adsads
1 1200x900 2
Lượt Xem 5 K

1. Thiếu sự chuẩn bị cho buổi phỏng vấn

Sẽ thật thiếu chuyên nghiệp nếu ứng viên không hề có bất kỳ sự chuẩn bị nào cho buổi phỏng vấn này, cụ thể là họ mơ hồ về những yêu cầu công việc của nhà tuyển dụng đã yêu cầu (dù bạn đã cung cấp đầy đủ thông tin trên tin tuyển dụng). Hoặc ứng viên không rõ những thông tin cơ bản nhất về công ty như lịch sử hình thành, địa điểm, cơ cấu và nhiệm vụ; vốn đã được thể hiện rõ trong phần “Về chúng tôi” trên hầu hết các website của công ty

Khi nhà tuyển dụng bắt đầu đặt câu hỏi mà ứng viên không trả lời được và nói lan man dông dài cả buổi, trong khi khả năng đáp ứng yêu cầu công việc thì lại ấp úng. Nếu những chi tiết này không rõ ràng, có điều gì đó thật sự không ổn về những điều bạn yêu cầu ở ứng viên thì họ chưa thật sự quan tâm đến công việc này.

2. Thiếu tôn trọng với sếp cũ

Thay vì cảm thấy những điều công ty cũ làm là sai trái, ứng viên có thể coi đó là những trải nghiệm mang lại nhiều giá trị, bài học kinh nghiệm cho bản thân. Nếu ứng viên mắc sai lầm khi nói xấu sếp cũ hoặc đồng nghiệp cũ với bạn thì cũng có khả năng người mà ứng viên nói xấu có mối quan hệ với bạn. Thêm vào đó, nếu ứng viên nói xấu công ty cũ thì đến lúc nào đó, họ cũng có khả năng thể làm vậy với công ty mới nếu họ nghỉ việc sau này.

Mặt khác, khi ứng viên đổ lỗi những điều xấu về sếp cũ, thì có khả năng ứng viên khó có khả năng cộng tác tốt với người khác. Như vậy, bạn khó thể nào tin tưởng, kỳ vọng và chấp nhận một ứng viên như vậy tại nơi làm việc. 

3. Nhảy việc nhiều lần trong năm

Khi một ứng viên có lịch sử nhảy việc khá nhiều thì khả năng cao ứng viên sẽ sớm rời bỏ bạn mà đi. Cũng có trường hợp ứng viên thiếu may mắn do gặp phải công ty phá sản hay sếp không tốt. Nếu CV ứng viên có kỹ năng ấn tượng thì bạn hãy tiếp cận ứng viên sau khi so sánh chi phí cơ hội với chi phí thực tế.

Nếu ứng viên nêu được lý do nhảy việc thuyết phục và bạn quyết định chọn ứng viên. Bạn sẽ phải chấp nhận rủi ro ứng viên tiếp tục nhảy việc trong tương lai.

Cùng VietnamWorks khám phá vô vàn cơ hội việc làm, giúp bạn dễ dàng tìm được công việc phù hợp nhất!

Hành chính nhân sự tuyển dụng Việc làm ngành hóa Tuyển dụng Java
Tuyển kế toán nội bộ Tuyển dụng kiến trúc sư TP HCM Tuyển dụng ngành luật

4. Hay quên hoặc phản hồi chậm

Cũng có khả năng ứng cử viên đang thiếu sự thiếu quyết đoán. Nói cách khác, việc ứng viên hay quên hoặc phản hồi chậm cũng là một dấu hiệu họ không quan tâm nhiều đến công việc này. Nếu họ đã đưa ra một quyết định dứt khoát rằng thì đã trả lời một cách nhanh chóng cho bạn biết. 

Có lẽ ứng viên cảm thấy đã tìm thấy những công việc khác để cân nhắc do đó đã quên và không phản hồi bạn. Điều này có thể sẽ khiến bạn cảm thấy mất thời gian đôi chút nhưng đây có thể là cơ hội tốt để bạn xem xét những ứng cử viên mới tiềm năng đang tìm việc của công ty bạn và phù hợp với công việc mà bạn đăng tin ứng tuyển.

5. Lười biếng và thiếu tính thiết thực

Các ứng viên lười biếng và thiếu tính thiết thực cũng là đối tượng mà nhà tuyển dụng nên loại sớm. Bởi nếu có tuyển dụng thì với tính cách như trên họ cũng sẽ khó có thể làm việc lâu dài ở công ty. Để nhận biết các ứng viên dạng này không khó, hãy đưa ra các câu hỏi tình huống nếu phải làm thêm, tăng ca và xem biểu hiện của họ. Thường thì các ứng viên lười biếng sẽ tỏ thái độ khó chịu, không hài lòng hoặc ậm ừ cho qua…

Để tránh tuyển dụng những ứng viên có dấu hiệu “red flag” thì nhà tuyển dụng cần phải thật chú ý trong quá trình phỏng vấn. Điều này giúp cho các bạn tìm kiếm những ứng cử viên tiềm năng thật sự cống hiến cho công ty của bạn.

Xem thêm: Bí kíp xây dựng mối quan hệ trong công việc cho người đi làm

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers