một ngành rất rộng và phát triển không ngừng, vì thế cứ một khoảng thời gian trên thị trường lại xuất hiện thêm vài thuật ngữ là chuyện đương nhiên. Hiện nay trên 2 lĩnh vực tạo được nhiều sự chú ý trên thị trường là Branding Marketing và Trade Marketing. Vậy, Branding Marketing là gì? Trade Marketing là gì? Làm thế nào để phân biệt được 2 lĩnh vực này? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để sáng tỏ từng khái niệm một nhé!

Brand Marketing là gì?

Brand Marketing (Marketing thương hiệu) là các hoạt động marketing nhằm củng cố niềm tin và thế mạnh cho thương hiệu. Các hoạt động Marketing Local Brand giúp tác động vào tâm trí khách hàng, vào tình yêu, vào trái tim, vào những điều cao cả có liên quan đến thương hiệu.

Các hoạt động Branding Marketing thường sử dụng truyền thông quảng cáo, PR,  Event, Digital marketing, các loại công cụ truyền thông khác để giành lấy tâm trí khách hàng. Hiện nay, nhiều thương hiệu lớn đã thành công vang dội trong các chiến dịch Brand Marketing của mình. Chẳng hạn như Marketing Versace, Marketing Calvin Klein với việc áp dụng phân khúc linh hoạt, đa dạng sản phẩm, Influencer Marketing với những ngôi sao hàng đầu và truyền thông trên mạng xã hội.

Nếu Marketing truyền thống chỉ tập trung vào sản phẩm và các chiến lược xoay quanh sản phẩm thì Branding Marketing lại lấy thương hiệu làm trung tâm và sử dụng sức mạnh truyền thông để tác động lên tâm trí của khách hàng. Vì thế, chiến thắng trong Brand Marketing được gọi là “win in mind”. 

Mô tả công việc Brand Marketing ở mỗi chức vị đảm nhận sẽ khác nhau. Nếu ở cấp bậc chuyên viên Brand Marketing, bạn phải làm các công việc liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ và có trách nhiệm báo cáo lên cấp quản lý thì ở cấp bậc Brand Manager bạn sẽ phải đề ra các chiến dịch, quản lý cả về mặt nhân sự và chất lượng công việc. Đồng thời, Brand Manager cũng là người thực hiện các cuộc họp liên quan đến brand với ban giám đốc hoặc với khách hàng, đối tác, nhà đầu tư. Mô tả công việc Brand Marketing khá rộng và nhiều vấn đề, chúng tôi hẹn bạn ở các bài viết theo tiếp. Mời bạn cùng theo dõi nhé!

Trade Marketing là gì?

Trade Marketing là một chuỗi các hoạt động truyền thông của doanh nghiệp nhằm tổ chức và xây dựng chiến lược ngành hàng, chiến lược thương hiệu trên toàn hệ thống kênh phân phối. 

Mục tiêu cuối cùng của Trade Marketing là tác động lên quyết định mua hàng của khách hàng và thúc đẩy họ mua hàng. Để thực hiện Trade Marketing online hoặc offline thành công doanh nghiệp cần thấu hiểu nhu cầu, hành vi của shopper (người mua hàng) và customer (khách hàng).

Có thể hiểu đơn giản kiến thức về Trade Marketing là những hoạt động doanh nghiệp cần triển khai tại điểm bán hàng trực tiếp nhằm thương mại hóa các chiến lược Marketing. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ đầu tư tiền để tổ chức hoạt động Marketing tại điểm bán hàng và thu về nguồn tiền ngay tại đó. Vì vậy, các chiến thắng trong Trade Marketing plan được gọi là “win in store”.

Các hoạt động Trade Marketing nhằm hỗ trợ cho hoạt động bán hàng bao gồm: tổ chương trình phát triển khách hàng, thiết kế không gian bán hàng, POSM, quầy trải nghiệm sản phẩm, trưng bày sản phẩm, promotion, tổ chức các chương trình biểu diễn, tư vấn,… 

Phân biệt Branding Marketing và Trade Marketing

Qua khái niệm cơ bản về Branding Marketing và Trade Marketing, chắc hẳn bạn đã hiểu được phần nào về điểm khác nhau cơ bản giữa chúng. Sự khác nhau giữa Branding Marketing và Trade Marketing được thể hiện ở các khía cạnh sau:

Branding Marketing Trade Marketing
Đối tượng mục tiêu
  • Consumer (người tiêu dùng)
  • Shopper (người mua hàng)
  • Customer ( các đối tác trong hệ thống phân phối của doanh nghiệp như nhà phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ, hay khách hàng)
Hoạt động triển khai
  • Quảng cáo
  • TVC
  • Tổ chức sự kiện
  • PR
  • Digital Marketing
  • Chương trình ưu đãi giảm giá
  • Trưng bày sản phẩm
  • Hoạt náo
  • Các hoạt động phát triển ngành hàng tại quầy hàng, điểm bán
Tiếp xúc với khách hàng
  • Tiếp xúc gián tiếp qua các phương tiện truyền thông
  • Tiếp xúc trực tiếp tại điểm bán
Mục đích cuối cùng của chiến lược Marketing
  • Xây dựng được niềm tin, định hình tư tưởng và sự hài lòng của khách hàng đối với thương hiệu của doanh nghiệp
  • Giúp doanh nghiệp gia tăng khách hàng về mặt số lượng
  • Tác động đến hành vi của người mua hàng tại quầy hàng, điểm bán
  • Giúp doanh nghiệp tăng hàng hóa được bán ra
Phạm vi tác động
  • Dài hạn
  • Tức thời

Vì hướng đến các đối tượng mục tiêu khác nhau nên các cách làm Branding Marketing và Trade Marketing sẽ có cách tiếp cận khách hàng của mình khác nhau. Thực tế cho thấy rằng tâm lý của khách hàng khi ở trong cửa hàng và bên ngoài cửa hàng là khác nhau. Khi ở bên ngoài, khách hàng có thể chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động truyền thông. Nhưng khi vào trong cửa hàng thì các chương trình giảm giá, khuyến mãi lại là các yếu tố quyết định tới hành vi mua hàng của họ.

Tóm lại, Brand Marketing sẽ giúp khách hàng biết đến và yêu mến thương hiệu của doanh nghiệp. Còn Trade Marketing sẽ thúc đẩy khách hàng thể hiện tình yêu dành cho thương hiệu bằng hành động mua hàng và tiếp tục quay lại mua hàng vào những lần sau đó.

Nên triển khai Branding Marketing hoặc Trade Marketing khi nào? 

Việc triển khai Brand Marketing hay Trade Marketing phụ thuộc vào mục đích kinh doanh của bạn và đối tượng mục tiêu của bạn. Dưới đây là một số hướng dẫn để giúp bạn quyết định khi nào nên triển khai Brand Marketing hoặc Trade Marketing.

Brand Marketing là chiến lược tập trung vào việc xây dựng và tôn vinh thương hiệu của bạn trên thị trường. Nó tập trung vào việc tạo nên sự nhận diện và lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu của bạn. Brand Marketing thường được sử dụng khi bạn muốn tăng độ nhận diện của thương hiệu của mình trên thị trường, tạo dựng lòng tin, độc đáo và giá trị gia tăng cho thương hiệu của bạn. Nếu bạn muốn tăng cường sự hiện diện của thương hiệu của mình trên thị trường, đặc biệt là trong tâm trí của khách hàng, thì Brand Marketing là chiến lược bạn nên áp dụng.

Trong lĩnh vực tiếp thị, Brand Marketing và Trade Marketing là hai khái niệm quan trọng nhưng khác biệt mà các marketer cần nắm rõ để phát triển chiến lược hiệu quả. Cash flow của một doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào các chiến lược Brand Marketing, nhằm xây dựng thương hiệu mạnh và tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng khách hàng. Ngược lại, Infographic là gì có thể được dùng trong Trade Marketing để dễ dàng truyền tải thông điệp sản phẩm tại điểm bán.

Hơn nữa, khái niệm như MFG là gìOEM là gì thường xuất hiện nhiều trong Trade Marketing khi thương hiệu cần hợp tác với các nhà sản xuất để tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Ngoài ra, các khái niệm như PA là gì, Page là gì, và RM là gì cũng đóng vai trò quan trọng khi phân tích các kênh tiếp thị và quản lý mối quan hệ với khách hàng.

Đặc biệt, việc đảm bảo thanh khoản là gì trong quá trình này giúp duy trì sức khỏe tài chính doanh nghiệp. Cuối cùng, yếu tố therapy là gì có thể cần thiết để giữ tinh thần thoải mái khi đối mặt với áp lực trong việc triển khai cả hai loại hình marketing.

Trade Marketing là chiến lược tập trung vào việc tạo ra mối quan hệ với các đối tác kinh doanh của bạn, bao gồm các nhà bán lẻ, nhà phân phối và đại lý. Nó tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ đối tác, tăng cường doanh số và lợi nhuận bằng cách tạo ra chính sách giá cạnh tranh, khuyến mãi và chương trình khuyến mãi. Trade Marketing thường được sử dụng khi bạn muốn tăng cường doanh số bán hàng và kết nối với các đối tác kinh doanh của bạn. Nếu bạn muốn tăng cường mối quan hệ với các đối tác kinh doanh của mình, tạo ra những chương trình khuyến mãi hấp dẫn để tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận, thì Trade Marketing là chiến lược bạn nên áp dụng.

Với những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đã biết đến khái niệm và cách phân biệt Branding Marketing và Trade Marketing. Khi đã nắm vững khái niệm, kiến thức về Trade Marketing, Trade Digital Marketing, mô tả công việc Brand Marketing cùng cách làm branding hiệu quả bạn sẽ dễ dàng nghiên cứu và thực hiện thành công các chiến dịch Marketing cho doanh nghiệp của mình. Chúc bạn thành công với những chiến lược truyền thông trong tương lai.

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Maycha tuyển dụng, Coteccons tuyển dụng, Ricons tuyển dụng, BIM Group tuyển dụng, Eurowindow tuyển dụng, Viettel Construction tuyển dụng, tuyển dụng MobifoneVinaphone tuyển dụng.

Xem thêm: Marketing và Branding: Có thật sự là một?

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ AI sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cách chúng...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng giao những dự án lớn, trong khi bạn mãi chỉ...

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers