adsads
1008 900
Lượt Xem 3 K

Đặc biệt hơn đại dịch đã thay đổi đáng kể cách chúng ta làm việc, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi những thay đổi đó cũng sẽ xuất hiện trong CV của bạn. Có một số đặc điểm mà nhà tuyển dụng đặc biệt quan tâm khi xem hồ sơ xin việc ngày nay, cũng như một số tiêu chuẩn lâu đời đã được sửa đổi từ sau khi cơn bão đại dịch kéo đến. 

Những người hành nghề nhân sự đã gặp một loạt thách thức trong thời kỳ đại dịch. Alyssa Gelbard, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Point Road Group, New York, cho biết: “Đại dịch đã làm thay đổi tất cả mọi thứ, đòi hỏi các chuyên gia nhân sự phải phát triển các chiến lược, chương trình và quy trình để đáp ứng những thách thức và cơ hội của một lực lượng lao động đang phát triển nhanh chóng”. Điều này dẫn đến các ứng viên phải linh hoạt hơn trong việc phát triển các bộ kỹ năng mới. Đồng thời, những kỹ năng này nên được phản ánh trong CV của họ. Nhưng liệu chi tiết về bộ kỹ năng chuyên môn đã là đủ hấp dẫn nhà tuyển dụng sau hậu Covid-19? Cùng HR Insider giải đáp những điểm mà nhà tuyển dụng sẽ mong muốn bạn đề cập rõ hơn trong hồ sơ xin việc của mình.

Kết quả quan trọng hơn bao giờ hết

Các huấn luyện viên hướng nghiệp từ lâu đã khuyên các ứng viên nhấn mạnh kết quả trong CV ứng tuyển của họ, thường được thể hiện thông qua các con số, nhưng dường như vẫn có một nhóm ứng viên không để ý đến lời khuyên đó. 

Đại dịch buộc tất cả mỗi người phải làm việc từ xa và các nhà tuyển dụng thường chọn những người làm việc độc lập, những người có khả năng tự khởi nghiệp tốt và tạo ra kết quả ngay cả khi họ không đến văn phòng. Cách tốt nhất để chứng minh kết quả là khi làm việc ở bất cứ đâu hãy kể thành tích bằng con số để thuyết phục và truyền đạt nhiều hơn về thành công trong quá khứ của bạn. 

Ngoài ra, con số là minh chứng cho cách bạn lên kế hoạch, phân bổ thời gian, sắp xếp, thể hiện sự tập trung của bạn cho công việc để đạt được có số đó và bất kể là môi trường nào thì bạn cũng đang làm hiệu quả. Đây là một trong những đánh giá rất cao nếu bạn có nhiều con số tốt.

Đề cập địa điểm cụ thể

Khi bạn làm việc từ xa hay tại nhà, các vị trí làm việc của bạn thường ít được quan tâm. Nhưng nhà tuyển dụng vẫn muốn biết vị trí công ty bạn làm việc ở đâu? Theo Brie Reynold, chuyên gia nghề nghiệp cấp cao tại FlexJobs, các ứng viên nên bỏ địa nhà chỉ nhà ở khỏi lý lịch, không phải vì sợ trong công việc từ xa, mà vì lo ngại về bảo mật và quyền riêng tư. 

Tuy nhiên, lời khuyên cho bạn là: CV nên bao gồm địa chỉ công ty bạn làm việc và địa chỉ chỉ tổng quan nơi bạn sống. 

Giới thiệu & cá nhân hóa các kỹ năng chuyên môn

Giờ đây, kết hợp công việc từ xa đã trở thành tiêu chuẩn trong nhiều ngành công nghiệp mà các nhà tuyển dụng có xu hướng ưu tiên các ứng viên có thể làm việc độc lập, nhưng nếu  bạn chỉ có kinh nghiệm làm việc từ xa thường là không đủ. Thay vào đó, Reynolds nói rằng điều quan trọng là phải chứng minh một số kỹ năng làm việc chính để tạo con số biết nói theo những cách thực tế hơn.

Ví dụ như những thách thức bạn đã vượt qua để thành công và các kỹ năng cụ thể mà bạn đã phát triển trong thời gian qua, có chứng chỉ là điều chắc chắn bạn sẽ là một trong những ứng viên lọt top. 

Đại dịch buộc rất nhiều người lao động phải xoay xở với những thách thức trong cuộc sống cá nhân của chính mình. Sơ yếu lý lịch hay CV truyền thống đưa ra để thể hiện các kỹ năng chuyên môn, nhưng khi ranh giới giữa công việc và cuộc sống ngày càng mờ nhạt, việc bạn sử dụng kinh nghiệm cá nhân để thể hiện sự kỹ năng nghề nghiệp trở nên dễ chấp nhận hơn, ít nhất là cho đến một thời điểm nào đó hoặc trong khoảng thời gian dịch đang diễn ra.

Giờ đây, bạn có thể rút ra nhiều kinh nghiệm mà bạn đã phải đối mặt trong đại dịch, cho dù đó là công việc liên quan đến cá nhân, để thể hiện các kỹ năng mà bạn có trong một số lĩnh vực nhất định, đặc biệt là trong những việc như quản lý khủng hoảng, sẵn sàng ứng phó với tình huống khẩn cấp và giải quyết vấn đề. 

Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng 

Để trở thành ứng viên sáng giá nhất, bạn nên biết chọn lọc những từ khóa. Vì sao? Hãy bổ sung vốn từ vựng của bạn và bao gồm các từ khóa đặc biệt trong mô tả vai trò công việc, kỹ năng chuyên môn của bạn. Về cơ bản, từ khóa phải là những từ mà trong nháy mắt, sẽ cho người quản lý tuyển dụng thấy rằng bạn phù hợp với công việc.

Ví dụ: Dựa trên kinh nghiệm, một ứng viên đang tìm kiếm vị trí Quản lý Phúc lợi Nhân viên có thể sử dụng các từ khóa sơ yếu lý lịch sau: Kế hoạch phúc lợi cho nhân viên, lợi ích chăm sóc sức khỏe, chính sách quyền lợi

Hoặc dành cho ngành dịch vụ khách hàng có thể bao gồm: chăm sóc khách hàng, theo dõi khách hàng, có kinh nghiệm sử dụng CRM

Sử dụng nhiều từ khóa khác nhau trong CV để bạn được các nhà tuyển dụng tiềm năng chú ý. Tuy nhiên hãy đảm bảo rằng bạn đang sử dụng nhiều từ phù hợp với kinh nghiệm của mình và tránh sử dụng cùng một từ nhiều lần trong suốt sơ yếu lý lịch của bạn nhé.

Đừng quên kể về tiến trình sự nghiệp

Nhiều ứng viên đã bỏ sót cơ hội ngàn vàng chỉ vì không đề cập đến tiến trình sự nghiệp của bản thân. Dù bạn có mải mê kể về bản thân đạt top A, hoặc thành công ở một dự án nào đó nhưng lại chẳng đoái hoài gì đến con đường sự nghiệp của mình thì cũng chẳng thể ghi bàn với nhà tuyển dụng. Đặc biệt ở khi hậu Covid-19, nhà tuyển dụng lại càng mong muốn biết nhiều hơn về dự định trong 1 đến 5 năm của bạn. Liệu bạn có phải là nhân tố để họ chọn mặt gửi vàng?

Cụ thể, các nhà quản lý tuyển dụng muốn đọc các bản CV kể câu chuyện về sự nghiệp của ứng viên. Câu chuyện này giúp họ xác định lý do tại sao bạn nộp đơn cho vị trí và liệu bạn có phù hợp hay không. Đảm bảo sơ yếu lý lịch của bạn nêu rõ những trách nhiệm chính mà bạn đã đảm nhiệm ở từng vị trí và cách họ đã đóng góp vào thành công chung trong sự nghiệp của bạn. Chức danh công việc của bạn cũng phải cung cấp cho nhà tuyển dụng ý tưởng về loại kinh nghiệm bạn đã có trong thời gian.

Nghe rất đơn giản nhưng bạn phải thật cẩn thận và trau chuốt trong câu từ của mình để làm rõ các đại ý liên quan đến phần công việc của mình nhé.

Thương hiệu cá nhân

Một điều cuối cùng, người quản lý tuyển dụng muốn thấy sự hiện diện trên web cá nhân của bạn vì điều đó cho họ cơ hội tìm hiểu thêm về bạn với tư cách là một ứng viên. Khảo sát Tuyển dụng Xã hội năm 2014 của Jobvite cho thấy 73% nhà tuyển dụng đã thuê một ứng viên thông qua mạng xã hội.

Nhiều người quản lý tuyển dụng sẽ tìm hiểu thông tin của bạn trên LinkedIn hoặc một số trang như Behance, nơi có chứa các portfolio của ứng viên. Hãy bắt tay vào thay đổi và trang trí lại hồ sơ online của mình. Bằng cách làm theo các mẹo này, bạn sẽ tạo ra một sơ yếu lý lịch nổi bật giúp bạn được nhà tuyển dụng chú ý theo hướng tích cực.

Kết luận

Làm thế nào bạn có thể làm cho sơ yếu lý lịch của bạn nổi bật với các nhà tuyển dụng tiềm năng? Hy vọng HR Insider đã phần nào giải đáp được thắc mắc này của các ứng viên dựa trên góc độ của nhà tuyển dụng. Có một số nguyên tắc cần tuân theo có thể giúp sơ yếu lý lịch của bạn tỏa sáng, chỉ cần đầu tư một chút thời gian nhưng đổi lại nhiều nhà tuyển dụng sẽ phải “theo đuổi” bạn cho bằng được.

Bạn đã tìm ra được điều cần thay đổi CV trước khi đi ứng tuyển vào vị trí nào đó chưa? Hãy tập trung vào các vào kỹ năng của mình thay vì những trở thành mọt phim trong đại dịch. Đây chính là thời điểm để bạn thay đổi và nhìn lại chính mình.

>> Xem thêm: Liệu cuộc chiến giữ nhân tài còn hiệu nghiệm trong thời kỳ đại dịch?

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers