adsads
shutterstock 1881300799
Lượt Xem 9 K

Việc một nhân viên nào đó được sếp quan tâm đặc biệt; ngạc nhiên thay, cũng mang nhiều bất lợi nhất định cho chính bản thân họ. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại đâu đó trong nhóm làm việc, một người luôn thích là tâm điểm trong con mắt của sếp. Đó, có thể đơn thuần là họ muốn làm hài lòng sếp của mình, hay đang có mong muốn đạt được nhiều sự yêu thích mà thôi.

Sự tiếp cận kiểu này thường đi kèm với nhiều nỗi lo, và đó cũng là một bước đi sai lầm cho hình ảnh cá nhân cũng như địa vị trong công việc của họ. Không may thay, việc một nhân viên luôn cố gắng khiến cho sếp mình hài lòng và làm những công việc vô bổ chỉ nhằm củng cố mối quan hệ với sếp; sẽ dẫn đến việc họ xao nhãng đi công việc chính của mình, đồng thời gây ra sự bất hòa với các đồng nghiệp khác. Dưới đây là bốn cách giúp bạn – một người lãnh đạo, có thể định hướng lại sự chú ý của nhân viên tập trung vào đúng chuyên môn của họ.

Đừng tạo cho người khác thấy cảm giác bạn muốn được làm hài lòng

Với quyền lực và cả những nỗi lo lắng của bản thân với cương vị là một người lãnh đạo, bạn nên thận trọng hơn trong cách hành xử của mình.

Có những nhân viên – vì muốn nỗ lực biến mình trở thành một trợ thủ đắc lực cho sếp, đã sẵn sàng ăn, xem phim hay thậm chí mặc giống sếp của mình.

Sự bắt chước này sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm nếu vị sếp đó bắt đầu quan tâm đến việc người khác giống mình, và người nhân viên đó sẽ được chú ý nhiều hơn vì lúc này họ đang có nhiều sở thích chung giống nhau. Một trong những khách hàng của tôi đã từng rất thích kiểu “xu hướng” được nhân viên cấp dưới “nịnh bợ” như thế này, và đó là một thói quen khó mà bỏ trong ngày một ngày hai được. Cho đến khi các thành viên trong hội đồng lãnh đạo đến và bày tỏ mối quan tâm của họ cho việc lệ thuộc này của nhân viên cấp dưới. Cô nhận ra rằng mình đã quá sa đà và cần tái thiết lập lại các mối quan hệ công bằng hơn cho tất cả nhân viên của mình.

Cân bằng sự quan tâm đặc biệt của mình theo chủ nghĩa khách quan, bằng cách cấu trúc hợp lí các mối quan hệ nghề nghiệp

Nếu bạn có các buổi báo cáo trực tiếp 1-1 với nhân viên hàng tuần, hãy chắc rằng thời gian được dàn trải bằng nhau cho mọi người (dù cho ai đó có xin thêm thời giờ đi chăng nữa). Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng những lời nhận xét tốt và khắc khe được đưa ra một cách xen kẽ. Hãy chú trọng đến lịch trình làm việc cụ thể và những công cụ quản lí dự án cũng không kém phần quan trọng. Nhất là khi bạn làm việc ở văn phòng, nơi mà mọi người có thể tùy hứng ghé qua để thảo luận và chiếm lấy thời gian của bạn đấy!

Ở tại một công ty khác, nơi mà Phó Giám đốc và cả CEO đều làm việc về mảng thiết kế. Họ dành thời gian làm việc chung với nhau, cùng nhau lên ý tưởng cũng như phối hợp trong công việc. Người Phó Giám đốc này cố ý “tâng bốc” vị CEO để dành nhiều đặc ân riêng cho bản thân, và đồng thời làm chệch hướng chú ý vì thỉnh thoảng cô ấy trễ deadline hay không đáp ứng đủ ngân sách cho dự án của công ty.

Vị CEO ban đầu tỏ ra khá thích thú, nhưng dần về sau, chính sự “tâng bốc” ỷ lại từ cấp dưới này đã khiến cho doanh nghiệp phải trả giá. Vị CEO bắt đầu sắp xếp lại thời gian, ngày tháng cụ thể cho các buổi họp thay vì như cách thông thường là làm việc chung với cô như trước. Ông cũng bắt đầu giữ khoảng cách với cô, và tỏ ra bất mãn nếu cô không hoàn thành một chỉ tiêu nào đó. Với cách hành xử lịch sự và có khoảng cách từ vị CEO, cô trở nên vô cùng áp lực. Cô không thể làm tròn bổn phận của mình, và cuối cùng là rời khỏi công ty. Kết quả là, vị CEO này đã có thêm nhiều thời gian cho các nhân viên khác – những người có khả năng thực hiện các dự án một cách hiệu quả hơn rất nhiều lần.

Hướng dẫn nhân viên đó tự phát triển suy nghĩ của chính mình

Những nhân viên có sở thích lấy lòng sếp của mình sẽ luôn có cảm giác bất an, vì họ sợ rằng sếp sẽ không hài lòng với việc làm của họ. Cái suy nghĩ sợ làm cho sếp thất vọng sẽ “đeo bám” dai dẳng, cho dù là đối với những nhân viên kì cựu và đầy kinh nghiệm nhất. Một nhà lãnh đạo có thâm niên đã từng rất lo lắng về việc không đáp ứng đước mong đợi từ CEO của mình.

Quản lí một nhân viên "ham" ghi điểm trong mắt sếp như thế nào?

Thỉnh thoảng, cô trở nên rất e dè trong việc tự đưa ra quyết định hay đề xuất với cấp trên. Vị CEO trở nên vô cùng khó chịu với sự dè dặt này, và thường xuyên có động thái kiểm tra soi xét. Biện pháp vào thời điểm đó, chính là vị CEO này nên tường rõ hơn trong các yêu cầu về dự án của công ty và với nhân viên cấp dưới của mình. Ngoài ra, người CEO này cũng nên có những sự lựa chọn để đưa ra các phán quyết rõ ràng, chính xác hơn. Có như vậy, cô mới có thể hiểu hơn về quá trình tư duy của vị sếp CEO của mình. Từ đó về sau, cô đã tự tin hơn khi muốn đề xuất điều gì đó với sếp, và mối quan hệ của họ cũng trở nên bền vững hơn.

Sắp xếp họ làm việc với các nhà lãnh đạo hay nhóm dự án khác

Điều này sẽ giúp làm giảm bớt áp lực cho bạn, và cho nhân viên nhiều cơ hội làm việc ở các môi trường khác nhau hơn. Thực tế nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc nịnh hót sếp sẽ làm giảm sự tự kiểm soát của nhân viên. Người thích thu hút sự chú ý từ cấp trên sẽ đặt quá nhiều tâm tư vào việc quan sát và tương tác với sếp, từ đó mất dần đi khả năng tương tác với người khác, nhất là khi họ đang bị áp lực hay nản chí. Bằng cách nhất quyết chuyển sự chú ý của nhân viên sang hướng khác, bạn sẽ thấy được rằng họ hoàn toàn có khả năng cư xử tốt hơn với những người đồng nghiệp khác trong công ty.

Một chủ doanh nghiệp đã thuê một người bạn quen biết về làm, và người bạn này xem người chủ của mình như là một nguồn năng lượng chính. Người bạn cho rằng, nếu mình làm hài lòng sếp, mình sẽ không cần phải xem trọng ai trong công ty nữa. Khi nhận ra rằng người bạn này chỉ biết tâng bốc và tôn trọng mình, nhưng lại hống hách và không hợp tác với các đồng nghiệp khác; ông quyết định báo cáo với Chủ tịch tập đoàn. Vị Chủ tịch đã tiến hành một kế hoạch, làm rõ nhiệm vụ cũng như kỳ vọng của công ty đối với nhân viên cấp dưới. Thậm chí sau khi đã giảm bớt phạm vi làm việc, những tiêu chí này cũng khiến cho người nhân viên đó cảm thấy áp lực, cuối cùng anh ta đã tự mình viết đơn xin nghỉ việc.

Sẽ tốt hơn cho mọi người nếu sự công nhận và quan tâm xuất phát từ chính năng lực của nhân viên, hơn là việc dành một sự ưu ái đặc biệt nào từ sếp. Với bốn phương pháp như trên, bạn sẽ có thể dễ dàng định hướng cho nhân viên của mình tự đi trên chính đôi chân của họ – và điều này cũng góp phần mang lại nhiều kết quả tốt đẹp cho công ty tổ chức của bạn nữa đấy!

 

— HR Insider / Theo Harvard Business Review —
VietnamWorks
 – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers