Quá trình tuyển dụng là một quá trình dài và kỹ lưỡng. Nếu doanh nghiệp chú trọng tới quá trình tuyển dụng, thì doanh nghiệp sẽ tìm được những ứng viên có chất lượng, sẵn sàng gắn bó với doanh nghiệp. Làm sao để tuyển dụng hiệu quả là chủ đề mà các nhà tuyển dụng hay quản lý doanh nghiệp luôn quan tâm. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ những bí quyết tuyển dụng giúp nhà tuyển dụng chọn được người có tầm.
Tìm từ nhiều nguồn tuyển dụng khác
Để tìm được nhiều ứng viên phù hợp cho vị trí mà doanh nghiệp cần tuyển, nhà tuyển dụng cần cân nhắc tới việc lựa chọn nguồn tuyển dụng nào và dùng phương pháp nào để khai thác nhiều nguồn ứng viên để tuyển được người phù hợp. Thông thường, ta có thể thấy hai nguồn ứng viên phổ biến là nguồn nội bộ và nguồn ứng viên từ các thông tin bên ngoài.
Tuyển nội bộ là nguồn tuyển từ nhân viên đang làm việc tại doanh nghiệp. Mạng lưới tuyển dụng nội bộ là một trong những kênh tuyển dụng nhanh chóng nhất giúp nhà tuyển dụng tìm được nhân tài. Doanh nghiệp có thể khuyến khích nhân viên của mình giới thiệu ứng viên cho công ty để tìm được nhân sự phù hợp. Đăng thông tin tuyển dụng lên bản tin nội bộ của công ty, liệt kê đầy đủ thông tin về vị trí tuyển dụng và yêu cầu cụ thể của từng vị trí. Với các thông tin rõ ràng và đầy đủ, nhân viên mới có thể giới thiệu cho bạn bè, người thân của họ.
Tuyển ứng viên từ nguồn bên ngoài là nguồn ứng viên từ các trung tâm giới thiệu việc, từ các cơ sở đào tạo, trường đại học, các trang web tuyển dụng,… Các kênh tuyển dụng này có thể mất nhiều chi phí tuyển dụng.
Sử dụng bài kiểm tra năng lực
Hiện nay, trong quy trình tuyển dụng, nếu chỉ áp dụng hình thức phỏng vấn thôi là không đủ, các nhà tuyển dụng có thể tham khảo việc sử dụng thêm các bài kiểm tra test năng lực vào quy trình phỏng vấn, để có thể đánh giá năng lực của ứng viên chính xác và toàn diện hơn. Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các tập đoàn quốc tế, họ đều thêm bài kiểm tra năng lực nhằm tuyển dụng người lao động có chất lượng cao.
Các bài kiểm tra năng lực cung cấp hàng trăm đề kiểm tra khác nhau, hỗ trợ nhà tuyển dụng đánh giá những khía cạnh khác ở ứng viên, như: tính cách, trí thông minh, trình độ chuyên môn,… Sau khi làm xong bài kiểm tra, nhà tuyển dụng sẽ tổng hợp các kết quả và đưa ra đánh giá khách quan, giúp nhà tuyển dụng có được cái nhìn tổng quan và đa chiều về ứng viên.
Xây dựng thương hiệu tuyển dụng
Thị trường việc làm luôn có độ cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp có quy mô vừa nhỏ, làm thế nào để tuyển được nhân tài và làm thế nào để doanh nghiệp của mình có thể nổi trội hơn các doanh nghiệp khác. Vì thế, việc phát triển thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp là điều nhà tuyển dụng cần quan tâm nhất. Một doanh nghiệp có thương hiệu tuyển dụng lành mạnh, ứng viên sẽ chủ động tìm hiểu và tự tìm đến.
Để xây dựng thương hiệu tuyển dụng, nhà tuyển dụng cần hiểu về văn hóa, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, chia sẻ cho ứng viên thấy được doanh nghiệp sẵn sàng tạo ra những giá trị gì cho ứng viên (lương, thưởng, chế độ phúc lợi), chia sẻ về môi trường làm việc tại công ty. Cho ứng viên thấy được những lợi ích của khi làm việc tại doanh nghiệp của bạn: sự phát triển trong nghề nghiệp, mối quan hệ giữa đồng nghiệp, giữa sếp với nhân viên.
Cùng VietnamWorks khám phá vô vàn cơ hội việc làm, giúp bạn dễ dàng tìm được công việc phù hợp nhất!
Việc làm xây dựng Quảng Ngãi | Việc làm Vị Thanh Hậu Giang | Việc làm Thành phố Vinh |
Việc làm Tân Uyên Bình Dương | Việc làm Quận Tân Bình | Việc làm phổ thông tại Phú Quốc |
Chất lượng hơn số lượng
Một điều quan trọng khi làm nghề tuyển dụng, đó là tuyển người phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Việc tập trung vào chất lượng của ứng viên thay vì tập trung vào số lượng là một chiến lược làm việc hiệu quả của nhà tuyển dụng.
Để việc tuyển dụng nhân sự đạt hiệu quả, nhà tuyển dụng không chú trọng vào số lượng hồ sơ mà nên quan tâm tới chất lượng ứng viên tham gia ứng tuyển. Bởi vì tâm lý “rải” hồ sơ của ứng viên và chờ đợi phỏng vấn trong khi họ không có sự chuẩn bị kỹ càng về mặt năng lực, điểm này cũng gây ra những khó khăn cho nhà tuyển dụng
Câu hỏi của ứng viên
Cuộc phỏng vấn là nơi trao đổi trò chuyện và là cuộc đánh giá 2 chiều. Không chỉ nhà tuyển dụng chủ động kiểm tra ứng viên, mà bản thân ứng viên cũng có quyền lựa chọn và đánh giá nhà tuyển dụng và doanh nghiệp. Thực tế, những ứng viên giỏi có kinh nghiệm biết cách đặt câu hỏi thông minh và phù hợp trong các buổi phỏng vấn. Đây là một dấu hiệu tốt cho nhà tuyển dụng về ứng viên đang trao đổi công việc với mình, bởi điều này cho thấy ứng viên đã có sự chuẩn bị, tìm hiểu kỹ càng về công việc.
Chính vì vậy, không chỉ đánh giá ứng viên dựa trên các đáp án mà họ trả lời bạn, nhà tuyển dụng cần lắng nghe những câu hỏi của ứng viên, vì đây đều là những vấn đề họ quan tâm đến. Ngoài ra, nhà tuyển dụng có thể dựa vào mục tham khảo, nơi những người đã từng làm việc với ứng viên, nhà tuyển dụng có thể liên hệ với họ để kiểm tra những đánh giá của họ về ứng viên. Dựa vào những cơ sở này, nhà tuyển dụng có dữ liệu để đánh giá ứng viên phù hợp với công ty.
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.