adsads
shutterstock 2174655259 1
Lượt Xem 1 K

Việc đặt câu hỏi phỏng vấn sao cho đa dạng và toàn diện là yêu cầu bắt buộc mà nhà tuyển dụng nào cũng cần chú ý và làm thật tốt. Thông qua các câu hỏi trên nhiều phương diện, nhà tuyển dụng sẽ “chấm điểm” ứng viên chính xác hơn, công bằng hơn và thấy được cả một phần năng lực, thái độ, tính cách của họ. 

Sau đây là 5 câu hỏi phỏng vấn sẽ giúp cho nhà tuyển dụng khai thác đầu đủ thông tin ứng viên phù hợp với doanh nghiệp của mình:

Giới thiệu về bản thân 

Có những câu hỏi phỏng vấn mà cho dù chẳng mấy thú vị nhưng lại không thể thiếu vì đều giúp nhà tuyển dụng có được các thông tin cơ bản nhất về ứng viên. Câu hỏi này chủ yếu xoáy vào khả năng giao tiếp, ứng xử như thế nào, cách nhìn nhận của người đó về bản thân họ, họ có quá tự kiêu, họ khiêm tốn, hay tự ti…

Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng tìm hiểu sâu hơn về ứng viên kĩ càng hơn vì CV của họ rất ngắn, chỉ có những thông tin cơ bản, nổi bật nhất, bên cạnh đó cách những ứng viên trả lời câu hỏi này với thái độ tự tin hay không cũng là một tiêu chí để nhà tuyển dụng đánh giá khả năng.

Mục tiêu nghề nghiệp

Những câu hỏi phỏng vấn về mục tiêu, các kỳ vọng trong tương lai sự nghiệp của ứng viên không dùng để kiểm tra năng lực hay kinh nghiệm mà thay vào đó, nhà tuyển dụng nên coi đây như cơ hội để xem ứng viên có phù hợp với định hướng phát triển của công ty hay không. 

Hầu hết các ứng viên ít khi nói về mục tiêu của họ, chỉ nói về mong muốn của họ. Nhưng đó  là một cách dễ dàng để tìm ra điểm chung giữa các ứng viên và doanh nghiệp của bạn. Thêm vào đó, mục tiêu nghề nghiệp không chỉ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được hướng đi của ứng cử viên trong công việc mà còn giúp bản thân họ có động lực, khuôn khổ để đạt được những mong muốn cho bản thân và cả cho doanh nghiệp.

Kinh nghiệm cho vị trí ứng tuyển

Kinh nghiệm làm việc chính là những kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên môn cần thiết cho vị trí ứng tuyển mà ứng cử viên đã được trải nghiệm ở ngoài thực tế. Hay hiểu đơn giản hơn thì đó chính là những gì mà họ đã áp dụng vào thực tế chứ không phải đơn thuần chỉ là lý thuyết suông.

Việc nhà tuyển dụng hỏi những ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc là hay chưa vì điều này giúp cho doanh nghiệp có cần phải mất thêm nhiều thời gian để đào tạo lạ hay không. Hơn nữa, các ứng viên có kinh nghiệm thường sẽ hoàn thành công việc một cách tốt hơn, có tính chủ động hơn, biết xử lý một số tình huống và tránh được những sai sót trong quá trình làm việc.

Mức kì vọng về lương

Việc nhà tuyển dụng chủ động đặt câu hỏi về kỳ vọng mức lương của ứng viên có thể giúp 2 bên hiểu nhau hơn và dễ trao đổi hơn. Trường hợp ứng viên có kỳ vọng quá cao vượt ra ngân sách của doanh nghiệp thì đôi khi, dù họ có trình độ đến đâu, nhà tuyển dụng cũng sẽ phải cân nhắc lại. 

Thêm vào đó, nhà tuyển dụng nên xem liệu ứng cử viên có đủ tiêu chuẩn cho vị trí ứng tuyển hay họ đang đánh giá cao giá trị bản thân và liệu họ có đủ tự tin để yêu cầu những gì họ muốn. Nếu kỳ vọng về lương của ứng cử viên nằm ngoài phạm vi cho phép, rất có thể nhà tuyển dụng buộc phải tìm một ứng viên có ít kinh nghiệm hơn để đảm nhận công việc này.

Mức độ sẵn sàng khi làm việc

Khi nhà tuyển dụng phỏng vấn một số câu hỏi quan trọng xong thì đây là thời điểm quan trọng để quyết định ứng cử viên có muốn làm việc cho doanh nghiệp của bạn hay không. Đáp án phụ thuộc vào bản thân ứng cử viên, nếu họ cảm cảm thấy doanh nghiệp của bạn không phù hợp thì sẽ trả lời là chưa sẵn sàng, nếu ứng cử viên thật sự muốn làm trong doanh nghiệp của bạn thì tất nhiên họ sẽ trả lời một cách nhanh chóng và bắt đầu đi làm ngay khi đậu phỏng vấn.

Năm câu hỏi trên được áp dụng trong mọi trường hợp, đảm bảo sẽ mang lại một buổi phỏng vấn hiệu quả cho nhà tuyển dụng, khai thác tố chất các ứng viên một cách tốt nhất. 

Chúc bạn sẽ thành công trên con đường sự nghiệp và tìm được ứng cử viên phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

>> Xem thêm: Bí quyết tuyển dụng có tâm để chọn được người có tầm

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút, tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Quy trình tuyển dụng hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tìm được những ứng viên phù hợp nhất với vị trí mà còn góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu và tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút, tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Quy trình tuyển dụng hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tìm được những ứng viên phù hợp nhất với vị trí mà còn góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu và tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers