adsads
1200x900 6 1
Lượt Xem 8 K

1. Không có lộ trình thăng tiến rõ ràng

Trường hợp nhân viên giỏi nghỉ việc có thể do công ty không có lộ trình thăng tiến rõ ràng cho họ khá phổ biến. Nhân viên càng giỏi thì họ càng có nhiều đam mê và tham vọng, con đường sự nghiệp của họ còn rất dài và họ mong muốn có nhiều cơ hội để thử sức với nhiều công việc, nhiều môi trường làm việc khác nhau nên khi cảm thấy công ty mình làm việc không còn thể giúp họ học hỏi hay không có cơ hội thăng tiến thì họ sẵn sàng nhảy việc.

Chính vì vậy nhà quản lý nên tạo ra cho họ những ràng buộc nhất định khi làm việc tại công ty ngay từ vòng tuyển dụng, đặc biệt là hãy chú trọng đến việc đào tạo, phát triển nhân tài liên tục. Càng những người giỏi họ lại càng có chí tiến thủ lớn, vì vậy một lộ trình thăng tiến rõ ràng sẽ khiến họ cố gắng từng ngày để đạt được.

2. Quản lý yếu kém

Dấu hiệu của một nhân viên giỏi đã chán làm việc với công ty và đang có ý định nhảy việc rất dễ để có thể nhận ra: họ thường xuyên đi làm muộn hơn, thường xuyên chậm trễ những deadline và dùng những lời lẽ khéo léo để cho nhà quản lý biết công việc này khiến họ chán nản và không muốn tiếp tục làm việc ở đây nữa.

Nếu đấy là sự ra đi của một nhân viên giỏi đã từng cống hiến những thành tích đáng kể cho công ty thì nhà quản lí nên xem xét lại bộ máy quản lý của mình. Đó là dấu hiệu của sự quản lý yếu kém, không thể đáp ứng được những đòi hỏi xứng đáng cho nhân viên. Nếu là một nhà quản lý giỏi thì họ nên chú ý với mong muốn và những vấn đề khiến nhân viên chán nản để nhanh chóng tìm ra những giải pháp phù hợp, kịp thời.

3. Sếp không được nhân viên tôn trọng

Không có ai là hoàn hảo cả và không ai có thể làm hài lòng tất cả mọi người, đặc biệt trong công việc người sếp khó có thể  được lòng của tất cả các nhân viên. Nhiệm vụ của nhà quản lý là dung hòa mối quan hệ giữa sếp và nhân viên giỏi, hãy lắng nghe nhân viên nhiều hơn để hiểu được họ đang cần gì, mong muốn gì và có những vấn đề gì khiến họ gặp khó khăn trong công việc.

Khi nhân viên giỏi cảm thấy họ được chia sẻ, được đồng cảm thì kéo theo họ sẽ có những nhìn nhận khác về sếp. Ai cũng có những sai lầm trong tính cách nhưng quan trọng là phải hiểu và biết cảm thông cho nhau để đạt được lợi ích và mục tiêu cho cả hai bên.

4. Chế độ đãi ngộ và lương không tương xứng

Đây là nguyên nhân nhạy cảm nhất khiến nhiều nhân viên giỏi từ bỏ công ty để tìm một công ty trả lương cao hơn phù hợp với năng lực của họ hơn. Mục tiêu cuối cùng khi nhân viên giỏi đi làm là để kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình, khi tất cả những cố gắng và công sức của họ bỏ ra làm việc không được đáp trả bằng số tiến xứng đáng thì đương nhiên họ sẽ chẳng còn động lực gì để làm việc nữa.

Một mức lương tương xứng cùng với chế độ đãi ngộ thưởng, phạt xứng đáng với những gì nhân viên giỏi làm việc và cống hiến cho công ty chính là phương pháp giữ chân nhân tài phổ biến nhất.

Hi vọng với những chia sẻ từ bài viết sẽ giúp nhà quản lý giữ được các nhân viên giỏi ở lại và cống hiến cho công ty, giúp doanh nghiệp phát triển ngày một lớn mạnh hơn.

Xem thêm: Học cách quản trị nhân sự thời kỳ suy thoái

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers