adsads
Lượt Xem 3 K

Tại sao là có thói quen “nịnh bợ”

Có lẽ khi từ “nịnh bợ” xuất hiện trong đầu chúng ta, hầu hết mọi người sẽ có 1001 cảm giác không thân thiện, phải không? Nhưng ở nơi làm việc, vấn đề này vẫn thường xuyên xảy ra, thậm chí đôi khi còn trở thành vấn đề so sánh.

Nịnh bợ đến từ cảm xúc con người tạo nên, đối với mỗi người lời khen chính là động lực. Đôi khi nó giúp bạn được thăng tiến một cách nhanh hơn hoặc được sự yêu quý của mọi người, nhưng trong nhiều tình huống nó sẽ tác động ngược lại.

Vấn đề nằm ở văn hóa của người lãnh đạo, tư duy của người lãnh đạo. Sếp thích xu nịnh đến đâu thì chỗ đó có kẻ nịnh hót. “Trời không mưa thì sao nấm mọc trong vườn?”, Mọi chuyện đều bắt nguồn từ môi trường thuận lợi lên ngôi “nịnh hót”.

Nịnh bợ là một biểu hiện bằng lời nói để khơi dậy thiện cảm hoặc sự chú ý từ ai đó. Nịnh bợ – Trong “chiến lược giao tiếp”, hãy tạo lợi ích cho bản thân thông qua hành vi và làm cho người được nịnh cảm thấy thoải mái.

Nịnh bợ là một hành động khen ngợi. Sự giữa khen ngợi và tâng bốc, chúng rất mong manh và đôi khi không thể phân biệt được. Hoặc đôi khi “mình chủ quan” là sếp quá cao luôn cho rằng mình tài giỏi, ở trên mây nên không thể nhận ra kiểu hành vi “nịnh nọt” này.

Thói quen này gây những ảnh hưởng gì?

Một số người không cần quá tài giỏi về năng lực, nhưng với tài ăn nói điêu luyện và kỹ năng giao tiếp tuyệt vời, họ vẫn làm việc và tồn tại trong công ty. Tất nhiên, có một số người làm việc âm thầm và nghiêm túc để chứng minh rằng họ xứng đáng với nơi này. Vậy theo bạn, những người như thế nào sẽ được sếp tôn trọng và giữ chân?

Mạng xã hội mới đây xuất hiện chủ đề: “Chọn người thích nịnh, hay người có năng lực nhưng không được nịnh?”. Đối với chủ đề này, đương nhiên không có một câu trả lời nào chính xác nhất, vì xét trên hai khía cạnh nêu ra, mỗi kiểu người ít nhiều sẽ mang lại lợi ích cho người lãnh đạo.

Một môi trường thật sẽ dùng những lời khen chân thành một cách tinh tế giúp đối phương cảm nhận được hương vị trong lời khen đó. Điều này khác hoàn toàn với nịnh bợ mang một cảm giác giả tạo và thiếu thực tế. Thậm chí điều này sẽ khiến nhân viên nghỉ việc vì môi trường giả tạo này đã ảnh hưởng đến họ. Họ sẽ tìm môi trường mới phù hợp hơn thay vì suốt ngày biết nịnh bợ để được thứ gì đó.

Một môi trường có thường xuyên có những hành vi này thì nên xem lại những vị lãnh đạo cấp trên, vì họ là người tạo ra môi trường, họ là người cho phép điều này xảy ra tại nơi công sở. Vì vậy nếu bạn là một nhà lãnh đạo thấy những thói quen này có ảnh hưởng xấu hãy bắt đầu lên kế hoạch và loại bỏ chúng ngay.

Đây không được xem là vấn đề nghiêm trọng nhưng đã vô tình tạo ra một môi trường ảo, và chúng ta cảm thấy khó chịu, thậm chí đôi khi bạn không nhận ra năng lực thực của chính mình. 

Cách để xây dựng văn hóa lành mạnh nói không với nịnh bợ

Không phải cứ nghiêm cấm là sẽ hiệu quả và cũng không nên tập trung đánh giá vào vị trí nhân viên. Hãy nhìn vào văn hóa và tư cách của người lãnh đạo. Nếu sếp ngăn cản việc “xu nịnh” xảy ra, thì sẽ không có chuyện đó xảy ra? Vì đi làm đã rất vất vả rồi nên chẳng ai muốn vừa mệt, vừa phải tâng bốc mọi thứ.

Người lãnh đạo nên xem đây là vấn đề của cá nhân và chấm dứt chúng chúng một cách triệt để, bởi tình trạng này có thể sẽ khiến nhiều nhân viên cảm thấy mệt mỏi trong vai trò của mình.

Là một người lãnh đạo đứng đắn, bạn hiểu này sẽ không có ích lợi cho bạn. Nhân viên sẽ ở lại vì lãnh đạo có những phẩm chất đáng quý và vì họ có năng lực thật được công nhận, chứ không phải vì những lời nịnh bợ từ họ. 

Đầu tiên bạn nên tạo một kế hoạch để xóa bỏ dần sự nịnh này, hãy thể hiện một cách chín chắn quan điểm của bản thân với nhân viên và đối tác, nếu bạn cảm thấy khó khăn, hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất. 

Quan trọng là bạn nhìn đúng về con người thật của bạn, đây cũng là điều mà nhà lãnh đạo nào cũng nên có. Điều gì khiến bạn vui? Niềm vui đó phải xuất phát từ bên trong bạn, từ những thành công bạn tạo nên, chứ không phải từ những lời ngon ngọt bên tai. Đâu mới thật là con người bạn, điều gì tạo nên tính cách trong bạn, v.v.

Chắc chắn rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn và doanh nghiệp sẽ có bước đổi mới, tạo môi trường thân thiện và thực tế hơn. Đặc biệt tránh xa những lời nịnh bợ không đáng có, hoặc thay thế chúng bằng những lời khen chân thành. Chúc bạn thành công.

>> Xem thêm: Người giao tiếp chuyên nghiệp sẽ không sử dụng 6 cụm từ sau

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers