adsads
Untitled design 60
Lượt Xem 6 K

Điều tiết tốt và làm chủ cảm xúc của bản thân vốn không hề đơn giản. Một nhà quản lí sở hữu được trí tuệ cảm xúc tốt sẽ là chiếc chìa khóa quan trọng trong việc xây dựng môi trường làm việc vững mạnh, cũng như tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả hơn.

Hãy đọc qua câu chuyện sau: Một đội bóng đá đang chơi trong một trận đấu rất quan trọng, và họ chỉ thua đội bạn một điểm. Một ít phút nữa là hết hiệp một, một cầu thủ của đội bạn phạm luật trong khu vực cấm và đội được nhận một quả đá phạt – một cơ hội tuyệt vời để gỡ hòa. Đội trưởng đã bước lên để nhận đá quả phạt này. Thoạt đầu, tưởng chừng như mọi thứ đều hoàn hảo vì trái bóng tung lên vào góc lưới. Tuy nhiên, quả bóng dội lại từ khung thành, bay ngược đến người đội trưởng đang đứng với dáng vẻ vô cùng sửng sốt. Hai tay ôm đầu, anh ấy bước chân ra khỏi sân về với đội của mình, chờ cuộc họp nữa hiệp chuẩn bị bắt đầu.

Cả đội đều buồn bã. Cả người huấn luyện viên cũng vậy. Mục đích của huấn luyện viên là muốn anh đội trưởng này vượt qua nỗi buồn, sẵn sàng trở lại trận đấu một cách đầy nhiệt huyết và hăng say hơn. Liệu người huấn luyện viên này có nên giấu sự tức giận của mình bằng cách nở một nụ cười giả tạo, và không đề cập gì đến tình huống vừa rồi? Hay ông ta nên thành thật và bộc lộ hết tất cả cảm xúc ra ngoài? Cách nào sẽ giúp ông ấy đạt được mục đích của mình?

Câu trả lời là: Không cái nào đúng cả!

 

Người lãnh đạo giỏi là người biết tiết chế cảm xúc

Nghiên cứu về chủ đề này chỉ ra rằng, khả năng tiết chế cảm xúc của sếp sẽ quyết định đến ý chí và tinh thần của cả đội. Trong số những khía cạnh của Trí tuệ xúc cảm, thì tiết chế cảm xúc có thể được gọi là một kĩ năng “bậc thầy”, theo Marc Brackett, chủ biên của Yale Center for Emotional Intelligence và tác giả của cuốn sách Permission to Feel.

Tuy nhiên, cách mà vị huấn luyện viên điều tiết cảm xúc của mình sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả tích cực hay tiêu cực cho đội bóng. Nghiên cứu này cũng tìm ra rằng, mọi người có xu hướng điều tiết xúc cảm của mình theo hai cách: Kiềm nénĐánh giá lại.

Kiềm nén là cách mọi người hay làm: trốn tránh cảm xúc thật của họ, và tỏ ra là mình ổn. Mặc dù đây là một cách phổ biến, tuy nhiên nó cũng đem lại nhiều hệ quả tiêu cực cho người đó. Điển hình là những mối quan hệ ít khăng khít hơn, nhiều cảm xúc tiêu cực hơn, ít ủng hộ xã hội hơn, ít thỏa mãn với cuộc sống hơn, trí nhớ kém hơn, và huyết áp cao hơn. Thêm vào đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sự kìm nén cảm xúc sẽ làm tăng khả năng phản ứng stress của người khác. Ví dụ, nếu vị huấn luyện viên kia giấu sự tức giận của mình, huyết áp của các thành viên trong đội bóng sẽ có xu hướng tăng lên. Mặc dù vị huấn luyện viên không cố ý tỏ ra là mình không tức giận, nhưng những thành viên cũng sẽ theo tâm lý nhận ra sự giả dối này. Đây chính là một hồi chuông cảnh báo cho họ.

Với những ảnh hưởng tiêu cực từ sự kìm nén, bạn có thể nghĩ rằng bộc lộ hết cảm xúc sẽ là một chiến lược hiệu quả. Tuy nhiên, làm như vậy cũng sẽ đem lại các hậu quả khôn lường. Nếu vị huấn luyện viên bộc phát sự tức giận của mình, sự tự tin của cả đội sẽ bị phá hủy. Thay vì làm sợi dây liên kết và thúc đẩy tinh thần, nhiều khả năng ông ấy sẽ đem lại cảm giác tội lỗi và chán nản cho các cầu thủ của mình.

Sự đánh giá lại một tình huống thuộc về cảm xúc có thể là chiến lược hiệu quả nhất. Ví dụ, vị huấn luyện viên có thể nhắc bản thân rằng: “Trận đấu chỉ kết thúc khi nó thật sự kết thúc”, rằng đó chỉ là một trận trong cả mùa giải và sẽ còn nhiều cơ hội khác cho đội bóng của ông được tỏa sáng. Sự đánh giá lại sẽ giúp cho ông ấy bình tĩnh trở lại. Kết quả là, ông ấy hiểu được rằng các cầu thủ đã thất vọng đủ rồi, và thay vì chán nản, họ cần lời động viên từ ông. Ông có thể bắt đầu cuộc họp bằng cách nói rằng ông đã hiểu được nỗi thất vọng của mọi người, đồng thời nhấn mạnh rằng nếu muốn vượt qua thử thách và lội ngược dòng trong 45 phút tiếp theo, tất cả sẽ phụ thuộc rất nhiều vào quyết tâm của cả đội.

Kết quả trở nên tốt hơn cho vị huấn luyện viên cũng như cả đội bóng.

Trí tuệ cảm xúc - yếu tố quyết định sự thành công của mọi nhà quản lý

Gần đây chúng tôi đã có một cuộc khảo sát 15 huấn luyện viên khác nhau và vận động viên của họ ở trường đại học. Những huấn luyện viên nào đánh giá lại tình hình nhìn chung sẽ có ít cảm xúc tiêu cực hơn những người kìm nén cảm xúc của họ. Bên cạnh đó, những huấn luyện viên biết đánh giá lại tình hình sẽ tạo ra một môi trường thể thao tích cực hơn, điển hình là thông qua niềm tin, giao tiếp và sự động viên cho các thành viên trong đội.

Những nghiên cứu về khả năng lãnh đạo cũng ủng hộ kết quả như trên, rằng sự điều tiết cảm xúc chính là một năng lực tối quan trọng, không chỉ riêng gì huấn luyện viên thể thao, mà những nhà lãnh đạo tài ba cần có được. Theo đó, một trong những tiêu chuẩn của một nhà lãnh đạo quyền lực, đó là khả năng kiềm chế và tác động đến trạng thái xúc cảm của toàn thể nhân viên trong tổ chức. Lãnh đạo phải là người biết truyền cảm hứng và sự tự tin cho nhân viên của mình, nhằm duy trì động lực làm việc và đương đầu tốt với những khó khăn thử thách. Và để làm được điều này, chính họ phải biết cách tự điều tiết tốt cảm xúc của chính mình trước.

Những lợi ích của sự đánh giá lại tình huống cũng được ủng hộ bởi nghiên cứu về mối tương tác giữa sếp và nhân viên. Một nghiên cứu cho thấy rằng, khi thông báo một tin xấu, những vị sếp nào chọn cách đánh giá lại sẽ giúp cho nhân viên của mình quản lý cảm xúc một cách tốt hơn. Ngược lại, nhân viên sẽ phản ứng mạnh mẽ khi nhận được tin xấu và có thái độ không mấy thiện cảm nếu sếp của mình chọn cách giấu giếm cảm xúc thật của họ.

 

Làm thế nào để luyện được thói quen đánh giá lại tình hình?

Sự đánh giá lại tình hình là không hề dễ dàng, đặc biệt là khi bạn đang ở trong thời kì khủng hoảng. Dựa trên các kết quả nghiên cứu, đây là một mẹo nhanh dành cho bạn: Hãy nghĩ về vấn đề như là một thử thách, hơn là một sự đe dọa. Nhiều bằng chứng chỉ ra rằng, khi coi vấn đề là một thử thách thay vì sự đe dọa, mọi người sẽ tập trung hơn vào nhiệm vụ ngay lúc đó, và tìm ra từng bước đi để giúp họ giải vây. Đó sẽ là một sức bật tinh thần, giúp họ có thể đối mặt và sẵn sàng đương đầu với thử thách.

Ngược lại, khi xem đó là một mối đe dọa, động lực và biểu hiện tích cực khi làm việc sẽ bị giảm đi, đồng thời còn làm tăng lên mức độ stress khi giải quyết vấn đề đó.

Khi mức độ stress của bạn cao, “cách nhanh nhất để lấy lại phong độ và xem xét lại tình hình chính là hãy thở thật sâu”, Johann Berlin, CEO của TLEX Institute, giải thích. “Bằng các phương pháp kiểm soát bản thân để vượt qua những tình huống cam go, việc thở đều và sâu sẽ giúp bạn tạo một sự khác biệt rất lớn cho đội của mình”. Nghiên cứu cho rằng bạn sẽ lấy lại bình tĩnh rất nhanh chỉ bằng một cái hít vào thở ra. Việc hít vào sẽ làm tăng nhịp tim và huyết áp, trong khi việc thở ra làm chậm quá trình này lại. Cách này vô cùng đơn giản, thậm chí bạn cũng có thể thực hành ngay giữa cuộc họp, đó là hít vào thở ra hai lần. Nếu có nhiều thời gian hơn, hãy tạo thói quen thở đều này để giúp bản thân có thể bình tĩnh hơn trong mọi tình huống xảy đến.

Vậy, làm thế nào để bạn có thể chuẩn bị tốt trong những tình huống rủi ro cao? Hãy thực hành những thói quen này trong những lúc ít bận rộn hơn. Hãy tập hàng ngày, và bạn sẽ trở nên thành thục hơn khi bị cản bước bởi những chông gai phía trước. Chúc bạn thành công!

 

— HR Insider / Theo Harvard Business Review —
VietnamWorks
 – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers