adsads
Phong cách lãnh đạo dân chủ
Lượt Xem 3 K

Phong cách lãnh đạo dân chủ là gì?

Phong cách lãnh đạo dân chủ trong tiếng Anh là Democratic Leadership Style được biết đến là phong cách lãnh đạo mà trong đó các quyết định được đưa ra với sự tham gia của toàn bộ thành viên của nhóm/tổ chức.

Phương pháp lãnh đạo này sẽ dựa trên nguyên tắc mọi người đều có quyền được tham gia vào việc đưa ra quyết định và thể hiện ý kiến của mình. Lãnh đạo dân chủ sẽ khuyến khích thảo luận và tranh luận, từ đó tìm cách đưa ra quyết định được đồng thuận bởi tất cả mọi người. Phương pháp này thường được áp dụng trong các tổ chức phi chính phủ, các công ty và các tổ chức cộng đồng.

Phong cách lãnh đạo dân chủ

Các nhà lãnh đạo dân chủ thường đánh giá cao sự đóng góp của từng cá nhân trong nhóm và xem đây là yếu tố quan trọng để đưa ra những quyết định chính xác và hiệu quả. Tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong nhóm để tạo ra một môi trường làm việc tích cực và có động lực.

Ví dụ: 

Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ – Abraham Lincoln được biết đến là một trong những tổng thống vĩ đại nhất trong lịch sử Hoa Kỳ với phong cách lãnh đạo dân chủ. Ông được biết đến với vai trò lãnh đạo trong Nội chiến và công cuộc xóa bỏ chế độ nô lệ. Lincoln là một người tin tưởng vào nền dân chủ và luôn làm mọi việc để đảm bảo mọi công dân để có quyền bình đẳng. Nguồn: Dân Trí

Đặc điểm nổi bật của phong cách lãnh đạo dân chủ

Tính linh hoạt cao

Nhà lãnh đạo dân chủ sẽ luôn minh bạch và chia sẻ mọi thông tin cần thiết với các thành viên để có thể đưa ra quyết định chính xác nhất. Điều này giúp nhân viên luôn có cảm giác được tin tưởng và tôn trọng.

Với phong cách lãnh đạo dân chủ, các nhà lãnh đạo thường sẽ rất linh hoạt và dễ thích nghi. Họ sẽ luôn sẵn sàng thay đổi hướng đi của mình nếu điều đó mang lại kết quả tốt hơn. Họ luôn cởi mở với những ý tưởng mới của mình và những quan điểm khác nhau. Họ cũng biết rằng không có phương pháp lãnh đạo nào là phù hợp nhất cho tất cả mọi tình huống.

Luôn tập trung vào kết quả

Phong cách lãnh đạo dân chủ thường sẽ tập trung vào kết quả. Nhà lãnh đạo luôn tìm cách để có thể cải thiện hiệu suất, đáp ứng các mục tiêu đề ra, đồng thời chịu trách nhiệm về kết quả của nhóm. Do đó, nhà lãnh đạo dân chủ có thể thiết lập các mục tiêu cụ thể và những yêu cầu nhất định để đảm bảo mọi trong nhóm/tổ chức có thể đi đúng hướng.

Khuyến khích sự sáng tạo

Nhà lãnh đạo dân chủ sẽ là người luôn tìm cách để có được nhiều quan điểm, cái nhìn và cho ra những ý kiến khác nhau. Họ là những người có khả năng giao tiếp tốt và thực sự cởi mở. Họ sẽ khuyến khích các thành viên khác nhau trong tổ chức cùng tam gia vào quá trình đưa ra quyết định.

Đặt mục tiêu tập thể lên hàng đầu

Người có phong cách lãnh đạo dân chủ tin rằng việc đặt ra mục tiêu tập thể và giải quyết vấn đề là điều thiết yếu để có thể đạt được thành công. Họ luôn cố gắng tạo ra môi trường làm việc tích cực. Đây sẽ là nơi mà mọi người có thể tham gia đóng góp ý kiến, làm việc hòa hợp cùng nhau để có thể tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề tối ưu.

Nhà lãnh đạo dân chủ ưu tiên sự hợp tác, do đó họ luôn coi trọng tinh thần đồng đội. Họ tích cực tìm cách hướng dẫn cũng như hỗ trợ các thành viên trong thời gian hoàn thành nhiệm vụ.

Ưu – nhược điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ

Ưu điểm nổi bật

Ưu điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ:

  • Phong cách lãnh đạo dân chủ giúp các thành viên trong tổ chức luôn cảm thấy sự gắn kết và có động lực để chia sẻ suy nghĩ, ý tưởng giúp họ cảm thấy thoải mái và thúc đẩy tăng cường sự hợp tác.
  • Mục tiêu của các nhà lãnh đạo dân chủ chính là có nhiều sự lựa chọn từ nhiều quan điểm khác nhau. Nhà lãnh đạo có thể sử dụng chuyên môn của các thành viên khác để có thể đưa ra kế hoạch hoạt động một cách toàn diện và khách quan nhất.
  • Phong cách lãnh đạo dân chủ sẽ giúp thúc đẩy tinh thần và động lực của nhóm tốt hơn vì mọi người đều cảm thấy mình đang làm việc hướng tới một mục tiêu chung.
  • Nhiều ý kiến đóng góp tích cực và hữu ích giúp mang lại các giải pháp tiềm năng cho doanh nghiệp. Dù quá trình đánh giá lựa chọn khá mất thời gian nhưng quyết định cuối cùng có thể sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
  • Phong cách lãnh đạo dân chủ này phù hợp với nhiều môi trường doanh nghiệp.

Nhược điểm

Nhược điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ:

  • Phong cách lãnh đạo dân chủ có thể dẫn đến sự thiếu quyết đoán do có quá nhiều người tham gia và có ý kiến vào quá trình ra quyết định.
  • Có thể xảy ra xung đột trong nhóm nếu như các thành viên có quan điểm trái ngược nhau về một vấn đề nào đó khi không đưa ra được sự thống nhất.
  • Một số nhân viên có thể lợi dụng tình hình và chủ ý lôi kéo nhà lãnh đạo đưa ra các quyết định không mang lại lợi ích tốt nhất cho cả nhóm/tổ chức.
  • Phong cách lãnh đạo dân chủ sẽ phát huy tối ưu hơn với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm cũng như có năng lực đồng đều. Nếu các thành viên chưa thực sự có đủ kỹ năng hay nhận thức chưa thật sâu sắc thì những giải pháp họ đưa ra có thể không phù hợp và cũng không giải quyết được vấn đề.
  • Không phải lúc nào tất cả các thành viên trong nhóm cũng đều cảm thấy thoải mái khi chia sẻ ý tưởng của họ trong môi trường làm việc nhóm.
  • Phong cách lãnh đạo này cần nhiều thời gian vì mọi người cần thảo luận, tranh luận và bàn bạc để đi đến quyết định cuối cùng. Do đó nó chưa phù hợp với môi trường đòi hỏi phải ra quyết định nhanh chóng.
  • Có thể một số thành viên trong nhóm có thể sẽ cảm thấy thất vọng nếu như ý kiến của họ không được chấp nhận hay quyết định cuối do chưa phải là quyết định tốt nhất.

Khi nào nên áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ?

Từ phân tích trên cho thấy, phong cách lãnh đạo dân chủ sẽ phát huy hiệu quả nhất khi các thành viên trong nhóm có kỹ năng và mong muốn được chia sẻ những kiến thức của họ. Thời gian chính là yếu tố có vai trò quan trọng trong việc giúp mọi người có cơ hội để có thể đóng góp, phát triển chiến lược và thống nhất kế hoạch hành động cuối cùng của tổ chức.

Hình thức lãnh đạo này đặc biệt phù hợp trong những môi trường có sự liên quan hoặc yêu cầu về thứ bậc như: sản xuất, quân đội,… Tuy nhiên, với các môi trường khác, phong cách lãnh đạo thường có điều kiện phát huy tốt tác dụng và mang lại lợi ích đáng kể cho đội nhóm.

Lời khuyên cho người muốn theo phong cách lãnh đạo

Dưới đây sẽ là một số lời khuyên dành cho những ai muốn áp dụng phong cách dân chủ một cách hiệu quả cho chính đội nhóm của mình:

  • Xem xét sự phù hợp với tập thể: Không phải nhân viên nào cũng thích được làm việc tại môi trường có phong cách lãnh đạo dân chủ. Một số người họ chỉ muốn làm theo yêu cầu của người khác với phong cách “chỉ đâu đánh đó”. Điều này thường xuất phát từ tâm lý ngại việc phải chịu trách nhiệm cho những quyết định mình đưa ra. Bạn nên áp dụng phong cách dân chủ một cách từ từ, theo hướng trao quyền dần cho nhân sự của mình đến khi họ đã đủ sẵn sàng.
  • Khuyến khích các thành viên cùng thảo luận: Môi trường dân chủ cần sự tham gia tích cực của mọi thành viên trong tập thể. Do đó, hãy khuyến khích nhân sự của mình có thể đưa ra quan điểm. Bạn cần tạo ra một môi trường tích cực, hoan nghênh với những ý kiến thiểu số để mọi thành viên của mình được cảm thấy thoải mái khi được tham gia đóng góp và xây dựng công việc.
  • Cần lắng nghe nhân sự của mình: Lắng nghe chính là yêu cầu cốt lõi khi thực hiện dân chủ trong doanh nghiệp. Là một người lãnh đạo thì đừng chỉ nghe xong rồi tự quyết định theo ý của mình, mà hãy biết cách lắng nghe, phân tích thu thập ý kiến . Khi lựa chọn hay loại bỏ bất cứ giải pháp nào thì hãy nói rõ dựa trên bằng chứng/kết quả/số liệu thực tế để mọi người trong nhóm đều được “tâm phục khẩu phục”.

Có thể phong cách lãnh đạo dân chủ chưa thực sự hoàn hảo vì còn một số nhược điểm nhưng nó đáng để chúng ta có thể áp dụng trong công việc của của mình. Phong cách này sẽ giúp chúng ta được cùng đưa ra ý kiến, giúp tập thể có được những giải pháp sáng tạo và đột phá hơn. Hy vọng bài viết đã mang đến bạn những thông tin thú vị về phong cách lãnh đạo dân chủ và cung cấp các thông tin cần thiết mà bạn đang muốn tìm kiếm. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi.

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được giá trị của em?" Câu than thở này có lẽ...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay gắt, tấm bằng Thạc sĩ đã trở thành lựa chọn...

999+ Câu chúc Tết bạn bè độc đáo, hài hước nhất 2025

[2025] Tuyển tập câu chúc Tết bạn bè hay, độc đáo và hài hước nhất

Tết đến xuân về là dịp để chúng ta trao gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến bạn bè, người thân. Dưới đây là...

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa và ngọt ngào nhất

Năm mới là dịp để trao gửi yêu thương qua những lời chúc chân thành và ý nghĩa. Đặc biệt, lời chúc năm mới người...

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để sum họp gia đình mà còn là thời điểm để người Việt thể hiện sự tôn trọng...

Bài Viết Liên Quan

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay...

999+ Câu chúc Tết bạn bè độc đáo, hài hước nhất 2025

[2025] Tuyển tập câu chúc Tết bạn bè hay, độc đáo và hài hước nhất

Tết đến xuân về là dịp để chúng ta trao gửi những lời chúc tốt...

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa và ngọt ngào nhất

Năm mới là dịp để trao gửi yêu thương qua những lời chúc chân thành...

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để sum họp gia đình mà còn là...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers