adsads
PDCA là gì? Khám phá chu trình PDCA trong sản xuất và quản lý chất lượng
Lượt Xem 461

Sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào đều mang đậm dấu ấn của quy trình làm việc hoàn hảo. Chu trình PDCA chính là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực cho của doanh nghiệp đang được nhiều quản lý cấp cao áp dụng. Không phải ngẫu nhiên mà PDCA là chìa khóa “Vàng” cho sự thành công. Khám phá ngay lý do qua bài viết dưới đây nhé!

PDCA là gì?

PDCA là viết tắt của các từ Plan (kế hoạch) – Do (hành động) – Check (kiểm tra) – Act (điều chỉnh, cải tiến). Là phương pháp quản lý bốn bước lặp được sử dụng trong kinh doanh, sản xuất để kiểm soát và cải tiến liên tục các quy trình, sản phẩm.

PDCA còn được gọi với tên gọi khác là chu kỳ bánh xe Deming hay Deming cycle. Chu trình này được William Edwards Deming phát biểu từ nền tảng lý thuyết của Walter A. Shewhart và được sử dụng rộng rãi tại Nhật bản nhất là giai đoạn sau Chiến tranh Thế giới thứ II giúp phục hồi nền kinh tế Nhật “thần kỳ”.

PDCA khuyến khích doanh nghiệp, nhà quản lý liên tục lặp đi lặp lại chu trình 4 bước cho đến khi giải quyết và đạt được mục tiêu cải tiến. Mô hình này rất hữu ích để tìm ra các cải tiến, nhất là trong quá trình thử nghiệm trước khi đưa đề án vào vận hành. Từ đó, giúp doanh nghiệp đạt được nhiều mục tiêu như tiết kiệm chi phí, tối ưu nguồn lực, cải thiện sự hài lòng, nâng cao cạnh tranh và tăng lợi nhuận,…

Công ty TNHH đào tạo tư vấn PDCA

PDCA là gì?

Nguồn gốc của PDCA

Chu trình PDCA bắt nguồn từ những nghiên cứu tiên phong của Walter Shewhart. Ông là người đầu tiên ứng dụng phương pháp khoa học vào kiểm soát chất lượng sản phẩm, đặt nền móng cho những phát triển sau này. Tiếp nối thành công của Shewhart, W. Edwards Deming đã mở rộng phạm vi ứng dụng của chu trình PDCA, không chỉ giới hạn trong kiểm soát chất lượng mà còn hướng tới cải tiến toàn diện các quy trình sản xuất.

Edwards Deming, người kế thừa tư tưởng của Walter Shewhart, đã đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến chu trình Shewhart tại Nhật Bản. Tại đất nước mặt trời mọc, phương pháp này đã được kết hợp hài hòa với triết lý Kaizen, hệ thống sản xuất tinh gọn của Toyota và nhiều cải tiến khác, dần hình thành nên chu trình Plan-Do-Check-Act (PDCA) quen thuộc như ngày nay.

Ngày nay, PDCA được ứng dụng rộng rãi trong các dự án theo mô hình tinh gọn, giúp các tổ chức đạt được mục tiêu một cách hiệu quả và bền vững. Phương pháp này còn có nhiều tên, bao gồm:

  • Chu trình Plan – Do – Check – Act hoặc chu trình PDCA
  • Chu trình Deming hoặc bánh xe Deming
  • Chu trình Shewhart
  • Chu kỳ điều khiển.
Nguồn gốc của PDCA

Nguồn gốc của PDCA

4 Bước trong quy trình PDCA

Chính tên gọi PDCA đã cho thấy quy trình này sẽ bao gồm 4 bước. Mỗi bước sẽ giữ một vai trò quyết định. Cụ thể gồm:

Plan – Lập kế hoạch

Một kế hoạch rõ ràng, chi tiết và đúng hướng sẽ giúp bạn phân chia và điều hướng dễ dàng hơn:

  • Thiết lập mục tiêu, mục đích của kế hoạch cải thiện hay cải tiến hay cả hai.
  • Mô tả rõ ràng, cụ thể các nhiệm vụ cần làm.
  • Tổ chức nhóm và đưa ra deadline.
  • Nota lại những tài nguyên cần thiết cho kế hoạch như: tài liệu, nguồn lực, nhân lực,…
  • Từ nhiệm vụ, thiết lập 1 bản công việc hoàn chỉnh, chi tiết từ người phụ trách, việc cần làm, kết quả mong đợi, cách vận hành và hướng dẫn nếu có…

Do – Thực hiện

  • Giao việc, bám sát và cập nhật thường xuyên tiến độ công việc mỗi ngày, mỗi tuần hay theo tháng.
  • Thực hiện công việc thật nghiêm túc, thường xuyên lưu lại các vấn đề nảy sinh khi tiến hành.

Check – Kiểm tra dữ liệu

Kiểm tra là một trong những khâu quan trọng giúp bạn kiểm soát mọi thứ. Nhiều công ty cho rằng chỉ cần đánh giá định kỳ hàng tháng, hàng năm nhưng thực tế việc kiểm tra thường xuyên sẽ đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Để thực hiện khâu này, doanh nghiệp cần:

  • Thường xuyên, liên tục kiểm tra kết quả của công việc có đạt mục tiêu đề ra.
  • Lưu lại các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chúng có tác động và ảnh hưởng như thế nào?
  • Xác định nguyên nhân cốt lõi của vấn đề từ đó đề ra hướng khắc phục.

Act – Hành động

  • Sau khi đã giám sát, kiểm tra và nhận ra những chỗ đúng chỗ sai, việc bạn cần làm lúc này chính là tiến hành sửa lỗi.
  • Những sai sót sẽ được sửa chữa bằng cách nào? Phòng tránh những sai sót tiềm ẩn như thế nào? Hãy đưa ra biện pháp và yêu cầu thực hiện.
PDCA full form

Quy trình PDCA gồm 4 bước

Tầm quan trọng của PDCA trong doanh nghiệp

PDCA được coi là chìa khóa vàng của thanh công nhờ những ý nghĩa nó mang lại cho doanh nghiệp. Dưới đây là 5 vai trò mà hầu hết các doanh nghiệp đều nhận thấy khi áp dụng chu trình này.

Cải tiến quy trình

PDCA giúp xác định và phân tích các điểm yếu trong quy trình làm việc, sản xuất của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra giải pháp cải tiến hiệu quả. Quy trình sẽ được tối ưu hóa liên tục, loại bỏ các bước không cần thiết để giảm thiểu lãng phí, tiết kiệm thời gian, chi phí. Hoạt động làm việc, sản xuất sẽ được nâng cao cả về chất lượng lẫn số lượng.

Quản lý thay đổi

PDCA cung cấp một khuôn khổ để triển khai và quản lý các thay đổi một cách hiệu quả. Doanh nghiệp có thể xác định rõ ràng các rủi ro tiềm ẩn, xây dựng kế hoạch dự phòng để giảm thiểu tác động tiêu cực. Không những vậy, qua đó đơn vị có thể thúc đẩy sự thích nghi và linh hoạt trong môi trường kinh doanh luôn không ngừng biến động.

PDCA công ty

PDCA giúp doanh nghiệp liên tục sửa đổi, giải quyết các rủi ro

Quản lý chất lượng

PDCA là nền tảng cho hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả, đảm bảo sự nhất quán và tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng. Lỗi, sai sót trong sản phẩm, dịch vụ sẽ dần được loại bỏ. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ tăng cao rõ rệt, khách hàng sẽ tin cậy và hài lòng hơn. Từ đó, tăng cường uy tín thương hiệu, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

Duy trì sự cải tiến liên tục

PDCA tạo ra một vòng lặp cải tiến liên tục, khuyến khích học hỏi từ kinh nghiệm và không ngừng tìm kiếm những cách thức làm việc hiệu quả hơn. Các xu hướng mới sẽ được cập nhật và đáp ứng nhu cầu ngày một cao của khách hàng. Nhờ vậy, doanh nghiệp dễ dàng tăng khả năng cạnh tranh và tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững.

Tăng năng suất và hiệu quả

Một bộ máy nhân sự cồng kềnh, khó kiểm soát, mỗi đầu mục công việc cần một khoảng thời gian dài mới có thể hoàn thành. Mọi thứ sẽ biến mất! Thay vào đó là một bộ máy nhân sự tối giản, năng suất thì tối đa. Chu trình PDAC từ đó sẽ giúp doanh nghiệp của bạn giảm tối thiểu chi phí, gia tăng lợi nhuận từ mọi phía.

PDCA cycle

PDCA giúp doanh nghiệp thành công đơn giản

Quy trình PDCA trong quản lý chất lượng

Quy trình PDCA đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Dưới đây chính là quy trình tiêu chuẩn trong quản lý chất lượng.

Lập kế hoạch (Plan) – Điều khoản 4 – 6

  • Xác định bối cảnh tổ chức: Phân tích các yếu tố nội bộ và ngoại bộ ảnh hưởng đến HQC, bao gồm mục tiêu chiến lược, khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh, v.v. (Điều khoản 4).
  • Xác định nhu cầu và mong đợi của khách hàng: Thu thập và phân tích thông tin về nhu cầu, mong đợi của khách hàng để xây dựng mục tiêu chất lượng phù hợp (Điều khoản 4).
  • Xác định phạm vi HQC: Xác định các quá trình, sản phẩm/dịch vụ nằm trong phạm vi áp dụng của HQC (Điều khoản 4).
  • Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng: Xây dựng tài liệu HQC, bao gồm Sổ tay chất lượng, Quy trình, Biểu mẫu, v.v. (Điều khoản 5).
  • Xác định rủi ro và cơ hội: Phân tích các rủi ro tiềm ẩn và cơ hội cải tiến liên quan đến chất lượng (Điều khoản 6).
  • Lập kế hoạch cho các hành động: Lập kế hoạch cụ thể cho các hoạt động cải tiến chất lượng, bao gồm mục tiêu, trách nhiệm, nguồn lực, thời gian thực hiện (Điều khoản 6).

Thực hiện (Do) – Điều khoản 7 – 8

  • Hỗ trợ: Cung cấp nguồn lực cần thiết cho việc triển khai HQC, bao gồm đào tạo nhân viên, trang thiết bị, tài chính, v.v. (Điều khoản 7).
  • Thực hiện các hoạt động theo kế hoạch: Triển khai các hoạt động cải tiến chất lượng đã được lập kế hoạch (Điều khoản 7).
  • Quản lý thông tin: Thu thập, lưu trữ và quản lý thông tin liên quan đến HQC một cách hiệu quả (Điều khoản 7).
  • Kiểm soát hoạt động: Giám sát và kiểm soát các hoạt động trong HQC để đảm bảo thực hiện đúng quy trình và đạt được mục tiêu (Điều khoản 8).

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện (Check) – Điều khoản 9

  • Theo dõi và đo lường: Theo dõi và đo lường hiệu quả của các hoạt động cải tiến chất lượng so với mục tiêu đã đề ra (Điều khoản 9).
  • Phân tích dữ liệu: Phân tích dữ liệu thu thập được để xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cải tiến (Điều khoản 9).
  • Kiểm tra nội bộ: Thực hiện kiểm tra nội bộ HQC một cách định kỳ để đảm bảo HQC hoạt động hiệu quả (Điều khoản 9).

Hành động cải tiến (Act) – Điều khoản 10

  • Hành động khắc phục: Xác định và thực hiện các hành động khắc phục đối với các vấn đề được phát hiện trong quá trình kiểm tra (Điều khoản 10).
  • Cải tiến HQC: Cải tiến HQC dựa trên kết quả đánh giá và kinh nghiệm thu thập được (Điều khoản 10).
  • Học hỏi từ kinh nghiệm: Chia sẻ kinh nghiệm và bài học học hỏi từ việc áp dụng PDCA để nâng cao hiệu quả HQC (Điều khoản 10).
Pdca là

Quy trình PDCA trong quản lý cũng gồm 4 bước quan trọng

Khám phá thêm những bài viết đặc sắc khác cùng VietnamWorks như: “Kỹ năng lập kế hoạch”, “Lập kế hoạch tài chính cá nhân” và một số mẹo vặt cuộc sống mà bạn có thể chưa biết. Bên cạnh đó, đừng bỏ lỡ những chủ đề hấp dẫn về khái niệm lãnh đạophong cách lãnh đạo là gì.

Những thách thức khi triển khai quy trình PDCA

PDCA dù là quy trình mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thực hiện hiệu quả cũng đi kèm với khó khăn và thách thức. Trong đó có:

  • Thiếu cam kết từ lãnh đạo: Việc áp dụng PDCA cần sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo. Họ sẽ là người quyết định, khuyến khích nhân viên tham gia vào quy trình cụ thể.
  • Khó khăn khi xác định vấn đề: Không phải khi nào PDCA cũng có thể tìm ra vấn đề để giải quyết. Bởi, quy trình có thể thiếu thông tin, dữ liệu, khó khăn khi phân biệt giữa nguyên nhân và triệu chứng,…
  • Khó khăn khi đo lường kết quả: Việc đo lường hiệu quả có thể bị ảnh hưởng do thiếu các chỉ số phù hợp, dữ liệu thu thập chưa hẳn đã chính xác,…
  • Văn hóa doanh nghiệp chưa phù hợp: Việc áp dụng PDCA đòi hỏi doanh nghiệp khuyến khích học hỏi, sáng tạo, chia sẻ và chấp nhận các rủi ro. Tuy nhiên, văn hóa doanh nghiệp đôi khi không phù hợp do văn hóa tập trung vào quy trình hơn là cải tiến. Văn hóa e ngại rủi ro, thiếu ý tưởng mới,…

Ví dụ về chu trình PDCA của một số thương hiệu lớn

Nestlé

Nestlé đã đặt mục tiêu giảm thiểu lãng phí trong mọi hoạt động kinh doanh và để hiện thực hóa mục tiêu này, công ty đã tích cực áp dụng phương pháp quản lý tinh gọn (Lean).

Bên cạnh đó, triết lý Kaizen – cải tiến liên tục – cũng được Nestlé đưa vào thực tiễn, khuyến khích mọi nhân viên đóng góp ý tưởng để nâng cao hiệu quả làm việc. Với tinh thần Kaizen, Nestlé đã áp dụng vòng tròn PDCA để triển khai các sáng kiến cải tiến một cách hiệu quả, từ đó giảm thiểu chi phí và tối ưu hóa quy trình sản xuất.

Lockheed Martin

Lockheed Martin – một tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, đã chứng minh rõ ràng hiệu quả của phương pháp cải tiến liên tục Kaizen. Bằng việc áp dụng vòng lặp PDCA, công ty đã thành công trong việc chuẩn hóa các quy trình, nâng cao đáng kể chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

Cụ thể, từ năm 1992 đến 1997, Lockheed Martin đã đạt được những kết quả ấn tượng: giảm 38% chi phí sản xuất, cắt giảm 50% hàng tồn kho và rút ngắn thời gian giao hàng từ 42 xuống còn 21,5 tháng. Những con số này cho thấy rõ ràng sự thành công của Kaizen trong việc tối ưu hóa hoạt động và tăng cường năng lực cạnh tranh của Lockheed Martin.

Lockheed Martin

Lockheed Martin

Nike

Với cam kết mang đến những sản phẩm thể thao hàng đầu thế giới, Nike không ngừng tìm kiếm những giải pháp sản xuất hiệu quả và bền vững. Sản xuất tinh gọn, với triết lý cải tiến không ngừng, đã trở thành một phần cốt lõi trong chiến lược của Nike.

Bằng cách áp dụng chu trình PDCA, Nike không chỉ nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, nơi mỗi cá nhân đều được khuyến khích đóng góp ý tưởng để hoàn thiện quy trình sản xuất.

Câu hỏi thường gặp (FAQ)

Sự khác biệt giữa Six Sigm và PDCA là gì?

Six Sigma là phương pháp cải tiến cung cấp bộ công cụ và kỹ thuật giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả sản xuất và quản lý chất lượng. Còn chu trình PDCA là một công cụ cốt lõi trong Six Sigma, cung cấp một lộ trình cụ thể để thực hiện cải tiến liên tục, từ lập kế hoạch đến kiểm soát, nhằm nâng cao hiệu suất và chất lượng sản phẩm/dịch vụ.

Sự khác biệt giữa PDCA và PDSA?

PDCA và PDSA là hai vòng lặp cải tiến quen thuộc, đều hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, điểm khác biệt nằm ở giai đoạn cuối cùng.

Nếu PDCA chỉ dừng lại ở việc “Kiểm tra” để xem kế hoạch có đạt được mục tiêu ban đầu hay không, thì PDSA lại đi sâu hơn một bước với “Nghiên cứu”.

Bước nghiên cứu này giúp chúng ta tìm hiểu tại sao một số thay đổi lại mang lại hiệu quả tốt, trong khi những thay đổi khác lại không. Từ đó, chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu và điều chỉnh chiến lược một cách khoa học.

Chu trình Kaizen và PDCA

Cả PDCA và Kaizen đều là những công cụ đắc lực trong việc cải tiến liên tục, nhưng chúng lại có những cách tiếp cận khác nhau.

Kaizen tập trung vào việc tạo ra những thay đổi nhỏ nhặt hàng ngày, trong khi PDCA cung cấp một khung khổ hệ thống hơn để lên kế hoạch, thực hiện, kiểm tra và hành động.

Sự kết hợp hài hòa giữa hai phương pháp này sẽ giúp tổ chức xây dựng một văn hóa cải tiến bền vững, nơi mọi thành viên đều là những người tư duy Lean và sẵn sàng giải quyết vấn đề.

Chu trình PDCA sẽ là chìa khóa “vàng” giúp doanh nghiệp phát triển nếu nó được thực hiện đúng cách, đúng thời điểm. Bởi vậy, hãy tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng, tránh vội vàng để dẫn đến những thất bại và ảnh hưởng không đáng có nhé!

Chúc bạn thành công!

Tham khảo nhu cầu tuyền dụng các ngành tiềm năng:

— HR Insider —

VietnamWorksWebsite tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. 

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy Sales Pitch là gì và tại sao nó lại quan trọng trong quá trình chinh phục khách hàng? Nội dung bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA là gì và vì sao nó lại được nhiều người theo đuổi? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu từ A đến Z về chứng chỉ này và cách đạt được nó.

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ giúp người dùng đảm bảo quyền lợi và hạn chế những sai sót, tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện. Phụ lục hợp đồng có những loại nào, nguyên tắc soạn thảo và ký kết phụ lục ra sao? Các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy học phần là gì, có những loại học phần nào và cách tính điểm ra sao? Cùng VietnamWorks HR Insider khám phá ở nội dung chi tiết dưới đây!

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú vị là ngay cả những ngành nghề tưởng chừng như không liên quan đến con số, từ nghệ thuật đến nhà hàng, từ y tế đến giáo dục, đều đang phải "bơi" trong đại dương dữ liệu. 

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy Sales Pitch là gì và tại sao nó lại quan trọng trong quá trình chinh phục khách hàng? Nội dung bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA là gì và vì sao nó lại được nhiều người theo đuổi? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu từ A đến Z về chứng chỉ này và cách đạt được nó.

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ giúp người dùng đảm bảo quyền lợi và hạn chế những sai sót, tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện. Phụ lục hợp đồng có những loại nào, nguyên tắc soạn thảo và ký kết phụ lục ra sao? Các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy học phần là gì, có những loại học phần nào và cách tính điểm ra sao? Cùng VietnamWorks HR Insider khám phá ở nội dung chi tiết dưới đây!

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú vị là ngay cả những ngành nghề tưởng chừng như không liên quan đến con số, từ nghệ thuật đến nhà hàng, từ y tế đến giáo dục, đều đang phải "bơi" trong đại dương dữ liệu. 

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers