adsads
Untitled design 40
Lượt Xem 3 K

Đã bao giờ bạn bị sếp la mắng khi phạm phải một sai lầm trong công việc chưa? Hay thậm chí việc đó bạn không làm sai nhưng vẫn bị sếp mắng? Vậy bạn đã làm gì khi đứng trước tình huống “dầu sôi lửa bỏng” đó? Hãy học hỏi văn hóa làm việc của người Nhật khi sếp “bốc hỏa” để có những cách ứng xử phù hợp.

Văn hóa làm việc của người Nhật – Lời xin lỗi

Văn hóa làm việc của người Nhật – Lời xin lỗi luôn là câu cửa miệng thể hiện sự tôn trọng và lịch sự

Người Nhật có ít nhất 20 cách xin lỗi khác nhau để thể hiện sự tôn trọng và lịch sự trong giao tiếp. Đặc biệt là trong những tình huống nơi công sở, khi gặp phải những điều không may và bị trách mắng từ cấp trên, điều đầu tiên họ làm chính là nói lời xin lỗi.

Ở Nhật Bản, lời xin lỗi dường như ăn sâu vào cốt cách và lối sống của người dân. Tuy rằng họ không bao giờ xin lỗi nếu không cần. Nhưng họ luôn đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu được nó và nói ra lời xin lỗi. Và tất nhiên, lời xin lỗi có một sức mạnh rất mạnh mẽ, nó xoa dịu lỗi lầm và giúp bạn nhận được sự tha thứ.

Ở công sở, sếp là người ở vị trí cao hơn bạn và họ cũng là người giàu kinh nghiệm hơn bạn trong công việc. Do đó, khi họ phàn nàn một vấn đề nào đó, bạn nên tiếp nhận nó một cách cẩn trọng và kèm theo lời xin lỗi chân thành để chữa cháy kịp thời trong tình huống sếp nổi nóng.

Văn hóa làm việc của người Nhật khi giải quyết tình huống sếp “bốc hỏa”

Văn hóa làm việc của người Nhật khi giải quyết tình huống sếp “bốc hỏa” có nhiều điểm đặc biệt. Nếu bạn đang tìm việc làm Gò Vấp, hiểu rõ cách xử lý những tình huống căng thẳng và cách phản ứng phù hợp với sếp có thể giúp bạn hòa nhập nhanh hơn với văn hóa làm việc địa phương.

Văn hóa lắng nghe một cách chân thành 

Văn hóa làm việc của người Nhật – Lắng nghe một cách chân thành

“Thính giác là một trong năm giác quan của con người. Nhưng lắng nghe là cả một nghệ thuật”. Xung đột luôn xảy ra khi chúng ta không chịu lắng nghe. Mỗi người bảo vệ quan điểm của mình và không chịu hiểu cho quan điểm của đối phương chính là ngọn nguồn của mọi cuộc tranh luận.

Vì thế, khi bị sếp trách móc, đừng vội phản bác ngay lập tức. Hãy lắng nghe trước đã, hãy để sếp được nói hết vấn đề sếp muốn và bạn cần lắng nghe chúng thật cặn kẽ với một thái độ chân thành và nghiêm túc.

Nhật Bản là một trong những quốc gia có khả năng lắng nghe rất tốt ở châu Á. Họ lắng nghe cả những lời góp ý tích cực lẫn tiêu cực. Đó là lý do vì sao người Nhật luôn làm mọi thứ rất tốt, không ngừng hoàn thiện và phát triển đất nước.

Khi tìm việc làm ở Nha Trang, việc nắm bắt cách ứng xử khi sếp nổi giận theo phong cách Nhật Bản sẽ giúp bạn duy trì sự bình tĩnh và thể hiện sự chuyên nghiệp.

Văn hóa dùng hành động để sửa chữa sai lầm

Văn hóa làm việc của người Nhật – Dùng hành động để sửa chữa sai lầm

Người Nhật Bản không bao giờ nói suông một cách sáo rỗng. Mỗi lời họ nói đều luôn đi đôi với hành động. Chính vì thế, thay vì hứa hẹn “em sẽ làm tốt, em sẽ khắc phục,…”, họ luôn hành động ngay lập tức bằng cách đưa ra những phương án “chữa cháy” sớm nhất có thể.

Đừng bao giờ hứa suông với sếp rằng bạn sẽ làm nó tốt như thế này hoặc thế kia. Hãy dùng những từ định lượng để chắc chắn hơn. Ví dụ: em sẽ đảm bảo sửa chữa lỗi lầm này trong ngày mai và nộp lại cho sếp lúc 8h sáng mai.

Đây cũng là một trong những điểm đáng học hỏi về văn hóa làm việc nơi công sở của người Nhật.

Nếu bạn quan tâm đến tuyển dụng Phú Quốc, việc học cách xử lý tình huống sếp “bốc hỏa” theo văn hóa Nhật có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp và quản lý xung đột của bạn.

Không tái phạm cùng một lỗi lầm 

Sai lầm lần thứ nhất là điều có thể chấp nhận, thế nhưng biết sai mà vẫn tái phạm là điều không thể chấp nhận. Người Nhật luôn lắng nghe rất cẩn trọng và họ không bao giờ cho phép mình được tái phạm cùng một lỗi. 

Vì thế, để cấp trên không phải liên tục nổi giận với bạn thì đừng bao giờ để mình phạm sai lầm tương tự. Bạn nên cẩn trọng hơn trong công việc, bởi rất có thể ở lần đầu làm việc không suôn sẻ đã khiến nhà tuyển dụng có cái nhìn không mấy tốt về bạn rồi đấy.

Khi tìm việc làm quận 7, việc áp dụng những kỹ năng giải quyết căng thẳng trong môi trường làm việc Nhật Bản sẽ giúp bạn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cấp trên.

Không tái phạm cùng một lỗi lầm 

Quan sát đến cảm xúc của sếp để “phòng bệnh” hơn “chữa bệnh”

Bạn hãy là một người tinh tế như người Nhật. Người Nhật luôn cư xử rất khôn khéo trong văn hóa làm việc của người Nhật. Họ luôn chú ý quan sát đến cảm xúc của sếp để biết được sếp thường nổi giận về những vấn đề gì, từ đó có thể hạn chế và tránh xảy ra những lỗi sai tương tự hoặc khi liên quan đến vấn đề đó, họ sẽ làm nó một cách cẩn trọng hơn.

“Xin lỗi – lắng nghe – sửa chữa – không tái phạm” là 4 điều đáng học hỏi trong văn hóa làm việc của người Nhật. Đừng cảm thấy mình bị tổn thương hoặc tự ái vì bị sếp mắng. Bởi trở ngại lớn nhất của thành công không phải là sợ sai lầm, mà đó là khi bạn không biết mình sai ở đâu để sửa. Do đó, cứ tiếp nhận lời góp ý có chút nặng nề của sếp để hoàn thiện mình hơn bạn nhé.

Nếu bạn đang tìm việc làm Quy Nhơn, việc làm Thủ Đức hay việc làm An Giang mới nhất hiểu rõ cách phản ứng khi sếp nổi giận trong môi trường làm việc Nhật Bản sẽ giúp bạn phát triển sự nghiệp một cách thuận lợi hơn.

Ngoài ra, khi tìm việc làm tiếng Nhật Đà Nẵng, việc hiểu và áp dụng văn hóa làm việc của người Nhật, đặc biệt là cách xử lý khi sếp tức giận, sẽ giúp bạn hòa nhập tốt hơn.

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

adsads
Bài Viết Liên Quan

Thay đổi cách quản lý cảm tính trước những hệ quả khôn lường

Phần lớn người đi làm nào hẳn cũng đã từng gặp một người sếp mà quyết định dường như dựa nhiều vào cảm xúc hơn là lý trí. Họ có thể là những người dễ nổi nóng, hoặc ngược lại, quá dễ dàng trong việc tha thứ và bỏ qua lỗi lầm của nhân viên. 

Mong muốn khoản thưởng cuối năm: Không chỉ là tiền mà còn là sự công nhận

Tiền thưởng cuối năm thì ai cũng thích, nhưng được nhận thêm sự công nhận của cấp trên về nỗ lực làm việc của mình sẽ khiến nhân viên cảm thấy hạnh phúc và muốn gắn bó lâu dài hơn với công ty. Vậy sự công nhận trong công việc là gì mà có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu suất làm việc đến vậy? Cùng VietnamWorks tìm hiểu sâu hơn trong bài viết này bạn nhé.

Không còn thưởng Tết và lương tháng 13, học cách quản lý tài chính cá nhân để kịp dự phòng ăn Tết

Tết năm nay có thể không còn thưởng Tết và lương tháng 13 hiện đang là nỗi bận tâm của hầu hết người đi làm. Trong bối cảnh thị trường kinh tế bất ổn hiện nay, sự bấp bênh về thưởng Tết tháng 13 khiến nhiều người lo lắng về tài chính cuối năm. Cùng VietnamWorks học ngay cách quản lý tài chính cá nhân để kịp dự phòng “ăn Tết” trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Cảm thấy chán nản với công việc hiện tại nhưng đổi việc liệu có phải là lựa chọn tốt?

Bạn chán việc nhưng đã bao giờ bạn test thử mình đang nằm ở cấp độ nào trong “thang đo chán việc” chưa? Nếu đang chán việc và phân vân không biết có nên đổi việc hay không thì hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Cơ hội và rủi ro khi nhảy việc cuối năm, lựa chọn nào là đúng đắn?

Nhảy việc cuối năm thì mất thưởng Tết, mà gắng ở lại thì quá chán ngán công ty? Nếu bạn vẫn đang phân vân không biết có nên nhảy việc cuối năm không thì tham khảo ngay bài viết này nhé. VietnamWorks sẽ phân tích cụ thể những cơ hội và rủi ro giúp bạn chọn được quyết định đúng đắn và phù hợp nhất với bản thân.

Bài Viết Liên Quan

Thay đổi cách quản lý cảm tính trước những hệ quả khôn lường

Phần lớn người đi làm nào hẳn cũng đã từng gặp một người sếp mà quyết định dường như dựa nhiều vào cảm xúc hơn là lý trí. Họ có thể là những người dễ nổi nóng, hoặc ngược lại, quá dễ dàng trong việc tha thứ và bỏ qua lỗi lầm của nhân viên. 

Mong muốn khoản thưởng cuối năm: Không chỉ là tiền mà còn là sự công nhận

Tiền thưởng cuối năm thì ai cũng thích, nhưng được nhận thêm sự công nhận của cấp trên về nỗ lực làm việc của mình sẽ khiến nhân viên cảm thấy hạnh phúc và muốn gắn bó lâu dài hơn với công ty. Vậy sự công nhận trong công việc là gì mà có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu suất làm việc đến vậy? Cùng VietnamWorks tìm hiểu sâu hơn trong bài viết này bạn nhé.

Không còn thưởng Tết và lương tháng 13, học cách quản lý tài chính cá nhân để kịp dự phòng ăn Tết

Tết năm nay có thể không còn thưởng Tết và lương tháng 13 hiện đang là nỗi bận tâm của hầu hết người đi làm. Trong bối cảnh thị trường kinh tế bất ổn hiện nay, sự bấp bênh về thưởng Tết tháng 13 khiến nhiều người lo lắng về tài chính cuối năm. Cùng VietnamWorks học ngay cách quản lý tài chính cá nhân để kịp dự phòng “ăn Tết” trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Cảm thấy chán nản với công việc hiện tại nhưng đổi việc liệu có phải là lựa chọn tốt?

Bạn chán việc nhưng đã bao giờ bạn test thử mình đang nằm ở cấp độ nào trong “thang đo chán việc” chưa? Nếu đang chán việc và phân vân không biết có nên đổi việc hay không thì hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Cơ hội và rủi ro khi nhảy việc cuối năm, lựa chọn nào là đúng đắn?

Nhảy việc cuối năm thì mất thưởng Tết, mà gắng ở lại thì quá chán ngán công ty? Nếu bạn vẫn đang phân vân không biết có nên nhảy việc cuối năm không thì tham khảo ngay bài viết này nhé. VietnamWorks sẽ phân tích cụ thể những cơ hội và rủi ro giúp bạn chọn được quyết định đúng đắn và phù hợp nhất với bản thân.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers