• .
adsads
shutterstock 788963950 1
Lượt Xem 2 K

Tình trạng bất ổn của đại dịch đã ảnh hưởng không nhỏ đến công việc của nhiều người. Một số người phải tìm kiếm việc làm mới. Không thể phủ nhận rằng, đây là một “nhiệm vụ” kéo theo nhiều căng thẳng, lo lắng.

Những cảm xúc tiêu cực này càng thêm dồn nén trong bối cảnh kinh tế chưa phục hồi như hiện tại. Để giúp bản thân giảm bớt phần nào những mệt mỏi khi tìm công việc mới, bạn nên tham khảo những mẹo hay sau. 

Đặt mục tiêu thực tế

Google

Bước đầu tiên để giảm bớt lo lắng khi tìm việc là dành thời gian suy nghĩ về cách đo lường tiến độ tìm việc. Một sai lầm phổ biến là dành sự tập trung quá mức vào các khía cạnh nằm ngoài tầm kiểm soát của bản thân, chẳng hạn sẽ có bao nhiêu người phỏng vấn bạn. 

Thay vào đó, hãy chuẩn bị kỹ càng nhất ở những gì mà mình có thể, ví dụ như số lượng nhà tuyển dụng mà bạn liên hệ hoặc số lượng đơn đăng ký bạn gửi đi. Hãy nhớ rằng, chính bản thân bạn là người đo lường những tiêu chí này hiệu quả nhất.  

Dành thời gian chăm sóc bản thân

Quá trình tìm kiếm việc làm có thể cực kỳ căng thẳng, đi kèm với những lo lắng và việc tiêu hao tinh thần là khó tránh khỏi. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn dành một khoảng thời gian mỗi ngày để tự chăm sóc bản thân. Bạn nên tìm những hoạt động tiếp thêm năng lượng thúc đẩy tinh thần tích cực trong quá trình này. 

Một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả là tích hợp các “phần thưởng” nhỏ hàng ngày vào quá trình tìm kiếm việc làm, chẳng hạn như một bữa ăn tự nấu thật ngon hay một giờ vui chơi thoải mái.

Mục đích của việc này là để duy trì động lực và hứng thú tiếp tục. Những hành động nhỏ nhưng đầy ý nghĩa như vậy sẽ củng cố tinh thần cho bạn đáng kể.

Tìm sự giúp đỡ trong lúc tìm kiếm công việc

Bạn không nhất thiết phải tự mình “gồng gánh” tất cả và tìm việc làm một mình. Bạn bè, gia đình, người cố vấn hoặc những người quen mà bạn tin tưởng đều có thể là những nguồn giúp đỡ giá trị, đặc biệt là khi bạn cảm thấy quá tải với những việc cần làm.

Đa số những người xung quanh cũng đã từng trải qua cảm giác lo lắng khi tìm việc. Hơn nữa, họ có thể có những mối liên hệ có ích và mang đến cơ hội cho bạn. Do đó, khi cảm thấy cần nhận sự giúp đỡ, đừng ngần ngại bày tỏ với những người thân cận xung quanh.

Bỏ qua lỗi lầm của bản thân

Cuối cùng, bạn nên hiểu rõ rằng tìm kiếm một công việc mới, đặc biệt là trong đại dịch Covid-19 toàn cầu, cần một nhiệm vụ đòi hỏi nhiều năng lượng và thời gian. Hãy nhẹ nhàng tha thứ cho bản thân nếu bạn không ứng tuyển thành công hay không đạt được thành tích như mong muốn hay.

Gây khó khăn với bản thân càng không giúp bạn giải quyết được lo âu. Ngược lại, việc chấp nhận và bỏ qua điều mình không hài lòng sẽ tốt cho tâm trạng và tinh thần của bạn về lâu dài hơn cả. 

 

>> Xem thêm: Tôi có nên bỏ việc khi nhiều người đang thất nghiệp?

— HR Insider/Theo Dân Trí —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Tết năm nay chuẩn bị gì để sẵn sàng nhảy việc?

Chờ thưởng Tết hay nhảy việc ngay là phân vân của rất nhiều người lao động. Dù chọn trước hay sau Tết thì bạn cũng...

Khi kinh nghiệm là điểm sáng: Xu hướng tuyển dụng nào đang ưu tiên ứng viên senior?

Việc tìm kiếm những ứng viên có kinh nghiệm dường như đang và sẽ là nhu cầu thiết yếu của các doanh nghiệp trong bối...

Khi sếp không phải là lãnh đạo bạn mong muốn: Làm sao để tiếp tục phát triển bản thân?

Làm việc dưới trướng một vị Sếp yếu kém về mặt năng lực và tồi tệ về mặt thái độ sẽ tác động tiêu cực...

5 dấu hiệu cho thấy sếp đang kỳ vọng bạn trở thành "người kế thừa"

Nếu bạn nhận thấy sếp của mình có các dấu hiệu sau đây, thì có thể sếp đang "ngắm nghía" bạn cho vai trò kế...

Khi động lực làm việc sụt giảm vào cuối năm: Làm sao để duy trì phong độ?

Khi chỉ còn hơn một tháng nữa là bước sang năm mới, cảm giác chán nản, căng thẳng, hay đơn giản là mong chờ kỳ...

Bài Viết Liên Quan

Tết năm nay chuẩn bị gì để sẵn sàng nhảy việc?

Chờ thưởng Tết hay nhảy việc ngay là phân vân của rất nhiều người lao...

Khi kinh nghiệm là điểm sáng: Xu hướng tuyển dụng nào đang ưu tiên ứng viên senior?

Việc tìm kiếm những ứng viên có kinh nghiệm dường như đang và sẽ là...

Khi sếp không phải là lãnh đạo bạn mong muốn: Làm sao để tiếp tục phát triển bản thân?

Làm việc dưới trướng một vị Sếp yếu kém về mặt năng lực và tồi...

5 dấu hiệu cho thấy sếp đang kỳ vọng bạn trở thành "người kế thừa"

Nếu bạn nhận thấy sếp của mình có các dấu hiệu sau đây, thì có...

Khi động lực làm việc sụt giảm vào cuối năm: Làm sao để duy trì phong độ?

Khi chỉ còn hơn một tháng nữa là bước sang năm mới, cảm giác chán...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers