adsads
Begin. Again Water Mark HR Insider
Lượt Xem 11 K

“Work” được hiểu một cách đơn giản là công việc, chuỗi hoạt động bên ngoài xã hội nhằm mục đích đem lại nguồn thu nhập cho cá nhân. “Life” được hiểu là cuộc sống, khoảng thời gian tự do của cá nhân có thể sử dụng nó dành cho bản thân, gia đình… “Work-life balance” được định nghĩa là sự cân bằng giữa thời gian dành cho công việc và thời gian nghỉ ngơi dành cho cuộc sống riêng tư của bản thân.

Khái niệm giữa work và life không giống nhau, thậm chí đôi khi còn xảy ra sự mâu thuẫn. Điều này bắt nguồn từ sự phát triển không ngừng của xã hội, bắt buộc mỗi cá nhân phải không ngừng nỗ lực trong công việc nếu không muốn bản thân bị lạc hậu và thụt lùi về phía sau. Đây cũng chính là lý do khái niệm “work-life balance” xuất hiện, nhằm giải tỏa áp lực và căng thẳng của con người trong công việc.

Nói một cách khác, “work-life balance” là một trong những nhu cầu, nguyện vọng và mong muốn của người lao động. Mức độ nguyện vọng này nhiều hay ít tùy thuộc vào mục đích nghề nghiệp của mỗi cá nhân. Nhiều nhà tuyển dụng hiện nay thường sử dụng “work-life balance” như một trong những yếu tố quan trọng nhằm thu hút ứng viên.

Không phủ nhận “work-life balance” là yếu tố hấp dẫn mà một công việc lí tưởng cần có. Tuy nhiên, điểm cần phải nhấn mạnh ở đây là ở mỗi giai đoạn, mỗi độ tuổi khác nhau, người đi làm sẽ có những mục tiêu sự nghiệp khác nhau, những kỳ vọng khác nhau cho công việc mà mình đang làm.

Độ tuổi từ 24 đến 30 là khoảng thời gian đầy nhiệt huyết và năng lực. Đây chính là lúc hầu hết ai trong chúng ta cũng muốn cống hiến hết mình, học hỏi không ngừng trong công việc hay bên ngoài xã hội. Mục đích cuối cùng có thể khác nhau, có thể là thăng tiến, phát triển kỹ năng, tăng lương, khẳng định giá trị… nhưng chắc chắn một điều là những mục đích đó đều theo chiều hướng tích cực, đi lên mỗi ngày chứ không phải thùi lùi, bị đồng nghiệp hay bạn bè bỏ xa phía sau. 

 

Vậy “work-life balance” có nên xuất hiện trong từ điển của bạn tại độ tuổi này?

Tuy nhiên, vào thời điểm bạn lập gia đình, yếu tố Life xuất hiện và chiếm một phần quan trọng trong mọi quyết định lựa chọn nghề nghiệp của bạn. Lúc này, bạn không chỉ phải suy nghĩ làm sao để duy trì được thu nhập mà còn phải lo lắng cách có thể duy trì được hạnh phúc gia đình, thỏa mãn mong muốn của cá nhân. Dù “work-life balance” có quan trọng đến thế nào, bạn cũng cần đảm bảo các yếu tố khác trong công việc nhằm để cán cân gia đình – công việc được cân bằng và bổ sung cho nhau. 

 

Work-life balance chỉ có được khi bạn lựa chọn một công việc an toàn, nhàn rỗi, ít thách thức?

Tại sự kiện Begin.Again do VietnamWorks tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8/2019, nhiều bạn trẻ ở độ tuổi từ 24 đến 30 có cơ hội gặp gỡ Doanh nhân Thái Vân Linh và các nhà lãnh đạo cấp cao tại Việt Nam. Hai câu hỏi trên cũng là những trăn trở của nhiều bạn trẻ tại sự kiện.

Work-life balance có đồng nghĩa với một công việc nhàn rỗi?

Chị Thái Vân Linh chia sẻ thẳng thắn về Work-life Balance trong sự kiện Begin.Again tại TP.HCM

“Ở công việc đầu tiên của mình, Linh cũng đã từng chọn work-life balance. Tại vì Linh nghĩ tại sao tôi phải bỏ ra quá nhiều thời gian suy nghĩ về sự nghiệp, trong khi đó tôi đã có một công việc tốt, môi trường thân thiện. Tất cả những công việc tôi cần phải làm và tôi biết làm – mọi thứ đều rất ổn định. Đây là một công việc rất là lý tưởng, phải không? Mình rất vui vẻ, không bị stress, và đã đạt được cái này khi mới hai mấy tuổi. Điều này rất là may mắn.”

– Chị Thái Vân Linh bộc bạch tại sự kiện Begin.Again

Và chính vì lựa chọn work-life balance lúc còn trẻ nên khi nhìn lại khoảng thời gian ấy, chị Thái Vân Linh nhận ra bản thân đã bỏ lỡ nhiều cơ hội học hỏi cái mới trong công việc cho những cuộc hẹn, những mối quan hệ giờ đã không còn ở cạnh mình. 

Vấn đề trước đây là công việc của mình trung bình. Giờ đây cuộc sống cũng trung bình. Mức lương cũng trung bình, nghĩa là mình có đủ tiền đi ăn tối, đi chơi với bạn bè, đi du lịch 1 năm/lần. Nhưng nếu là tiền để mua nhà thì chắc chắn không có, tiền để về hưu thì chắc chắn không được. Thậm chí, đến mức KPI ở công ty cũng rất trung bình. Công việc chẳng khác gì so với 12 tháng trước.”

Liệu 20 năm tới mình vẫn tiếp tục sự trung bình này ư? Có chấp nhận được không? Tất cả những gì trong cuộc sống – sự nghiệp hoặc (đời sống) cá nhân – nếu mình muốn thì phải bỏ ra công sức để đạt được nó. Không có gì miễn phí. Không có gì dễ.

 

Vậy nên, còn trẻ đừng bao giờ chọn “work-life balance”!

– Chia sẻ thẳng thắn của chị Thái Vân Linh

Nói cách khác, 24 đến 30 tuổi, cái mà bạn cần đi tìm không phải là một công việc “trung bình” để nhường lại thời gian cho những việc khác ngoài công việc. Cái mà bạn cần đi tìm là cơ hội có được công việc đúng với thế mạnh bản thân, là môi trường cho bạn cơ hội học hỏi, phát triển bản thân, chuẩn bị bản thân thật tốt để năm mười năm nữa không phải cứ ở chỗ “trung bình” ấy mãi.

Sếp, đồng nghiệp đi trước có thể sẵn sàng cầm tay chỉ việc cho bạn khi bạn là lính mới, cho bạn thử sức với những cái mới, trải nghiệm với những công việc nhiều thách thức thú vị, nhưng chỉ khi bạn xứng đáng. Xứng đáng ở đây có nghĩa là bạn ham muốn có được nó, chạy theo nó, sẵn sàng cống hiến và học hỏi chứ không phải hoàn thành cho xong công việc nằm trong bản mô tả, hay chạy cho đủ KPI là “quẳng gánh lo đi và tận hưởng cuộc sống”!

Và đâu đó, hãy hỏi chính bản thân: Có phải chỉ có một công việc nhàn rỗi mới đủ mua một ít “work-life balance” về cho mình? Có phải hết lòng, hết sức vì công việc là hết tất cả thời gian dành cho bản thân, chăm sóc bản thân? Hay bạn đang đổ lỗi cho công việc chỉ vì bạn chưa biết cách khiến cuộc sống của mình vui vẻ, có ý nghĩa, và mất dần những mối quan hệ mà bạn muốn gìn giữ.

Nếu bạn còn trẻ, thứ bạn có duy nhất là thời gian và năng lượng. Vậy nên, “work-life balance”, hãy nên chấp nhận có một ít hoặc thậm chí chưa có. Nhưng cơ hội để bạn học nhiều hơn mỗi ngày, làm thêm một cái mới mỗi ngày thì nhất định phải giành lấy cho bằng được.

— HR Insider —

VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

Doanh nhân Thái Vân Linh: Chăm chỉ biến may mắn thành cơ hội bứt phá!

Mức lương không như mong đợi, chưa tìm được cơ hội thăng tiến, chưa có cơ hội phát huy thế mạnh bản thân trong công việc luôn là những trăn trở của rất nhiều người đi làm, đặc biệt là nhân sự có kinh nghiệm và các cấp quản lí. Thấu hiểu được những trăn trở đó, VietnamWorks đã khởi xướng hành trình Begin.Again nhằm mang đến cho người tìm việc những giải pháp và tìm thấy cơ hội bứt phá trong sự nghiệp.

Cùng với đó, sự kiện Begin.Again nằm trong chuỗi hành trình diễn ra tại TP.HCM và Hà Nội vào ngày 27/7 và 3/8 vừa qua đã là cầu nối hữu ích giữa người tìm việc cùng Doanh nhân Thái Vân Linh và các nhà lãnh đạo cấp cao tại Việt Nam. HR Insider cho ra chuỗi bài viết dựa trên những chia sẻ của các diễn giả tại sự kiện với hy vọng giúp bạn tìm ra những giải pháp sự nghiệp cho riêng mình!

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers