adsads
Shutterstock 2279576937 1
Lượt Xem 8 K

Trước khi đi sâu vào phân tích  “Quiet Hiring”, chúng ta cần hiểu hai thuật ngữ có thể khiến mọi người nhầm lẫn là “Quiet Quitting” và “Quiet Hiring.”

  • Quiet Quitting: Đây là một xu hướng “nghỉ việc” mới phổ biến trừ sau giai đoạn “lockdown” vì đại dịch covid 19. Quiet Quitting là thuật ngữ muốn nói đến bộ phận người đi làm chỉ làm đủ việc trong ngày sau đó ra về đúng giờ mà không tham gia những hoạt động gắn kết với đồng nghiệp hay công ty, những người này thường ít có sự kết nối với đồng nghiệp
  • Quiet HiringQuiet Hiring hay tuyển dụng thầm lặng là chiến lược giúp công ty sở hữu được kỹ năng mới đáp ứng với các đầu công việc mới nhưng không cần tuyển thêm nhân sự full-time mới. Công ty có thể duy trì số lượng nhân viên, tận dụng nguồn lực đang có, đồng thời tăng năng suất làm việc của đội ngũ nhân viên hiện tại bằng cách đào tạo, bồi dưỡng và tìm ra những kỹ năng mới của nhân viên để lấp đầy khoảng trống mà không cần thuê thêm nhân viên.

Những lưu ý cho nhà tuyển dụng khi thực hiện Quiet hiring

Đối mặt với khó khăn trong bối cảnh kinh tế suy thoái, nhiều doanh nghiệp đã và đang chuyển hướng sang chiến lược tuyển dụng thầm lặng để lấp đầy khoảng trống kỹ năng và tiết kiệm chi phí. Quiet Hiring đang trở thành một xu hướng phổ biến trong lĩnh vực tuyển dụng, đồng thời là một giải pháp tối ưu nguồn nhân lực và tài chính ở thời điểm nhạy cảm hiện tại. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi thực hiện Quiet Hiring:

Rõ ràng trong việc quy định phạm vi công việc (Scope of Work)

Các doanh nghiệp cần có scope of work (SOW) rõ ràng cho những kỹ năng, vị trí mới mong muốn tuyển dụng thêm từ nội bộ nhân sự của mình. Điều này cần sự minh bạch trong các đầu mục nhiệm vụ, trách nhiệm nhân viên sẽ phải làm trong tương lai để giúp họ hiểu về mô tả công việc của vị trí mới một cách rõ ràng nhất.

Xác định rõ SOW cũng là cách để giúp doanh nghiệp có thể nắm rõ đâu là kỹ năng quan trọng cần đào tạo cho nhân viên, tránh tình trạng việc đào tạo quá dàn trải các kỹ năng mà không thể áp dụng vào công việc.

Tiêu chí đánh giá 

Doanh nghiệp nên thống nhất và tách biệt về các tiêu chí, chỉ số đo lường hiệu quả, hiệu suất công việc của vị trí hiện tại và vị trí mới. Từ đó, cứ đánh giá năng lực, hiệu suất làm việc và thỏa thuận lương của 2 bên.

Cần đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong quy trình tuyển dụng

Mặc dù Quiet Hiring là việc tuyển dụng kín đáo, nhưng vẫn cần đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong quá trình tuyển dụng. Nhà tuyển dụng cần thiết lập các tiêu chí rõ ràng và công bố các quy trình tuyển dụng một cách minh bạch, nhằm đảm bảo không có sự thiên vị hoặc đánh giá không công bằng đối với ứng viên.

Hỗ trợ đào tạo nhân viên

Đối với yêu cầu nhiệm vụ, trách nhiệm mới, nếu nhận thấy nhân viên của bạn còn hạn chế về năng lực, doanh nghiệp có thể tổ chức các khoá đào tạo, hướng dẫn để hỗ trợ về mặt chuyên môn. Điều này giúp nhân viên của bạn thuận lợi hơn trong việc tiếp cận vị trí mới và tăng hiệu suất làm việc. Và như đã đề cập ở trên, để thực hiện công tác đào tạo thuận lợi, doanh nghiệp hơn ai hết cần rõ ràng về phạm vi công việc, về những nhiệm vụ mới mà nhân viên sẽ đảm nhận. Càng chi tiết, càng cụ thể sẽ càng tốt.

Những ưu điểm và hạn chế của xu hướng Quiet Hiring

Ưu điểm

  • Giúp doanh nghiệp giải quyết các nhu cầu cấp thiết về kỹ năng mới.
  • Giữ chân nhân viên thông qua việc tạo cơ hội để nhân viên mở rộng kinh nghiệm và bổ sung các kỹ năng.
  • Tối đa hóa các nguồn lực hiện có và kiểm soát chi phí tiền lương, chi phí tuyển dụng hiệu quả hơn.
  • Xác định nhân sự đa nhiệm Giúp doanh nghiệp xác định những người có thành tích tốt nhất, những người sẵn sàng vượt lên trên trách nhiệm công việc của họ và có thể đảm nhận vai trò lãnh đạo trong tương lai.

Hạn chế

  • Việc không công khai thông tin về việc tuyển dụng có thể gây khó khăn trong việc tìm kiếm và thu hút ứng viên phù hợp cho doanh nghiệp.
  • Do không công khai thông tin, Quiet Hiring có thể gây ra giới hạn về tầm nhìn trong việc tìm kiếm ứng viên. Điều này có thể đồng nghĩa với việc bỏ qua những ứng viên tiềm năng có thể quan tâm đến cơ hội việc làm mà không nhận được thông tin về việc tuyển dụng.
  • Không công khai việc tuyển dụng có thể làm cho công ty bị thiếu sự đánh giá từ cộng đồng, vì không có thông tin và phản hồi từ người trong ngành. Điều này có thể làm mất đi một phần quan trọng trong quá trình xác định chất lượng và phù hợp của ứng viên.

Tóm lại, Quiet Hiring là một xu hướng tuyển dụng mới, đặc biệt trong những vị trí nhạy cảm hoặc đòi hỏi tính bảo mật cao. Mặc dù có những ưu điểm như bảo mật thông tin và giảm sự cạnh tranh, nhưng cũng có những hạn chế như thiếu sự công khai và khó khăn trong xây dựng hình ảnh công ty. Nhà tuyển dụng cần cân nhắc và đánh giá kỹ lưỡng trước khi thực hiện Quiet Hiring để đảm bảo phù hợp với tình hình và mục tiêu tuyển dụng của công ty.

Xem thêm: Hỏi ít hiểu nhiều: các câu hỏi phỏng vấn đơn giản nhưng khai thác sâu ứng viên

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers