adsads
z4366678673083 fa05db205da5ac7cb4183d63d36f95b5
Lượt Xem 2 K

Phiên dịch viên là gì?

Khái niệm

Phiên dịch viên là những người đảm nhận công việc chuyển ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, giúp những người sử dụng hai ngôn ngữ khác nhau có thể hiểu nhau khi giao tiếp bằng văn bản hoặc lời nói. Tùy thuộc vào vị trí và môi trường làm việc mà công việc của phiên dịch viên có thể sẽ khác nhau.

Phân biệt phiên dịch viên và biên dịch viên

Hiện nay, nhiều người đang đồng nhất khái niệm phiên dịch viên là gì với biên dịch viên là gì làm một. Điều này hoàn toàn không đúng. Mặc dù cả hai đều làm việc liên quan đến dịch ngôn ngữ nhưng nhiệm vụ khác nhau và người làm hai nghề này cũng cần có những kỹ năng riêng biệt để hoàn thành tốt vai trò được giao.

Dưới đây là một số tiêu chí so sánh để bạn có thể phân biệt được phiên dịch viên và biên dịch viên:

Tiêu chí so sánh Phiên dịch viên Biên dịch viên
Khái niệm Dịch và diễn giải câu nói của người này sang người kia sao cho phù hợp với hoàn cảnh và dễ hiểu Dịch văn bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác mà không làm thay đổi thông tin
Giống nhau
  • Làm việc trực tiếp với ngôn ngữ
  • Chuyển ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác
Phương thức giao tiếp Ngôn ngữ nói Ngôn ngữ viết
Tính chính xác Yêu cầu thấp hơn Yêu cầu cao hơn
Thời gian hoàn thành công việc Mang tính tức thời Có thời gian để đọc tài liệu liên quan trước khi biên dịch.
Công cụ hỗ trợ Không có thời gian để sử dụng công cụ hỗ trợ Người làm có thể sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ để hoàn thành bản dịch của mình như: từ điển, bảng thuật ngữ công cụ kiểm tra chỉnh tả.
Đội nhóm Phiên dịch viên thường làm việc cá nhân, không có người hỗ trợ Biên dịch viên có thể làm việc theo cá nhân hoặc theo đội nhóm, chia nhỏ công việc để đẩy nhanh tốc độ
Tính trôi chảy của nội dung Nội dung dịch mang tính tức thời nên nội dung có độ trôi chảy thấp hơn Thời gian thực hiện lâu hơn, được hỗ trợ của nhiều phương tiện, công cụ nên nội dung trôi chảy và chính xác hơn.

Xem thêm : Thông dịch viên cần những kỹ năng nào để thành công?

Phân loại phiên dịch viên

Không chỉ môi trường làm việc đa dạng và công việc phiên dịch viên cũng có nhiều hình thức khác nhau.

Phiên dịch song song (simultaneous interpreting)

Đây là hình thức phiên dịch đòi hỏi nhiều kỹ năng nhất. Phiên dịch viên không những phải ghi nhớ thông tin ngôn ngữ nguồn mà còn phải dịch ra ngôn ngữ của người tiếp nhận ngay lập tức. Phiên dịch song song yêu cầu người dịch phải truyền đạt chính xác câu nói của đối phương trong thời gian ngắn, có thể nói là dịch gần như cùng lúc với diễn giả.

Phiên dịch nối tiếp (consecutive interpreting)

Hình thức này đòi hỏi các phiên dịch viên phải chuyển đổi ngôn ngữ sau khi người nói truyền đạt xong thông tin. Thông thường bạn sẽ có từ 1 – 5 phút để dịch, nên bạn cần ghi chú lại các ý chính để truyền đạt thông tin qua ngôn ngữ tiếp cận một cách chính xác nhất.

Phiên dịch tiếp cận (liaison interpreting)

Phiên dịch tiếp cận là hình thức phổ biến diễn ra tại các cuộc đàm phán nhỏ. Ở hình thức này, người phiên dịch sẽ tiến hành công việc của mình khi chỉ có hai bên tham gia cuộc nói chuyện bằng hai ngôn ngữ khác nhau.

Phiên dịch tiếp sức (relay interpreting)

Đây là hình thức phiên dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác thông qua ngôn ngữ thứ 3. Trong quá trình phiên dịch tiếp sức, phiên dịch viên sẽ dịch ngôn ngữ đích sang ngôn ngữ B, sau đó các phiên dịch khác sẽ dịch ngôn ngữ B sang ngôn ngữ của người tiếp nhận.

Phân loại phiên dịch viên

Ví dụ, nếu trong cuộc họp có 3 nước tham gia bao gồm Việt Nam, Pháp, Nhật Bản. Khi đại diện Pháp phát biểu, phiên dịch viên sẽ dịch thông điệp từ tiếng Pháp sang tiếng Anh. Các phiên dịch còn lại sẽ lắng nghe và dịch tiếp thông điệp từ tiếng Anh sang tiếng Nhật, tiếng Việt.

Phiên dịch thầm (whispering interpreting)

Phiên dịch thầm là hình thức tương tự phiên dịch song song. Điều khác biệt ở chỗ, người dịch sẽ thực hiện dịch ngôn ngữ nguồn cho một nhóm nhỏ và thì thầm vào tai người nghe.

Phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu (sign language interpreting)

Đây là hình thức dịch rất đặc biệt, người dịch sẽ chuyển đổi ngôn ngữ nói thành ngôn ngữ ký hiệu và ngược lại.

Mô tả công việc của phiên dịch viên

Công việc của phiên dịch viên là gì? Tuy có nhiều phân loại nhưng nhìn chung công việc chính của phiên dịch viên là chuyển đổi ngôn ngữ nguồn  sang ngôn ngữ đích. Bên cạnh đó, người làm phiên dịch viên còn đảm nhận các công việc dưới đây:

  • Truyền tải phong cách của ngôn ngữ nguồn
  • Diễn tải thông điệp cần truyền tải một cách chính xác, rõ ràng và nhanh chóng;
  • Truyền tải được thông điệp sát với nghĩa gốc nhất đối với ngành nghề, lĩnh vực đang phiên dịch.
  • Tham gia vào các cuộc họp của doanh nghiệp để thực hiện các công việc phiên dịch
  • Gặp gỡ, trao đổi và đàm phán với khách hàng, đối tác.

Những kỹ năng cần có của phiên dịch viên

Đam mê ngoại ngữ, dùng từ linh hoạt

Ở vị trí phiên dịch viên, bạn sẽ phải làm việc với rất nhiều ngôn ngữ khác nhau. Vì thế, bạn cần có khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác, lưu loát. Vốn từ vựng phong phú và đa dạng giúp bạn có thể truyền tải thông điệp một cách chính xác và hiệu quả.

Truyền tải thông điệp nhanh

Đây là kỹ năng rất quan trọng của người làm phiên dịch viên. Công việc của phiên dịch viên là dịch tức thì nên bạn cần có khả năng phản xạ tuyệt vời để truyền tải thông điệp một cách chính xác và nhanh chóng.

Am hiểu về văn hoá, xã hội, thời sự

Phiên dịch viên không chỉ cần thông thạo nhiều hơn một ngôn ngữ mà còn phải có kiến thức về văn hoá, xã hội và thời sự của các ngôn ngữ dịch để có thể hiểu và dịch đúng ý nghĩa của các thông điệp.

Chăm chỉ, kiên trì

Cẩn trọng, chăm chỉ và kiên trì trong công việc của mình là các yếu tố cần thiết trong bất kỳ một ngành nghề nào, đặc biệt là ngành phiên dịch viên. Vì thế, để phát triển và thành công trong nghề, bạn cần không ngừng trau dồi khả năng ngôn ngữ, kiến thức văn hóa xã hội.

Khả năng phản xạ tốt

Phiên dịch viên cần có khả năng phản xạ tốt, phán đoán nhanh nhẹn cùng trí nhớ tố để xử lý các tình huống khó khăn trong quá trình dịch thuật.

Biết lắng nghe và quan sát

Để truyền đạt chính xác thông tin, thái độ của diễn giả, phiên dịch viên cần phải quan sát kỹ lưỡng hành động của họ. Bên cạnh đó,  trong quá trình dịch, người nói có thể sử dụng tiếng lóng, ngữ pháp không có trong sách vở. Điều này yêu cầu phiên dịch viên cần có khả năng lắng nghe và quan sát để hiểu rõ các yêu cầu của khách hàng và đảm bảo rằng các thông điệp được truyền tải một cách chính xác.

Những kỹ năng cần có của phiên dịch viên

Có trách nhiệm với nghề

Là cầu nối giao tiếp giữa các bên nên phiên dịch viên cần có trách nhiệm với công việc của mình, đảm bảo rằng các thông điệp được truyền đạt một cách chính xác và đầy đủ để tránh hiểu sai gây ảnh hưởng đến mục đích của cuộc đối thoại.

Tin học văn phòng

Phiên dịch viên không chỉ dịch trực tiếp mà còn phải trình bày lại nội dung dịch bằng văn bản khi có yêu cầu. Vì thế, kỹ năng tin học văn phòng là điều cần thiết để họ hoàn thành công việc của mình. Bên cạnh đó, thành thạo tin  học văn phòng còn giúp phiên dịch viên sử dụng các công cụ hỗ trợ dịch thuật hiệu quả.

Khả năng thích ứng tốt

Trong quá trình làm việc, phiên dịch viên sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều yêu cầu khác nhau. Điều này yêu cầu người làm phiên dịch cần có khả năng thích ứng với các tình huống khác nhau và có khả năng làm việc trong môi trường đa dạng.

Cơ hội việc làm phiên dịch viên

Trong bối cảnh hội nhập thế giới về kinh tế – xã hội – văn hóa mạnh mẽ như hiện nay, việc giao ban giữa các quốc gia ngày càng nhiều. Điều này đã tạo cơ hội cho ngành phiên dịch viên trở nên hot hơn bao giờ hết.

Với nghề phiên dịch viên, bạn có cơ hội làm việc trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, như:

  • Các công ty du lịch, lữ hành.
  • Các công ty chuyên về dịch thuật, phiên dịch
  • Các doanh nghiệp và tập đoàn đa quốc gia.
  • Các tổ chức phi chính phủ.
  • Các tòa soạn báo, dịch vụ tin tức.
  • Các trường học, đại học hoặc các tổ chức giáo dục khác để dịch thuật tài liệu, giảng dạy và hỗ trợ cho sinh viên quốc tế.

Mức lương nhận được của phiên dịch viên

Mức lương của phiên dịch viên sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kinh nghiệm, trình độ, ngôn ngữ, lĩnh vực làm việc, địa điểm… Theo khảo sát của VietnamWorks, mức lương trung bình của phiên dịch viên dao động từ 10 – 30 triệu đồng/tháng.

Ngoài lương cơ bản, phiên dịch viên còn có thể nhận được các khoản thưởng hoặc phụ cấp khác như: phụ cấp đi lại, ăn trưa, bảo hiểm, phụ cấp trách nhiệm và các khoản thưởng khen thưởng nếu hoàn thành tốt công việc.

Phiên dịch viên học ngành nào?

Phiên dịch viên học ngành nào?

Để theo đuổi nghề phiên dịch viên, bạn có thể lựa chọn ngành ngôn ngữ học tại các trường Đại Học, Cao đẳng trên toàn quốc. Ví dụ như:

  • Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nga, Ngôn ngữ Hàn,… tại Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc Gia Hà Nội.
  • Ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp, Trung, Nhật, Hàn,…tại Đại học Hà Nội.
  • Ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp, Trung, Nhật, Hàn… tại Đại học Ngoại Ngữ – ĐH Huế.
  • Ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp, Nhật,… tại Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng.

Tìm việc làm phiên dịch viên trên VietnamWorks

Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội việc làm phiên dịch viên, hãy truy cập ngay danh mục việc làm của VietnamWorks. Tại đây, tin tuyển dụng luôn được sàng lọc chặt chẽ, nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ thông tin và luôn được cập nhật nhanh chóng nên bạn không mất nhiều thời gian cũng như không bỏ lỡ bất cứ cơ hội việc làm hấp dẫn nào.

Ngoài ra, tại WowCV của VietnamWorks còn hỗ trợ ứng viên tạo CV trực tuyến chuyên nghiệp và tìm việc làm theo tiêu chí của bạn. Với giao diện dễ nhìn, thiết kế khoa học, hiện đại, chắc chắn bạn sẽ có được những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi tìm việc tại kênh tuyển dụng VietnamWorks.

Bên cạnh đó, vietnamworks.com còn là nơi chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm quý báu về tuyển dụng nhân sự cho nhà tuyển dụng lẫn ứng viên tìm việc. Mọi thông tin chia sẻ đều đến từ chuyên gia tuyển dụng và những người lâu năm trong nghề nhân sự đều được tổng hợp trên hạng mục HR Insider có trên website vietnamworks.com. Bạn đừng bỏ lỡ nhé!

Hy vọng với những thông tin được cung cấp qua bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phiên dịch viên là gì cùng những tố chất cần có để phát triển trong nghề. Chúc bạn có những bước chân vững chắc trên con đường sự nghiệp trong lĩnh vực phiên dịch!

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Sasin tuyển dụng, VTC Academy tuyển dụng, Edufit tuyển dụng, FPT Education tuyển dụng, VAS tuyển dụng, Vui Học tuyển dụng, eTeacher tuyển dụng, và Onschool tuyển dụng.

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ AI sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cách chúng...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng giao những dự án lớn, trong khi bạn mãi chỉ...

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers