adsads
Lượt Xem 27

Sự tăng trưởng nhu cầu tuyển dụng ứng viên Senior

Trong thời điểm hiện tại, khi phải đối mặt với những áp lực về hiệu suất và tính ổn định dài hạn, nhiều công ty ưu tiên tuyển dụng các ứng viên Senior – những người có kinh nghiệm và sự hiểu biết sâu sắc trong ngành. Sự ưu tiên này không chỉ đơn thuần là vì kinh nghiệm mà còn vì Senior là những người có khả năng tự chủ tốt, xử lý tình huống phức tạp và mang lại sự tin cậy trong công việc. 

Năm 2024, thị trường lao động tại Việt Nam ghi nhận xu hướng tăng cường tuyển dụng những ứng viên Senior, đặc biệt trong các lĩnh vực như sản xuất, công nghệ, tài chính, và y tế. Theo Reeracoen Vietnam, 89,5% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng đội ngũ, tập trung vào các vị trí chuyên gia chất lượng, và hiệu quả quy trình.

Theo Navigos Group, các công ty hiện đang có xu hướng ưu tiên ứng viên với kỹ năng giải quyết vấn đề và kinh nghiệm làm việc ít nhất từ 1-3 năm trở lên. Điều này đặc biệt phổ biến ở các phòng ban như kinh doanh, sản xuất, và marketing – những mảng đang cần nhân sự có khả năng đóng góp ngay vào các mục tiêu kinh doanh. Các khảo sát gần đây cũng cho thấy rằng nhu cầu về ứng viên có kỹ năng chuyên sâu và kinh nghiệm đã làm tăng tỷ lệ tuyển dụng các vị trí cao cấp hơn.

Beyond years of experience: Những tố chất nào giúp bạn được đánh giá cao?

Để được đánh giá là một ứng viên senior không chỉ đơn giản là ngồi đếm số năm làm việc. Những ứng viên Senior luôn được ưu tiên hơn Fresher/ Junior đến từ nhiều nguyên nhân. Một phần vì tình hình kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp hiện đang rất nỗ lực để tối ưu chi phí, cải thiện doanh thu nên họ sẽ cần những người có kinh nghiệm hơn. Phần khác vì Senior sẽ có những tố chất vượt trội như:

Khả năng tự chủ và quyết định dứt khoát

Một ứng viên senior thực thụ không chỉ biết làm đúng việc, mà còn biết cách làm chủ công việc của mình. Khi đối mặt với những tình huống khó khăn, người đó có thể tự tin đưa ra quyết định mà không cần phụ thuộc quá nhiều vào hướng dẫn, biết tự chịu trách nhiệm và đưa ra những giải pháp nhanh chóng nhưng vẫn hữu hiệu.

Suy nghĩ chiến lược, không chỉ làm việc theo “checklist”

Khác với Fresher/ Junior là những người chưa có nhiều kinh nghiệm và thường chỉ làm theo những nhiệm vụ được giao từng bước một, các Senior thường là những người không chỉ chăm chăm vào từng việc nhỏ mà còn luôn có cái nhìn toàn cảnh, biết việc mình làm sẽ tác động đến công ty thế nào về lâu dài. Điều này có thể là đề xuất cách tối ưu quy trình, hoặc thậm chí là những ý tưởng lớn giúp công ty cải tiến để đi xa hơn. Họ không chỉ làm xong việc của mình mà luôn đặt câu hỏi rằng “Làm vậy có phải là cách tốt nhất hay chưa?”

Luôn sẵn sàng học hỏi và “update” kiến thức mới

Dù đã nhiều kinh nghiệm, nhưng các ứng viên senior thực thụ luôn có tinh thần học hỏi. Họ biết rằng mọi thứ thay đổi rất nhanh, và để luôn bắt kịp, việc cập nhật kiến thức là vô cùng quan trọng. Trong lĩnh vực công nghệ chẳng hạn, một senior giỏi sẽ biết học thêm về các công nghệ mới để không bị lạc hậu, giữ cho mình luôn “sắc bén” và phù hợp với công việc.

Giao tiếp tốt, biết cách xây dựng mối quan hệ

Giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm không thể thiếu để thành công, đặc biệt là ở cấp senior. Một ứng viên senior hiểu rõ cách chia sẻ, lắng nghe và tiếp nhận ý kiến từ mọi người xung quanh. Họ không chỉ giỏi trình bày ý tưởng của mình mà còn khéo léo trong việc xử lý những mâu thuẫn nhỏ trong công việc, tạo nên môi trường làm việc thoải mái và gắn kết hơn.

Vì vậy, nếu bạn đang muốn ghi dấu ấn và tiến xa hơn trong sự nghiệp, hãy không ngừng trau dồi kỹ năng và khả năng làm việc độc lập, truyền cảm hứng cho người khác, và luôn giữ tinh thần học hỏi. 

Nếu bạn đã là một người có kinh nghiệm bậc Senior, đây là thời điểm để tận dụng tối đa kinh nghiệm và kỹ năng của mình. Hãy thể hiện không chỉ chuyên môn, mà còn là khả năng lãnh đạo và tư duy chiến lược – những yếu tố mà các doanh nghiệp đang khao khát tìm kiếm. Bạn có thể tạo thêm giá trị bằng cách hỗ trợ, dẫn dắt đội nhóm và đóng góp vào sự phát triển bền vững của công ty. Đừng ngừng học hỏi và cập nhật, vì thị trường luôn biến đổi, và điều đó sẽ giúp bạn duy trì vị thế và tiếp tục tiến xa hơn.

Còn nếu bạn là một Junior hoặc Fresher đây sẽ là lúc để trau dồi, ngay cả khi chưa có kinh nghiệm, bạn cũng có thể bắt đầu từ những bước đi nhỏ như thực tập, cộng tác viên, nhân viên ngắn hạn theo dự án, v.v. để tích luỹ kinh nghiệm dần dần. Tập trung vào xây dựng kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, và khả năng làm việc nhóm – những điều mà các doanh nghiệp cũng đánh giá rất cao ở ứng viên trẻ. Đây sẽ là nền tảng giúp bạn tiến nhanh hơn trong sự nghiệp và từng bước đạt được vị trí senior trong tương lai.

Hành trình sự nghiệp là một quá trình phát triển không ngừng. Dù ở giai đoạn nào, việc hiểu rõ giá trị bản thân và sẵn sàng hoàn thiện mình sẽ giúp bạn trở thành một nhân sự sáng giá trong mắt nhà tuyển dụng!

Xem thêm: Khi sếp không phải là lãnh đạo bạn mong muốn: Làm sao để tiếp tục phát triển bản thân?

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Tết năm nay chuẩn bị gì để sẵn sàng nhảy việc?

Chờ thưởng Tết hay nhảy việc ngay là phân vân của rất nhiều người lao động. Dù chọn trước hay sau Tết thì bạn cũng...

Khi sếp không phải là lãnh đạo bạn mong muốn: Làm sao để tiếp tục phát triển bản thân?

Làm việc dưới trướng một vị Sếp yếu kém về mặt năng lực và tồi tệ về mặt thái độ sẽ tác động tiêu cực...

5 dấu hiệu cho thấy sếp đang kỳ vọng bạn trở thành "người kế thừa"

Nếu bạn nhận thấy sếp của mình có các dấu hiệu sau đây, thì có thể sếp đang "ngắm nghía" bạn cho vai trò kế...

Year-end party và 1001 nỗi ám ảnh của dân công sở, top 1: Tập văn nghệ

Mỗi khi năm cũ sắp khép lại, dân công sở lại chuẩn bị cho một sự kiện đặc biệt mà ai cũng có những cảm...

KPI cuối năm không đạt, người EQ cao sẽ nói điều này với sếp để tránh gây mất lòng

Cuối năm, khi các chỉ tiêu KPI được đánh giá, không phải ai cũng đạt được kết quả như mong đợi. Đây có thể là...

Bài Viết Liên Quan

Tết năm nay chuẩn bị gì để sẵn sàng nhảy việc?

Chờ thưởng Tết hay nhảy việc ngay là phân vân của rất nhiều người lao...

Khi sếp không phải là lãnh đạo bạn mong muốn: Làm sao để tiếp tục phát triển bản thân?

Làm việc dưới trướng một vị Sếp yếu kém về mặt năng lực và tồi...

5 dấu hiệu cho thấy sếp đang kỳ vọng bạn trở thành "người kế thừa"

Nếu bạn nhận thấy sếp của mình có các dấu hiệu sau đây, thì có...

Year-end party và 1001 nỗi ám ảnh của dân công sở, top 1: Tập văn nghệ

Mỗi khi năm cũ sắp khép lại, dân công sở lại chuẩn bị cho một...

KPI cuối năm không đạt, người EQ cao sẽ nói điều này với sếp để tránh gây mất lòng

Cuối năm, khi các chỉ tiêu KPI được đánh giá, không phải ai cũng đạt...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers