adsads
marketing và branding
Lượt Xem 334

Nếu như bạn đang khởi nghiệp và công ty của bạn đang trong giai đoạn xây dựng, có rất nhiều từ ngữ chuyên ngành mà bạn không hiểu rõ chúng. Đặc biệt, hai khái niệm branding và marketing thường bị hiểu nhầm là giống nhau. Sự thật là Marketing và Branding là hai khái niệm rất khác nhau. Nếu như bạn muốn doanh nghiệp của mình được thành công thì Marketing và Branding đều là những công cụ tuyệt vời để nâng tầm doanh nghiệp của bạn trở nên nổi bật hơn.

Nếu như bạn muốn gây ấn tượng với khách hàng về công ty của mình, bạn cần phải học cách sử dụng thành thạo cả Marketing và Branding. Vậy, chính xác Marketing là gì? Branding là gì? Sự khác nhau giữa Marketing và Branding là gì?

Định nghĩa về Marketing và Branding 

Marketing và Branding là hai khái niệm liên quan đến việc quảng bá thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp. Marketing được định nghĩa là tổng hợp của các công cụ, quy trình và chiến lược nhằm thu hút khách hàng và thúc đẩy họ mua và sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Các hoạt động Marketing bao gồm kết nối với khách hàng, quảng bá sản phẩm và dịch vụ, và tạo ra mối quan hệ với khách hàng.

Trong khi đó, Branding là một phần của Marketing, nhằm định hình thương hiệu của doanh nghiệp. Branding có nhiệm vụ trả lời các câu hỏi về giá trị, tầm nhìn và đặc trưng của thương hiệu. Nó bao gồm các yếu tố miêu tả được thương hiệu của doanh nghiệp như logo, website, thông điệp quảng cáo, và một số yếu tố khác. Điều này giúp khách hàng nhận biết và ghi nhớ thương hiệu của doanh nghiệp một cách dễ dàng.

Để hiểu rõ hơn, có thể lấy ví dụ chiếc Big Mac của một nhà hàng fast food. Trong đó, Branding là phần “sốt đặc biệt” tạo nên hương vị độc đáo và giá trị của sản phẩm, trong khi Marketing là các hoạt động quảng cáo trên truyền thông, trên mạng xã hội, và các chiến dịch khác để thu hút khách hàng đến với sản phẩm này. Tóm lại, Marketing và Branding là hai khái niệm quan trọng giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu, thu hút khách hàng và tạo sự tin tưởng trong lòng khách hàng.

Marketing và Branding có mối quan hệ như thế nào? 

Khá nhiều người nhầm lẫn marketing là branding, hay branding là marketing ở cấp độ cao hơn. Theo định nghĩa ở phía trên, thì branding là một phần trong marketing. Trong quy trình kinh doanh, Marketing là quá trình tìm kiếm, khai phá những nhu cầu còn chưa được đáp ứng của người tiêu dùng, từ đó đáp ứng với những sản phẩm, dịch vụ tương ứng, một cách khác biệt, để sau cùng mang lại lợi nhuận cho công ty. Còn branding làm nhiệm vụ xây dựng tình yêu cho sản phẩm, dịch vụ đó, tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm đó, cuối cùng mục đích cũng là để tăng tỉ lệ lựa chọn sản phẩm của khách hàng, đem về lợi nhuận cho công ty.

Hiểu rõ cách đổi lương net sang gross để hiểu rõ hơn về thu nhập thực tế của mình khi tìm kiếm việc làm.

Sự khác biệt giữa Marketing và Branding

Marketing thu hút khách hàng, Branding giữ chân khách hàng

Nếu Marketing là công cụ giúp doanh nghiệp của bạn bán được sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng tiềm năng thì Branding sẽ khiến cho khách hàng quay lại mua sản phẩm của bạn nhiều lần hơn. Trong thị trường kinh doanh, có hàng trăm công ty cung sản phẩm, dịch vụ như doanh nghiệp của bạn. Bạn cần có những chiến lược Marketing phù hợp để tạo sức ảnh hưởng và thu hút sự chú ý từ khách hàng. Nhưng chỉ bán hàng một lần duy nhất thôi là chưa đủ, và thông thường, các khách hàng luôn tin dùng những sản phẩm, dịch vụ mà họ biết rõ. Vì thế, doanh nghiệp cần chiến lược Branding hiệu quả để xây dựng một mối quan hệ với khách hàng, thúc đẩy nó thành mối quan hệ lâu dài, giữ  chân họ lại.

Marketing và Branding là hai yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển doanh nghiệp. Marketing giúp thu hút khách hàng bằng các chiến dịch quảng bá sản phẩm, trong khi Branding tạo dựng lòng tin và giữ chân khách hàng bằng cách xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ. Nếu bạn đang muốn phát triển sự nghiệp Marketing, hãy khám phá việc làm Bà Rịa Vũng Tàu. Bạn cũng có thể tìm việc làm tại Bình Dương, tìm việc Đà Nẵng, việc làm tại Đồng Nai, hoặc tìm việc ở Hà Nội.

Marketing giúp bán được sản phẩm, Branding giúp tăng độ nhận diện

Hầu hết các chiến lược Marketing (content, quảng cáo, SEO,…) là giải pháp tốt cho việc thúc đẩy doanh số bán hàng, tất cả đều nhằm cho việc tăng doanh thu cho công ty. Nhưng, để cho việc doanh thu được đều, Branding chính là giải pháp cho việc xây dựng nhận diện thương hiệu, tạo ra lòng trung thành của khách hàng. Vậy nên khi nói về bán hàng thì Marketing được ví như một cuộc thi chạy nước rút còn Branding được coi như một cuộc thi chạy marathon.

Branding đi trước, Marketing theo sau

Trên thực tế, trong một chiến lược xây dựng doanh nghiệp, bạn cần phải tập trung vào việc xây dựng thương hiệu (Branding) trước khi lên kế hoạch Marketing. Bởi vì bạn không thể bán hàng nếu như chưa xây dựng được thương hiệu, khách hàng sẽ đặt ra rất nhiều nghi vấn với sản phẩm, dịch vụ của bạn. Để bạn có thể xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp của bạn cần làm rõ những vấn đề sau: giá trị cốt lõi của doanh nghiệp? thương hiệu là gì? cách giao tiếp của doanh nghiệp với khách hàng ra sao?

Bạn cần xác định những vấn đề trên thì bạn đã xây dựng được thương hiệu của mình, vì hiểu được bản thân, khách hàng của bạn là ai, cách để kết nối với họ thì mới có thể xây dựng một chiến lược Marketing hiệu quả.

Marketing đến và đi, còn Branding là mãi mãi

Những chiến lược Marketing dùng để bán hàng, tăng doanh thu nên mỗi mùa doanh nghiệp thường có những chiến lược Marketing khác nhau và chỉ dung trong một thời gian nhất định. Với Branding thì khác, bởi bất cứ doanh nghiệp cũng cần phải xác định được thương hiệu của mình với khách hàng, duy trì mối quan hệ gắn kết ý nghĩa với khách hàng. Vậy nên, khi doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài thì việc phát triển Branding cần vững chắc.

Branding có sức ảnh hưởng lớn tới nhân sự hơn Marketing

Branding có tác động mạnh mẽ đến đội ngũ nhân viên cũng như khách hàng của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp xây dựng thương hiệu tốt và nhân viên có thể thực sự tin tưởng, chắc chắn họ sẽ cống hiến hết mình cho công việc và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Họ sẽ chăm chỉ làm việc, đưa ra những ý tưởng tốt góp phần cho sự phát triển của công ty. Cũng chính vì thế, nếu bạn xây dựng được niềm tin ở khách hàng, bạn sẽ bán được sản phẩm, dịch vụ của mình thêm nhiều lần nữa và tạo dựng được uy tín với người tiêu dùng.

Doanh nghiệp nên làm Branding hay Marketing ở thời điểm nào? 

Branding là quá trình xây dựng và quản lý thương hiệu của doanh nghiệp, bao gồm việc định hình tên thương hiệu, slogan, giá trị cốt lõi và các yếu tố thiết kế như logo, màu sắc,… Tất cả những yếu tố này tạo nên một hình ảnh đồng nhất và tăng tính nhận diện của thương hiệu đối với khách hàng. Vì vậy, doanh nghiệp nên bắt đầu làm Branding từ khi mới thành lập để tạo sự khác biệt và thu hút khách hàng trung thành. Khi thương hiệu đã được xây dựng và trở nên nổi tiếng, doanh nghiệp có thể sử dụng nó để tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.

Khi nói đến marketing và branding, nhiều người thường nhầm lẫn rằng chúng là một. Tuy nhiên, mặc dù cả hai đều hướng đến mục tiêu cuối cùng là tăng trưởng doanh thu và cash flow, chúng thực chất có vai trò khác nhau trong doanh nghiệp. Marketing là quá trình quảng bá sản phẩm, dịch vụ thông qua nhiều hình thức khác nhau, bao gồm cả việc sử dụng các công cụ như infographic là gì để truyền tải thông điệp một cách rõ ràng và sáng tạo.

Trong khi đó, Branding là việc xây dựng và duy trì hình ảnh, giá trị của thương hiệu trong mắt người tiêu dùng. Các doanh nghiệp sản xuất như MFG là gì hay các công ty OEM là gì đều cần chiến lược branding mạnh mẽ để tạo dấu ấn riêng. Điều này tương tự cho những lĩnh vực chuyên biệt như PA là gì hay tối ưu hóa page là gì trong môi trường trực tuyến.

Việc xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng cường vị thế trong thị trường mà còn cải thiện các yếu tố tài chính, như RM là gìthanh khoản là gì. Đặc biệt, trong các lĩnh vực dịch vụ như therapy là gì, thương hiệu mạnh có thể mang lại sự tin tưởng và thu hút khách hàng tiềm năng.

Còn đối với hoạt động Marketing, doanh nghiệp nên triển khai ngay khi sản phẩm hoặc dịch vụ đã được hoàn thành và sẵn sàng để bán ra thị trường. Để thu hút khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp cần xác định đối tượng khách hàng và tìm cách tiếp cận họ. Sử dụng các chiến lược Marketing như quảng cáo, khuyến mãi, PR và digital marketing là những cách hiệu quả để doanh nghiệp thu hút khách hàng tiềm năng và đẩy mạnh doanh số bán hàng.

HR Insider đã chỉ ra 2 khái niệm marketing và branding để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn. Hy vọng với thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong hoạt động phát triển doanh nghiệp. Chúc bạn thành công. 

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Maycha tuyển dụng, Coteccons tuyển dụng, Ricons tuyển dụng, BIM Group tuyển dụng, Eurowindow tuyển dụng, Viettel Construction tuyển dụng, tuyển dụng MobifoneVinaphone tuyển dụng.

Xem thêm: Sale và Marketing: Làm sao để phối hợp hiệu quả?

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy Sales Pitch là gì và tại sao nó lại quan trọng trong quá trình chinh phục khách hàng? Nội dung bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA là gì và vì sao nó lại được nhiều người theo đuổi? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu từ A đến Z về chứng chỉ này và cách đạt được nó.

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ giúp người dùng đảm bảo quyền lợi và hạn chế những sai sót, tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện. Phụ lục hợp đồng có những loại nào, nguyên tắc soạn thảo và ký kết phụ lục ra sao? Các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy học phần là gì, có những loại học phần nào và cách tính điểm ra sao? Cùng VietnamWorks HR Insider khám phá ở nội dung chi tiết dưới đây!

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu đang đến gần, mang theo những cơn gió mới của thịnh vượng và may mắn. 

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy Sales Pitch là gì và tại sao nó lại quan trọng trong quá trình chinh phục khách hàng? Nội dung bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA là gì và vì sao nó lại được nhiều người theo đuổi? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu từ A đến Z về chứng chỉ này và cách đạt được nó.

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ giúp người dùng đảm bảo quyền lợi và hạn chế những sai sót, tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện. Phụ lục hợp đồng có những loại nào, nguyên tắc soạn thảo và ký kết phụ lục ra sao? Các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy học phần là gì, có những loại học phần nào và cách tính điểm ra sao? Cùng VietnamWorks HR Insider khám phá ở nội dung chi tiết dưới đây!

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu đang đến gần, mang theo những cơn gió mới của thịnh vượng và may mắn. 

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers