adsads
Shutterstock 2207265013
Lượt Xem 605

Một trong những nguyên nhân đó là phúc lợi của các công ty không phù hợp hay đáp ứng được nhu cầu của ứng viên. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp một số phúc lợi mà ứng viên khao khát muốn nghe nhất trong năm 2023 để thu hút nhân tài về với công ty bạn nhé!

Cơ hội thăng tiến

Đừng đợi ứng viên mở lời thì các nhà tuyển dụng mới nhắc đến cơ hội thăng tiến sự nghiệp. Bởi lẽ, một trong những nguyên nhân nhảy việc phổ biến cũng xuất phát từ việc họ không nhìn thấy tương lai phát triển ở công ty cũ. Hãy vạch ra lộ trình thăng tiến cụ thể, mang tính khả thi cho tất cả ứng viên tham dự, hãy khiến họ tin rằng không môi trường nào tuyệt vời với chế độ chính sách thưởng công bằng như ở nơi đây.

Tuy nhiên, đừng vì muốn có được nhân tài mà nhà tuyển dụng bịa đặt hay nói quá sự thật. Các ứng viên chẳng những không rơi vào bẫy mà ngược lại danh tiếng công ty còn bị ảnh hưởng nặng nề.

Cơ hội phát triển chuyên môn

Bên cạnh nhu cầu về vật chất, một điều mà nhiều ứng viên thường xuyên muốn hỏi nhà tuyển dụng chính là họ có được đào tạo để phát triển khả năng chuyên môn hay không. Vì hiển nhiên, không ai muốn mình chỉ mãi dậm chân tại chỗ. Nhà tuyển dụng hãy tìm hiểu mong muốn của các ứng viên và những kế hoạch tương lai của họ, sau đó liên hệ với các chính sách đào tạo, phát triển nhân tài của chính doanh nghiệp.

Vừa khoe được điểm mạnh của doanh nghiệp, vừa khiến ứng viên tin rằng mình đã tìm được một nơi phù hợp. Các ứng viên chắc chắn sẽ cố gắng thể hiện tốt hơn với hy vọng là người được lựa chọn. Từ đó, nhà tuyển dụng cũng nhận dạng và chiêu nạp thêm được nhiều nhân tài trong suốt quá trình phỏng vấn.

Tiền thưởng

Ứng viên rất muốn biết những sự đóng góp, cống hiến của mình sẽ được công ty ghi nhận ra sao thông qua số tiền thưởng mỗi tháng, mỗi quý hoặc mỗi năm. Khi là một nhà tuyển dụng, bạn nên đề xuất với cấp trên để cung cấp thêm nhiều chế độ chính sách thưởng thu hút các ứng viên. Đây cũng là yếu tố giúp họ trung thành và gắn bó lâu dài nếu chấp nhận làm việc cho công ty.

Bảo hiểm xã hội và y tế

Báo cáo Khảo sát Lương 2023 của Navigos Group, bảo hiểm y tế xếp thứ 2 về phúc lợi mà người lao động mong muốn. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng mua đầy đủ bảo hiểm y tế cho nhân viên. Đặc biệt là các Startup (công ty khởi nghiệp) hay các công ty vừa và nhỏ, vì muốn tiết kiệm chi phí. Thị trường tuyển dụng càng cạnh tranh, bạn càng nên quan tâm hơn đến chiến lược chăm sóc nhân viên. Nghiên cứu và cung cấp chế độ bảo hiểm y tế cho nhân viên cũng như gia đình họ. Đây là bước thông minh giúp ứng viên ấn tượng hơn trước lời mời làm việc giá trị.

Vấn đề di chuyển và làm việc từ xa

Nhân viên của bạn sẽ có người phải chuyển đổi chỗ ở, làm việc xa nhà và chi phí cho sự di chuyển đó vô tình tạo gánh nặng cho họ, kể cả những ứng viên nhanh nhẹn nhất. Bằng việc hỗ trợ một phần hay toàn bộ gói chi phí đó, bạn không chỉ tạo ấn tượng tốt ban đầu mà còn phần nào giảm bớt gánh nặng cho họ. Nếu công ty bạn không thể trợ cấp toàn bộ chi phí thì có thể hỗ trợ bằng những ưu đãi tài chính. Một công ty có hỗ trợ ứng viên theo ngân sách luôn tốt hơn công ty không hỗ trợ gì.

Hơn nữa, việc xem xét cho ứng viên làm việc từ xa sẽ tiện hơn cho họ, cũng như tăng tính hấp dẫn cho cơ hội việc làm.

Phúc lợi cho nhân viên là những điều tuyệt vời mà công ty bạn có thể làm để tác động vào năng lực cống hiến của nhân viên nhằm thúc đẩy họ mang lại giá trị cho công ty và gắn bó lâu dài với bạn. Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp cho công ty bạn những thông tin về phúc lợi mà ứng viên khao khát muốn nghe nhất trong năm 2023 đáng cân nhắc để áp dụng!

 

Xem thêm: Tại sao nhân viên giỏi lại “dứt áo ra đi”?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers