Trong thời buổi kinh tế phát triển mạnh mẽ như hiện nay, quản lý kinh doanh ngày càng khẳng định được tầm quan trọng của mình trong các công ty, doanh nghiệp. Để hiểu rõ quản lý kinh doanh là gì và tất tần tật những thông tin liên quan đến vị trí này, các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tham khảo thêm bài viết dưới đây nhé!
1. Quản lý kinh doanh là gì?
Quản lý kinh doanh là những người chịu trách nhiệm lãnh đạo và giám sát nhân viên để đạt được mục tiêu về doanh thu cho công ty. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc đặt ra phát triển chiến lược và điều phối hoạt động quảng bá sản phẩm/dịch vụ một cách hiệu quả.
2. Mô tả công việc của vị trí quản lý kinh doanh
Tùy vào từng quy mô của đơn vị quản lý, nhiệm vụ và trách nhiệm của quản lý dự án sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, các công việc của người quản lý kinh doanh thường xoay quanh những nhiệm vụ cơ bản như:
- Xác định cơ hội kinh doanh mới để nắm bắt và có kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng thị trường của doanh nghiệp.
- Hình thành và xác định mục tiêu của doanh nghiệp.
- Lên chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch khả thi.
- Tuyển dụng, đào tạo nhân sự.
- Theo dõi, giám sát, quản lý và đánh giá nhân sự.
- Đưa ra hướng giải quyết khi nhân viên gặp các vấn đề khúc mắc.
- Đảm bảo các hoạt động kinh doanh trong công ty phải tuân theo nguyên tắc và quy định pháp lý.
- Đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh theo định kỳ.
3. Yêu cầu tuyển dụng quản lý kinh doanh
Sau khi biết được công việc của quản lý kinh doanh là gì, chắc hẳn bạn đã phần nào hình dung được các nhà tuyển dụng sẽ đưa ra những yêu cầu nào khi ứng viên ứng tuyển vị trí này.
Yêu cầu về chuyên môn và kinh nghiệm
- Về trình độ chuyên môn: Người ứng tuyển vào vị trí này phải được đào tạo bài bản tại các trường đại học về chuyên ngành quản trị kinh doanh, marketing, kinh tế,…
- Về kinh nghiệm: Ứng viên phải có kinh nghiệm từ 2 – 3 năm tại vị trí liên quan, chẳng hạn như giám sát kinh doanh, quản lý kinh doanh,… Đồng thời, bạn cần phải có khả năng sử dụng ngoại ngữ, am hiểu sâu sắc về thị trường, hiểu biết Thông tư, Nghị định hay các văn bản liên quan đến lĩnh vực kinh doanh.
Yêu cầu về các kỹ năng
Để phát triển tốt hơn trong công việc này, ứng viên cần sở hữu những kỹ năng sau đây:
Kỹ năng hoạch định chiến lược
Đây là kỹ năng quan trọng đầu tiên của một người quản lý kinh doanh chuyên nghiệp. Ứng viên cần phải có khả năng nghiên cứu và phân tích thị trường, lập kế hoạch, dự đoán được xu hướng phát triển tiềm năng. Từ đó, đưa ra chiến lược và kế hoạch bán hàng hiệu quả nhất.
Kỹ năng giao tiếp
Người quản lý kinh doanh thường xuyên phải làm việc với lãnh đạo, đối tác, khách hàng và cả nhân viên trong công ty. Do đó, khả năng giao tiếp khéo léo được coi là yêu cầu bắt buộc đối với vị trí này. Đây là kỹ năng giúp họ dễ dàng xây dựng lòng tin và có thêm các mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, từ đó giúp công việc diễn ra suôn sẻ và hiệu quả hơn.
Kỹ năng lãnh đạo
Kỹ năng này sẽ giúp quản lý đưa ra định hướng kinh doanh chính xác, thống nhất nhân sự cấp dưới thực hiện theo đúng tôn chỉ và mục tiêu của kế hoạch. Điều này sẽ giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh.
Kỹ năng thuyết phục, đàm phán
Vị trí này yêu cầu bạn phải làm việc với nhiều đối tác để trao đổi, thỏa thuận và ký kết hợp đồng. Do đó, kỹ năng đàm phán, thuyết phục sẽ là “vũ khí” quan trọng, giúp bạn giành được nhiều lợi ích về phía doanh nghiệp.
Nắm vững feedback là gì giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp trong công việc, và hiểu thêm về dữ liệu là gì sẽ hỗ trợ bạn quản lý và phân tích thông tin hiệu quả hơn.
4. Mức lương cho vị trí quản lý kinh doanh
Không chỉ thắc mắc quản lý kinh doanh là gì, mức lương của vị trí này hiện nay là bao nhiêu cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo đó, mức lương trung bình của quản lý kinh doanh hiện nay dao động từ 15 – 30 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mức lương cụ thể sẽ còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như năng lực, trình độ chuyên môn, lĩnh vực hoạt động, quy mô công ty,…
5. Học gì để trở thành quản lý kinh doanh thành công?
Để trở thành một nhà quản lý kinh doanh giỏi, bạn có thể lựa chọn nhiều ngành học khác nhau. Chẳng hạn như ngành Quản trị nhân lực, Quản lý kinh doanh, Marketing, Quản trị khách sạn,… Bên cạnh lý thuyết, bạn cũng cần phải liên tục trau dồi các kỹ năng mềm quan trọng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng làm việc nhóm,…
Việc hiểu rõ môi giới là gì có thể giúp bạn phát triển kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp, đồng thời tham khảo thông tin về SDR là gì để mở rộng kiến thức trong lĩnh vực bán hàng.
6. Phân biệt quản lý kinh doanh và quản trị kinh doanh
Công việc quản lý kinh doanh và quản trị kinh doanh khá giống nhau do cùng chung một mục tiêu là giúp công ty hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế, vai trò của hai vị trí này không hoàn toàn giống nhau, các bạn có thể phân biệt qua những yếu tố sau:
Yếu tố | Quản lý kinh doanh | Quản trị kinh doanh |
Bằng cấp | Tập trung nhiều vào việc lập kế hoạch và tổ chức. | Cung cấp nền tảng rộng, cho phép người học tập trung vào một lĩnh vực kinh doanh chuyên biệt. |
Tập trung nhiều vào giao tiếp, quản lý nhân lực và lý thuyết quản lý chung. | Thiên về kỹ thuật hơn, tập trung vào các vấn đề cơ bản khi điều hành doanh nghiệp. | |
Đào tạo các kỹ năng quan trọng như kỹ năng về giao tiếp, khả năng quản lý nhóm, khả năng xây dựng và truyền đạt sứ mệnh, tầm nhìn cho công ty. | Chuyên sâu vào đa lĩnh vực, chẳng hạn như tài chính, kế toán và tiếp thị số. | |
Môn học |
|
|
Chức năng | Lập chính sách và quyết định. | Điều phối và thực thi. |
Vai trò | Đóng vai trò thực thi hoạt động trong tổ chức. | Đóng vai trò mang tính chất quyết định. |
Công việc | Tập trung vào việc quản lý nhân sự và công việc trong phạm vi cho phép. | Tập trung vào việc tận dụng tối ưu tài nguyên của tổ chức. |
Mức lương | 132.290USD/ năm (theo Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ). | 100.000USD/ năm với bằng cử nhân (theo Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ). |
Yêu cầu kỹ năng |
|
|
7. Tìm việc quản lý kinh doanh ở đâu?
Trong thời đại công nghệ số, bạn có thể dễ dàng tìm thấy việc làm trong ngành quản trị kinh doanh tại các trang web, mạng xã hội, blog trực tuyến,… Một trong những cách hiệu quả nhất là tìm kiếm việc làm trên nền tảng VietnamWorks.
Với kho việc làm khổng lồ, VietnamWorks sẽ mang đến cho bạn cơ hội không giới hạn trong lĩnh vực quản lý kinh doanh. Tại đây, bạn có thể tha hồ khám phá và lựa chọn cho mình công việc phù hợp với đam mê, sở thích cũng như nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.
Cơ hội nghề nghiệp cho vị trí quản lý kinh doanh đang rất rộng mở, với mức lương và chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Các bạn hãy nhanh chóng ứng tuyển ngay trên nền tảng VietnamWorks để có cơ hội làm việc tại những công ty, tập đoàn lớn nhé!
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ quản lý kinh doanh là gì và làm cách nào để trở thành một nhà quản lý xuất sắc. VietnamWorks HR Insider hy vọng bạn sẽ trang bị đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt nhiệm vụ của một người quản lý kinh doanh tài năng. Chúc các bạn thành công!
Tìm hiểu Gen Y là gì để nắm rõ hơn về đặc điểm của thế hệ trẻ trong lao động, cùng với kiến thức về booklet là gì để cải thiện kỹ năng tổ chức tài liệu hiệu quả.
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. |
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.