adsads
shutterstock 1998252377 2
Lượt Xem 10 K

Nghiên cứu cho thấy có khoảng 75% nhà tuyển dụng quan tâm đến trí tuệ cảm xúc EQ hơn chỉ số tư duy IQ. Trong đó, khoảng 59% nói rằng sẽ không tuyển ứng viên có IQ cao nhưng EQ thấp. Điều này cho thấy tiêu chí EQ ngày càng được chú trọng trong quy trình tuyển dụng và đề bạt thăng tiến. Thăng tiến đồng nghĩa với việc trở thành lãnh đạo và quản lý con người, do đó, những kỹ năng mềm đòi hỏi EQ cao như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, giải quyết vấn đề,… trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Trí tuệ cảm xúc giúp bạn thấu hiểu bản thân và kiểm soát chính mình

Thời đại công nghệ 4.0 đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho sự phát triển bản thân và vươn tới thành công của mọi người. Đặc biệt là những áp lực thường trực giữa dòng chảy hối hả, tấp nập có thể tạo ra những cảm xúc căng thẳng, mỏi mệt hay thậm chí là tuyệt vọng khi gặp khó khăn, thất bại. Khi bạn sở hữu trí tuệ cảm xúc và vận hành chúng tốt, bạn có thể kiểm soát được những cảm xúc tích cực lẫn tiêu cực trong bản thân mình, đặt chúng ở mức độ vừa phải, chừng mực và hợp lý. Điều đó rất quan trọng để bạn có thể tiếp tục làm việc và phấn đấu để thăng tiến hơn trong tương lai mà không bị ngăn cản bởi những thứ cảm xúc nảy sinh ngoài ý muốn.

Thấu hiểu bản thân ở đây đồng nghĩa với việc thấu hiểu năng lực, tầm nhìn, đam mê, mong muốn và điểm mạnh, yếu của bản thân để điều chỉnh cho phù hợp với công việc. Điều này sẽ giúp bạn tăng khả năng nhận thức vấn đề bản thân đang gặp phải để cải thiện, nhất là trong việc quản lý cảm xúc, quản lý sự mất bình tĩnh và nóng giận. Khi chúng ta mất bình tĩnh hay nóng giận, chúng ta thường dễ đưa ra những quyết định sai lầm có thể để lại những hệ lụy nghiêm trọng. Duy trì sự tỉnh táo và tích cực sẽ giúp bạn làm việc và quản lý con người một cách khách quan, khoa học và hiệu quả nhất.

Trí tuệ cảm xúc giúp bạn thấu cảm người khác và hình thành sợi dây kết nối

Ngoài kỹ năng lãnh đạo, khả năng đồng cảm hiện nay được xem là một trong những nhân tố quan trọng để đánh giá về tiềm năng và năng lực của một người quản lý, đứng đầu tổ chức. Những người biết lắng nghe, đồng cảm và phản hồi tích cực với những ý kiến, đánh giá của người khác không những có thể duy trì được mối quan hệ tốt đẹp giữa họ với nhau mà còn hỗ trợ trong việc đưa ra quyết định, tập hợp ý tưởng và lên kế hoạch. Kỹ năng làm việc nhóm đòi hỏi bạn phải luôn giữ một thái độ tôn trọng, lắng nghe người khác để thấy được những góc nhìn, cách đánh giá đa dạng, khác biệt của họ đối với vấn đề được bàn tới, sau đó phác họa được bức tranh toàn cảnh.

Khi bạn thấu hiểu người khác, bạn còn có thể hình thành sợi dây kết nối với họ về mặt tình cảm lẫn niềm tin. Sự đoàn kết trong đội ngũ sẽ thúc đẩy tiến trình hoàn thành nhiệm vụ thay vì lôi kéo nhau vào những mâu thuẫn, tranh cãi nội bộ không đáng có. Họ sẽ cảm thấy bạn là một người đáng tin cậy, tôn trọng những gì họ bày tỏ và có khả năng lãnh đạo họ để họ và bạn, cùng với công ty, có thể cùng phát triển đi lên hiệu quả. Và đương nhiên, trong những buổi đề bạt thăng tiến, cái tên của bạn có thể dễ dàng được lựa chọn.

Nâng cao khả năng thích nghi và đưa ra quyết định đúng đắn, chính xác hơn

Với tốc độ phát triển chóng mặt của thế giới hiện đại ngày nay, khả năng thích ứng với điều kiện hiện tại là một trong những nhân tố quan trọng để bạn không bị loại bỏ khỏi đường đua thương trường, trở thành những nhân viên xuất sắc mà nhà tuyển dụng luôn kỳ vọng, nhắm tới và có cơ hội thăng chức để giúp họ quản lý tổ chức, doanh nghiệp của mình một cách năng suất, hiệu quả. Những người có thể thay đổi, biến ứng được với những hoàn cảnh khác nhau, những diễn biến phức tạp sẽ luôn giữ được tinh thần làm việc tích cực, hiệu quả nhất, dễ dàng bình tĩnh giải quyết những vấn đề lớn nhỏ phát sinh trong quá trình làm việc.

Bên cạnh đó, khi bạn thấu hiểu được cảm xúc người khác và biết thích nghi với mọi tình huống, bạn có thể đưa ra những quyết định chính xác, sáng suốt hơn, tránh bị nhân tố ngoại cảnh và nội tại trong tâm thức ảnh hưởng đến quyết định đó. Không những thế, bạn còn có thể dùng trí tuệ cảm xúc để phán đoán những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra, tăng cường khả năng kiểm soát hậu quả, thiệt hại của quyết định. Từ đó, bạn chủ động hơn trong việc thay đổi phương án, lường trước được mọi phản ứng trái chiều.

Tạo động lực phát triển và cải thiện kỹ năng mềm

Trí tuệ cảm xúc còn góp phần giúp bạn truyền cảm hứng làm việc và phấn đấu cho bản thân và mọi người xung quanh, hay còn gọi là động lực phát triển. Đây cũng là một trong những tiêu chí đánh giá không thể thiếu khi được đề bạt thăng chức. Một người tích cực, lạc quan và tràn đầy năng lượng mỗi ngày sẽ có thể khiến không gian làm việc trở nên năng động và hiệu quả năng suất công việc cũng tăng lên. Khi đó, những khó khăn, thách thức trong công việc cũng không phải là một điều gì lớn lao, mệt mỏi khi mọi người đều đã sở hữu một tinh thần lạc quan, tích cực.

Bên cạnh đó, những kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết phục, quản lý thời gian cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng trong quá trình hoàn thiện bản thân, tiến dần với cơ hội thăng tiến. 

Trí tuệ cảm xúc là chiếc cân cân bằng công việc và hạnh phúc, là chiếc đòn bẩy nâng bạn lên cao, hoàn thiện bản thân và đạt được tốc độ thăng tiến mạnh mẽ bằng một tinh thần tích cực, đầy nhiệt huyết. Hy vọng bài viết lý giải thắc mắc tại sao cảm xúc lại “Ăn tiền” hơn trí tuệ trong việc thăng tiến trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn và trở thành người nhân viên xuất sắc, nhà lãnh đạo đáng tin cậy của tập thể!

>>> Xem thêm: Người thông minh VS Kẻ khôn ngoan: Ai mới là người “sống sót” nơi công sở

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy Sales Pitch là gì và tại sao nó lại quan trọng trong quá trình chinh phục khách hàng? Nội dung bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA là gì và vì sao nó lại được nhiều người theo đuổi? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu từ A đến Z về chứng chỉ này và cách đạt được nó.

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ giúp người dùng đảm bảo quyền lợi và hạn chế những sai sót, tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện. Phụ lục hợp đồng có những loại nào, nguyên tắc soạn thảo và ký kết phụ lục ra sao? Các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy học phần là gì, có những loại học phần nào và cách tính điểm ra sao? Cùng VietnamWorks HR Insider khám phá ở nội dung chi tiết dưới đây!

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú vị là ngay cả những ngành nghề tưởng chừng như không liên quan đến con số, từ nghệ thuật đến nhà hàng, từ y tế đến giáo dục, đều đang phải "bơi" trong đại dương dữ liệu. 

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy Sales Pitch là gì và tại sao nó lại quan trọng trong quá trình chinh phục khách hàng? Nội dung bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA là gì và vì sao nó lại được nhiều người theo đuổi? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu từ A đến Z về chứng chỉ này và cách đạt được nó.

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ giúp người dùng đảm bảo quyền lợi và hạn chế những sai sót, tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện. Phụ lục hợp đồng có những loại nào, nguyên tắc soạn thảo và ký kết phụ lục ra sao? Các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy học phần là gì, có những loại học phần nào và cách tính điểm ra sao? Cùng VietnamWorks HR Insider khám phá ở nội dung chi tiết dưới đây!

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú vị là ngay cả những ngành nghề tưởng chừng như không liên quan đến con số, từ nghệ thuật đến nhà hàng, từ y tế đến giáo dục, đều đang phải "bơi" trong đại dương dữ liệu. 

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers