• .
adsads
Untitled design 2021 03 25T164436.890
Lượt Xem 4 K

Bạn ngồi vào bàn, và chuẩn bị bắt tay vào công việc. Bỗng từ đâu trong đầu bạn xuất hiện những suy nghĩ đầy suy tư và lo lắng: Cơn đại dịch. Nền kinh tế. Thất nghiệp. Chính trị. Những sự kiện đang diễn ra. Mua sắm mùa lễ hội.

Không chỉ riêng bạn đang gặp vấn đề về sự tập trung. Các chỉ số về sức khỏe tâm lý từ Total Brain đã chỉ ra rằng, khả năng tập trung để hoàn thành công việc của nhân viên giảm 31% vào tháng 8, so với mức độ trước khi cơn đại dịch ập đến. Thông thường, con người không thể “chung sống” một cách hòa hợp với tình trạng cuộc sống bấp bênh, và do đó những dấu hiệu của sự mất tập trung cũng bắt đầu xuất hiện.

Tuy nhiên, câu viện cớ “vì chúng ta đang bị ảnh hưởng bởi cơn đại dịch nên tôi không thể tập trung được” cũng sẽ chẳng mang lại kết quả gì trong khi bạn đang bị deadline “dí” còn nguyên team đang trông chờ vào bạn. Vì thế, nếu bạn đang cảm thấy mất thăng bằng, thì phương pháp gồm 4 bước sau sẽ phần nào giúp bạn vượt qua nghịch cảnh đấy.

Nắm quyền kiểm soát

Khi bạn lo lắng, những phản ứng sinh lý học trong cơ thể sẽ khiến bạn không thể tập trung cao độ được. Thông thường, cơ thể của chúng ta phản ứng lại với stress bằng cách sản sinh ra hóc-môn cortisol. Theo Louis Gagnon – CEO của Total Brain, “căng thẳng mạn tính và mức độ cortisol cao trong một khoảng thời gian dài sẽ làm trật các chức năng quan trọng của hệ tiêu hóa, tim mạch và não bộ. Stress gây ảnh hưởng không tốt đến trí óc, làm giảm nhận thức linh hoạt cần thiết để thực hiện các chức năng như tư duy, sáng tạo và hợp tác”

Vì thế, bạn cần biết cách xử trí nguồn cơn gây ra stress, và giải quyết sự căng thẳng của chính mình. Thứ nhất, hãy bắt đầu với những thứ bạn có thể kiểm soát được – theo Brooke Smith, nhà huấn luyện đời sống và từng là nhà nghiên cứu tâm lý. Nếu bạn đang cảm thấy buồn phiền, thì đừng tiếp nhận quá nhiều luồng thông tin xung quanh, hay khiến bản thân quá “đắm chìm” trong những gì tiêu cực trên mạng xã hội. Hãy cố gắng cân bằng cuộc sống bằng cách xem xét lại tình hình, xem mình có cách nào để giải tõa hoặc tìm ra những cơ hội mới nào không. Nếu có bất kỳ yếu tố ngoại cảnh nào mà bạn không thể kiểm soát, Smith khuyên rằng bạn cứ lờ nó đi – hoặc ít nhất là cố gắng thả lỏng và giữ cho đầu óc thư thái chẳng hạn.

4 bước lấy lại sự tập trung khi đang gặp căng thẳng

Quản lý khối lượng công việc

Bước tiếp theo, hãy xem xét kỹ những gì mà bạn thật sự cần phải hoàn thành. Thỉnh thoảng, chúng ta tự biến mình trở thành nạn thân vì không dám nói lời từ chối, hoặc quá nhiệt tình và muốn làm hết mọi việc – theo chuyên gia về tâm thần học Edward “Ned” Hallowell, nhà sáng lập Hallowell Center và là tác giả của Driven to Distraction: Recognizing and Coping With Attention Deficit Disorder. Ông khuyên rằng, bạn nên luyện tập sử dụng Môi trường Dữ liệu chung CDE – bao gồm tinh gọn, ủy thác, và loại trừ. Khi đã có trên tay một list những công việc, bạn cần nhanh chóng loại trừ đi những việc không cần hoàn tất, và ủy thác bớt công việc mà bạn có thể trao cho ai khác. Đối với những phần việc còn lại, hãy xác định mục tiêu cho những việc bạn có thể làm, và sẽ làm. Theo Hallowell, “suy nghĩ quá nhiều cũng chính là nguyên nhân gây ra stress”.

Việc sắp xếp khoa học các công việc cũng góp phần giúp bạn kiểm soát và tập trung tốt hơn – theo nhà tâm lý học Lucy Jo Palladino, tác giả của Find Your Focus Zone. Một khi bạn giảm tải được khối lượng công việc rồi bắt tay vào công việc, hãy chọn làm một vài điều dễ làm trước – những việc mà bạn có thể hoàn thành trong vòng 5 đến 10 phút chẳng hạn. Dopamine – “hormon hạnh phúc” sẽ được sản sinh ra khi bạn hoàn thành một việc gì đó. Theo Palladino, “Mỗi khi đạt được thành tựu, bạn sẽ có một chút xíu năng lượng giúp bạn cứ muốn tiếp tục làm thêm nữa”.

Chăm sóc bản thân mình

Chăm sóc và yêu thương cơ thể chính là những điều cơ bản nhất giúp bạn giữ vững phong độ – Hallowell tiếp lời, bạn không thể vắt kiệt sức lực của chính mình, rồi mong đợi nó giúp bạn giữ tập trung được. Hãy chắc rằng bạn uống đủ nước, ăn đủ bữa, và ngủ đủ giấc nhé.

Chăm sóc ở đây còn mang nghĩa “chăm sóc” cho môi trường và con người xung quanh bạn nữa. Giống như Hallowell khuyên rằng: “Hãy loại bỏ những con đỉa, và nuôi trồng hoa loa kèn”. Con đĩa ở đây chính là những người hay những dự án gây tốn thời gian, công sức mà bạn có thể dùng cho việc khác ý nghĩa hơn. Hoa loa kèn là biểu trưng của các mối quan hệ và công việc đem lại cho bạn nhiều niềm vui và tiếng cười. “Hãy dành thời gian cho những người hay những việc xứng đáng, thậm chí cho nó có khó khăn đến nào đi chăng nữa”, ông tiếp lời, “đó cũng là cách để làm giảm những cơn stress “xấu”, và tạo ra các loại stress mang tính tích cực hơn đấy!”.

Việc “trồng hoa loa kèn” cũng giúp bạn tạo ra các mối quan hệ mà bạn có thể trông cậy mỗi khi cảm thấy stress hoặc lo lắng. “Đừng tự tạo áp lực cho riêng mình”, Hallowell khuyên. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ – điều đó không chỉ giúp bạn cảm thấy khá hơn, mà còn cho bạn một vài “đồng minh” giúp khai sáng tình hình cho chính bản thân bạn nữa đấy.

Hiểu chính mình

Sẽ có những khoảng thời gian trong ngày mà năng lượng và khả năng tập trung của bạn được phát huy tối đa nhất. “Đối với nhiều người, năng lượng của họ tràn trề nhất là vào buổi sáng”, Hallowell cho hay, “Vì thế, đừng mở mail ra đọc khi bạn thật sự chưa “bùng nổ” với loại năng lượng này”

Đối với một số người, phương pháp thiền chính là một công cụ hữu ích giúp giữ thăng bằng trong công việc. Đối với người khác, đó lại là những khoảng thời gian dạo chơi bên ngoài hay chạy bộ tập thể dục. Một vài người thì lại thích nhâm nhi một tách cà phê nóng chẳng hạn (Chất caffeine có thể giúp bạn tập trung hơn trong một khoảng thời gian ngắn, Hallowell cho biết thêm)

Theo lời của nhà huấn luyện đời sống Smith, chìa khóa then chốt ở đây chính là: hiểu bản thân, sau đó lựa chọn những việc mà bạn làm tốt hơn so với người khác. Mỗi khi cảm thấy bị stress, hãy nhanh chóng kiểm tra hết một lượt cơ thể để tìm ra nguồn cơn của nó là gì. Dành ra một vài phút hít thở thật sâu, cảm nhận sự ấm áp và yên bình len lỏi giữa các tế bào – và cứ thế, bạn sẽ tìm ra điều mà bản thân mình đang cần nhất ngay lúc này đấy!

– HR Insider / Theo Fast Company –

VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Tết năm nay chuẩn bị gì để sẵn sàng nhảy việc?

Chờ thưởng Tết hay nhảy việc ngay là phân vân của rất nhiều người lao động. Dù chọn trước hay sau Tết thì bạn cũng...

Khi kinh nghiệm là điểm sáng: Xu hướng tuyển dụng nào đang ưu tiên ứng viên senior?

Việc tìm kiếm những ứng viên có kinh nghiệm dường như đang và sẽ là nhu cầu thiết yếu của các doanh nghiệp trong bối...

Khi sếp không phải là lãnh đạo bạn mong muốn: Làm sao để tiếp tục phát triển bản thân?

Làm việc dưới trướng một vị Sếp yếu kém về mặt năng lực và tồi tệ về mặt thái độ sẽ tác động tiêu cực...

5 dấu hiệu cho thấy sếp đang kỳ vọng bạn trở thành "người kế thừa"

Nếu bạn nhận thấy sếp của mình có các dấu hiệu sau đây, thì có thể sếp đang "ngắm nghía" bạn cho vai trò kế...

Khi động lực làm việc sụt giảm vào cuối năm: Làm sao để duy trì phong độ?

Khi chỉ còn hơn một tháng nữa là bước sang năm mới, cảm giác chán nản, căng thẳng, hay đơn giản là mong chờ kỳ...

Bài Viết Liên Quan

Tết năm nay chuẩn bị gì để sẵn sàng nhảy việc?

Chờ thưởng Tết hay nhảy việc ngay là phân vân của rất nhiều người lao...

Khi kinh nghiệm là điểm sáng: Xu hướng tuyển dụng nào đang ưu tiên ứng viên senior?

Việc tìm kiếm những ứng viên có kinh nghiệm dường như đang và sẽ là...

Khi sếp không phải là lãnh đạo bạn mong muốn: Làm sao để tiếp tục phát triển bản thân?

Làm việc dưới trướng một vị Sếp yếu kém về mặt năng lực và tồi...

5 dấu hiệu cho thấy sếp đang kỳ vọng bạn trở thành "người kế thừa"

Nếu bạn nhận thấy sếp của mình có các dấu hiệu sau đây, thì có...

Khi động lực làm việc sụt giảm vào cuối năm: Làm sao để duy trì phong độ?

Khi chỉ còn hơn một tháng nữa là bước sang năm mới, cảm giác chán...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers