adsads
15 1200x900 1
Lượt Xem 11 K

Quiet quitting là gì?

Thuật ngữ “Quiet quitting” là một hình thức nghỉ việc trong tâm trí của người lao động, họ sẽ chỉ làm những việc được yêu cầu trong công việc và không hơn, không kém. Về cơ bản, họ sẽ chỉ thực hiện các nhiệm vụ được yêu cầu như đã nêu ra trong bản mô tả công việc. Họ sẽ không làm thêm giờ, cũng không tham gia những hoạt động thể của công ty, và cũng không trả lời tin nhắn về công việc sau giờ làm. 

Họ không có động lực để trở nên vượt trội hay trở nên nổi bật hơn, mong muốn đơn giản của họ là tiền lương hàng tháng. Những nhân viên này không muốn bị sa thải nhưng họ cũng không sẵn sàng làm thêm bất cứ công việc nào khác hay việc phải tăng ca và họ không có động lực để phấn đấu giúp công ty đạt mục tiêu.

Thuật ngữ “Quiet quitting” không bắt nguồn từ những nước phương Tây như Mỹ hay các nước Tây Âu, mà phong trào này bắt nguồn từ Trung Quốc. Thuật ngữ này bao phủ trên mạng xã hội TikTok được lấy cảm hứng từ phong trao Tang ping – phong trào “nằm yên và mặc kệ đời” của giới trẻ Trung Quốc để chống lại phong cách làm việc khắc nghiệt, bóc lột trong môi trường công sở. Tuy nhiên, phong trào này đã bị dập tắt và cấm từ khóa này, nhưng giờ đây, “Quiet quitting” đang trở nên viral ở quy mô toàn cầu. Vậy, giải pháp để khắc phục “Quiet quitting” cho nhà tuyển dụng là gì? Và, biểu hiện của nhân viên “Quiet quitting”?

Biểu hiện của nhân viên “Quiet quitting”

Dấu hiệu của “Quiet quitting” có rất nhiều hình thức khác nhau. Khác với một nhân viên muốn cân bằng cuộc sống và công việc tốt hơn, nhân viên “Quiet quitting” thường không hài lòng và các dấu hiệu được bộ lộ rõ hơn. Một số dấu hiệu của việc “Quiet quitting” bao gồm:

  • Khi được yêu cầu tăng ca hoặc giao thêm các nhiệm vụ, những nhân viên này thường từ chối luôn mà không suy nghĩ.
  • Họ ít khi tham gia những buổi họp hoặc không tham gia lập kế hoạch trong các cuộc họp.
  • Họ có thể thường xuyên đến muốn và xin về sớm nhất trước mọi người trong văn phòng.
  • Không quan tâm tới việc giao lưu với đồng nghiệp.
  • Năng suất làm việc của họ cũng không quá nổi trội.

Tóm lại, những người lao động này không quan tâm tới sự nghiệp thăng tiến của họ ở công ty mà họ chỉ đang “tồn tại” hoặc chờ đợi thời gian cho tới khi ký hợp đồng làm việc tiếp theo hay nghỉ hưu. Họ cảm thấy không muốn đầu tư vào tương lai của công ty. Đối với nhân viên không có mong muốn cho kết quả phấn đấu của họ, họ chỉ cần cố gắng hoàn thành cách nhiệm vụ để được trả công hàng tháng.

Xem thêm: Năm của “Thiên nga đen” và những tác động không thể lường trước

Giải pháp để khắc phục “Quiet quitting “là gì?

“Quiet quitting” không có biểu hiện rõ ràng, dẫn tới nhiều trường hợp bị nhận nhầm “Quiet quitting. Cách để đảm bảo nhân viên không bị “Quiet quitting” chính là trải nghiệm của nhân viên tại công ty của mình. Làm những bảng khảo sát ẩn danh cho nhân viên thoải mái trong việc chia sẻ những vấn đề mình gặp phải, trò chuyện trực tiếp với họ, thu lại những phản hồi từ họ để lấy dữ liệu cho việc cải thiện môi trường làm. Bên cạnh đó, dù bất ai, mọi người đều mong chờ nhận được một lời khen, lời động viên, điều này khiến cho họ cảm thấy bản thân được đánh giá cao.

Một trong những vấn đề khiến người lao động có biểu hiện “Quiet quitting” là khối lượng công việc. Với khối lượng nhiệm vụ hàng ngày khiến họ bận rộn đến phát mệt, nhiều nhân viên cần khoảng thời gian dài để nạp lại năng lượng đã mất, cũng vì thế mà họ từ chối việc tăng ca và từ chối luôn làm việc tại nhà. Nhà tuyển dụng nên hỏi nhân viên cảm thấy sự phân bổ khối lượng công việc giữa các thành viên trong nhóm có công bằng không. Nếu câu trả lời là không, bạn nên hỏi họ những cách mà họ cảm thấy có thể thay đổi để phân phối nhiệm vụ có lợi cho mọi người. Điều này giúp họ cảm thấy bản thân được trao quyền tự quyết định và hiểu được lý do.

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đặt vấn đề ưu tiên hàng đầu là sức khỏe của người lao động. Nhiều doanh nghiệp khuyến khích nhân viên nên chăm sóc sức khỏe của họ bằng những buổi khám sức khỏe thường niên hay mua thêm bảo hiểm cho người lao động. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên đặt ra ranh giới giữa thời gian làm việc và cuộc sống riêng tư của người lao động, hãy tôn trọng các khoảng thời gian nghỉ ngơi đó của họ để tạo nên một văn hóa làm việc tích cực. 

Cuối cùng, nhà tuyển dụng cũng nên tích cực trò chuyện với người lao động để khơi dậy sự phấn đấu của họ trong con đường sự nghiệp, giúp họ đạt được những mục tiêu trong công việc hàng ngày. Hầu hết, những nhân viên rời bỏ công ty trong im lặng vì họ cảm thấy không được trân trọng, bởi những người quản lý yếu kém có thể ảnh hưởng sâu sắc tới tinh thần của người lao động. Nhà tuyển dụng nên hỏi người lao động xem họ có cảm thấy hài lòng với người quản lý của mình không, nếu câu trả lời là không, bạn nên tìm hiểu chi tiết cụ thể và đưa ra đề xuất để giải quyết.

Xem thêm: “Job Shadowing” – sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút, tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Quy trình tuyển dụng hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tìm được những ứng viên phù hợp nhất với vị trí mà còn góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu và tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút, tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Quy trình tuyển dụng hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tìm được những ứng viên phù hợp nhất với vị trí mà còn góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu và tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers