adsads
Lượt Xem 1 K

Báo cáo gồm các nội dung chính như sau:

  1. Quy mô và năng lực đào tạo nhóm ngành kế toán – kiểm toán
  2. Nghề nghiệp kế toán, kiểm toán trong bối cảnh mới
  3. Giới tính, thế hệ và nghề nghiệp
  4. Danh sách cơ sở đào tạo nhóm ngành Kế toán – Kiểm toán
  5. Thống kê khảo sát

>>> Xem báo cáo miễn phí ngay tại đây: Tiếng ViệtEnglish


Báo cáo dựa trên thống kê dữ liệu công khai của 128 trường đại học và 7 chi nhánh có đào tạo nhóm ngành kế toán, kiểm toán trên cả nước, với kết quả khảo sát của 471 doanh nghiệp và 833 cá nhân làm việc trong lĩnh vực này, được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 08 – 09/2023.

PHẦN I: QUY MÔ VÀ NĂNG LỰC ĐÀO TẠO NHÓM NGÀNH KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

Đào tạo kế toán, kiểm toán tại các cơ sở giáo dục đại học phát triển mạnh mẽ và quy mô lớn nhưng đội ngũ chưa theo kịp và cần đẩy mạnh hơn việc kiểm định chất lượng. Việc đào tạo nhóm ngành Kế toán – Kiểm toán tập trung tại các vùng kinh tế xã hội phát triển. 

  • Cơ sở đào tạo nhóm ngành Kế toán – Kiểm toán
    Nhóm ngành Kế toán – Kiểm toán phát triển nhanh chóng và có vị trí quan trọng trong các trường đại học. Trên cả nước có 128 trường đại học mở các ngành này, chiếm 54% tổng số trường đại học tại Việt Nam, tập trung tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, và một số tỉnh, thành phố khác.
  • Quy mô đào tạo nhóm ngành Kế toán – Kiểm toán

    Nhóm ngành Kế toán – Kiểm toán chiếm tỷ trọng đáng kể trong quy mô đào tạo đại học chính quy cả nước với 92.187 sinh viên theo học, chiếm tỷ lệ 4,9% tổng số sinh viên đại học cả nước.

  • Đội ngũ giảng viên

    Đội ngũ giảng viên có vẻ chưa theo kịp quy mô đào tạo. Số lượng sinh viên trên giảng viên của nhóm ngành hiện nay ở mức 29,2. So với mức chung của tất cả các ngành là 24,2 sinh viên trên giảng viên, số lượng sinh viên trên giảng viên của nhóm ngành Kế toán – Kiểm toán cao hơn 20%.
    Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ trong nhóm ngành Kế toán – Kiểm toán là 27,5%, vẫn còn thấp so với mức chung của tất cả các trường đại học là 32,4%, theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

  • Tình hình kiểm định chất lượng chương trình đào tạo

    Có 62 chương trình đào tạo nhóm ngành này được kiểm định chiếm đến 5,4% tổng số chương trình đào tạo được kiểm định của các trường đại học.
  • Phân bổ theo vùng kinh tế – xã hội

    Đồng bằng sông Hồng mà trung tâm là thủ đô Hà Nội dẫn đầu về số lượng cơ sở đào tạo, quy mô đào tạo và đội ngũ giảng viên. Đứng thứ hai là vùng Đông Nam Bộ, bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh. Tây nguyên là vùng trũng trong đào tạo kế toán, kiểm toán. Sự phân bổ tập trung tại một số vùng kinh tế xã hội gắn với tình hình kinh tế, xã hội của địa phương như sự phát triển của doanh nghiệp, thu nhập đầu người, đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, nó cũng phản ánh sự thu hút người học về các đô thị lớn, đặt ra vấn đề về việc đáp ứng nhu cầu nhân lực kế toán, kiểm toán cho các địa phương còn lại.

PHẦN II: NGHỀ NGHIỆP KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN TRONG BỐI CẢNH MỚI

  • Tác động của công nghệ

    Các xu hướng công nghệ được cho là có ảnh hưởng lớn nhất bao gồm: Số hóa chứng từ, hồ sơ, Dữ liệu lớn và phân tích, Số hóa quy trình làm việc và Tự động hóa công việc.
    Dưới góc độ doanh nghiệp, việc ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực kế toán, kiểm toán chủ yếu liên quan đến động cơ nội tại như lợi ích mang lại cho doanh nghiệp và đáp ứng yêu cầu kinh doanh thông qua việc giảm thời gian xử lý công việc, không cần bổ sung nhân sự khi quy mô tăng trưởng ít. Trong khi đó, các thách thức lớn nhất theo họ là chi phí, nguồn nhân lực và vấn đề an toàn, bảo mật.
    Cá nhân người làm kế toán, kiểm toán đánh giá cao lợi ích tăng lên do ứng dụng công nghệ như nâng cao hiệu suất, linh hoạt và thuận tiện và giảm bớt công việc nhàm chán. Ứng dụng công nghệ không gây nhiều lo lắng cho người làm công tác kế toán, kiểm toán ngoại trừ vấn đề tính phức tạp công việc tăng lên. 

  • Tuyển dụng và việc làm

    Nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán còn khá hạn chế mặc dù có lạc quan hơn từ các doanh nghiệp có quy mô trung bình và lớn. Tuy nhiên sinh viên mới ra trường vẫn rất khó khăn trong tìm việc làm. Thách thức thường gặp nhất của doanh nghiệp trong tuyển dụng là ứng viên không đáp ứng yêu cầu về chuyên môn.
    Bên cạnh đó, sự thay đổi trong môi trường làm việc có tác động mạnh mẽ đến người làm công tác kế toán, kiểm toán. Họ cũng có xu hướng thay đổi công việc đáng kể.

  • Khoảng cách giữa yêu cầu thực tế và đào tạo

    Khoảng cách giữa yêu cầu thực tế với đào tạo trong nhà trường được ghi nhận khá lớn ở tất cả phương diện được khảo sát. Người làm công tác kế toán, kiểm toán mong đợi được bổ sung thêm về kiến thức chuyên môn, khả năng áp dụng công nghệ thông tin, kỹ năng mềm, các kiến thức, kỹ năng bổ sung. Các giải pháp thu hẹp khoảng cách tập trung vào việc người học cố gắng trang bị kiến thức và kỹ năng thực tế ngay trong quá trình học tập, nhà trường đổi mới giảng dạy, cũng như gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp và tổ chức nghề nghiệp.  

PHẦN III: GIỚI TÍNH, THẾ HỆ & NGHỀ NGHIỆP

  • Giới tính và nghề nghiệp

    Trong nghề nghiệp, nữ giới có vẻ ít cơ hội thăng tiến hơn nam giới ở các cấp bậc cao trong doanh nghiệp, đặc biệt là cấp chiến lược. Họ có cảm nhận không khác biệt lớn với nam giới về tác động của thay đổi trong môi trường làm việc và công nghệ. Tuy nhiên nữ giới có khuynh hướng rời bỏ công việc hiện tại nhiều hơn nam giới.

  • Thế hệ và nghề nghiệp

    Sự chuyển giao thế hệ trong nghề nghiệp kế toán, kiểm toán ở mức độ vừa phải. Cảm nhận về sự thay đổi trong môi trường làm việc, ảnh hưởng của công nghệ cũng như khoảng cách giữa yêu cầu thực tế và đào tạo có sự khác biệt khá rõ rệt giữa các thế hệ. Các thế hệ lớn tuổi hơn có khuynh hướng rời khỏi công việc hiện tại cao hơn.

PHẦN IV: CHIA SẺ CỦA CỐ VẤN ĐẾN TỪ NAVIGOS GROUP

“Báo cáo nghề nghiệp Kế toán, kiểm toán trong bối cảnh mới mang lại rất nhiều giá trị thực tiễn, không chỉ đối với sinh viên, nhà trường, mà còn dành cho người lao động, doanh nghiệp, và cơ quan nhà nước. Trong đó, điểm đáng chú ý nhất có lẽ là báo cáo đã cho thấy khoảng cách giữa yêu cầu thực tế và đào tạo đối với ngành kế toán, kiểm toán tại Việt Nam. Từ đó, từ phía nhà trường có thể nâng cao chất lượng đào tạo, cập nhật bổ sung những yêu cầu mới của doanh nghiệp vào chương trình; doanh nghiệp có thể cân nhắc hài hòa lợi ích giữa nhà tuyển dụng và người tìm việc; cả sinh viên và người lao động đều có thể chủ động học hỏi, phát triển thêm các kỹ năng cần thiết để hoàn thiện bản thân, nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường lao động…” Bà Chu Thị Ngọc Hạnh – Giám đốc Tài chính của Navigos Group, đồng thời là cố vấn của Báo cáo, cho biết.


Bà Chu Thị Ngọc Hạnh – Giám đốc Tài chính của Navigos Group, Cố vấn cho “Báo cáo nghề nghiệp kế toán, kiểm toán trong bối cảnh mới” phát biểu trong buổi tọa đàm

Trong buổi tọa đàm, bà còn chia sẻ thêm: “Tầm nhìn về thị trường lao động chung tại Việt Nam của Navigos Group: Việt Nam vẫn là một điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực Sản xuất nên nhu cầu nhân lực trong ngành Sản xuất vẫn ổn định và gia tăng. Xu hướng đầu tư nước ngoài sẽ thay thế từ các ngành thâm dụng lao động sang những ngành có hàm lượng kỹ thuật và tự động hóa cao, do vậy đòi hỏi về chất lượng lao động trong các ngành sẽ cao lên. Khi lượng hàng hóa được sản xuất ra nhiều hơn nhờ công nghệ thì yếu tố tiêu thụ hàng hóa là yếu tố then chốt cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Do vậy, nhu cầu về các vị trí Kinh doanh và Marketing sẽ vẫn giữ được sức nóng. Qua nhiều năm, số lượng đăng tuyển ngành Kế toán- Kiểm toán thường đứng hàng thứ ba sau các ngành Sản xuất, Kinh doanh- Marketing và xu hướng này vẫn có thể sẽ tiếp tục.
Các công việc giản đơn, có xu hướng lặp đi lặp lại hay hành chính ví dụ nhập liệu kế toán, xuất hóa đơn…sẽ được thay thế bởi máy móc và AI nhiều hơn, do vậy, nhóm nhân lực cho các loại hình công việc này sẽ ít cơ hội việc làm hơn, họ sẽ cần phải học hỏi các kỹ năng và chuyên môn mới để đáp ứng với yêu cầu thay đổi của thị trường lao động. Trong tương lai, các doanh nghiệp vẫn tập trung và đầu tư cho công nghệ hóa, tự động hóa, số hóa và data hóa doanh nghiệp của mình và ngành kế toán- kiểm toán cũng không thể đứng ngoài xu hướng đó.”

Tọa đàm mang đến nhiều thông tin giá trị có tính cập nhật, định hình sơ lược về bối cảnh của nghề nghiệp kế toán, kiểm toán ở thời điểm hiện tại và trong cả tương lai. 

— HR Insider —

adsads
Bài Viết Liên Quan

Thực trạng nhân sự và tuyển dụng ngành Công nghệ Thông tin trong làn sóng Trí tuệ Nhân tạo giai đoạn 2024-2025

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 10 năm 2024 – VietnamWorks inTECH - thương hiệu việc làm & tuyển dụng ngành Công Nghệ Thông Tin (CNTT), trực thuộc VietnamWorks - Navigos Group, cho ra mắt “Thực trạng Nhân sự và Tuyển dụng ngành Công nghệ Thông tin trong làn sóng Trí tuệ nhân tạo giai đoạn 2024 - 2025” từ khảo sát với 1.500 ứng viên và gần 500 doanh nghiệp.

CMC University: Hành Trình Phát Triển Trường Đại Học Số Đầu Tiên Tại Việt Nam

CMC University không chỉ là nơi tiên phong trong giáo dục số tại Việt Nam mà còn là biểu tượng của sự sáng tạo và đổi mới trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Được thành lập với sứ mệnh và tầm nhìn rõ ràng, trường luôn không ngừng nỗ lực mang đến một môi trường học tập hiện đại, quốc tế và đa dạng. Trong hành trình này, trường đã đối mặt với nhiều thử thách và đạt được những thành tựu đáng tự hào, xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững trong tương lai.

Google sa thải hơn 1.000 nhân sự

Mở đầu năm 2024, Google tiến hành sa thải hàng loạt nhân sự từng tham gia vào các sản phẩm đáng chú ý nhất của hãng.

Navigos Group ra mắt Báo cáo Lương và Thị trường lao động năm 2024 – Talent Guide 2024

Để tiếp nối các thông tin về tình hình thị trường lao động Việt Nam từ Navigos Group - công ty cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự hiện đang sở hữu trang tìm kiếm việc làm trực tuyến VietnamWorks và công ty tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao Navigos Search, xin phép gửi đến Quý Đọc Giả Thông Cáo Báo Chí cùng Báo cáo Lương và Thị trường lao động năm 2024 – Talent Guide 2024.

Bài Viết Liên Quan

Thực trạng nhân sự và tuyển dụng ngành Công nghệ Thông tin trong làn sóng Trí tuệ Nhân tạo giai đoạn 2024-2025

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 10 năm 2024 – VietnamWorks inTECH - thương hiệu việc làm & tuyển dụng ngành Công Nghệ Thông Tin (CNTT), trực thuộc VietnamWorks - Navigos Group, cho ra mắt “Thực trạng Nhân sự và Tuyển dụng ngành Công nghệ Thông tin trong làn sóng Trí tuệ nhân tạo giai đoạn 2024 - 2025” từ khảo sát với 1.500 ứng viên và gần 500 doanh nghiệp.

CMC University: Hành Trình Phát Triển Trường Đại Học Số Đầu Tiên Tại Việt Nam

CMC University không chỉ là nơi tiên phong trong giáo dục số tại Việt Nam mà còn là biểu tượng của sự sáng tạo và đổi mới trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Được thành lập với sứ mệnh và tầm nhìn rõ ràng, trường luôn không ngừng nỗ lực mang đến một môi trường học tập hiện đại, quốc tế và đa dạng. Trong hành trình này, trường đã đối mặt với nhiều thử thách và đạt được những thành tựu đáng tự hào, xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững trong tương lai.

Google sa thải hơn 1.000 nhân sự

Mở đầu năm 2024, Google tiến hành sa thải hàng loạt nhân sự từng tham gia vào các sản phẩm đáng chú ý nhất của hãng.

Navigos Group ra mắt Báo cáo Lương và Thị trường lao động năm 2024 – Talent Guide 2024

Để tiếp nối các thông tin về tình hình thị trường lao động Việt Nam từ Navigos Group - công ty cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự hiện đang sở hữu trang tìm kiếm việc làm trực tuyến VietnamWorks và công ty tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao Navigos Search, xin phép gửi đến Quý Đọc Giả Thông Cáo Báo Chí cùng Báo cáo Lương và Thị trường lao động năm 2024 – Talent Guide 2024.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers