adsads
operation manager thumb
Lượt Xem 2 K

Operations Manager là gì?

Operations Manager còn được gọi là Quản trị Vận hành hay Trưởng phòng Vận hành, là chuyên gia về mọi hoạt động trong vận hành một doanh nghiệp. Vị trí này có cơ hội thăng tiến lên vị trí Operation Director – Giám đốc vận hành. Nhiệm vụ của Operations Manager trong kinh doanh là quản trị nhân sự, bao gồm cả nhân sự cấp cao. Đồng thời theo sát các chính sách của doanh nghiệp dựa trên luật pháp hiện hành, quản lý mọi cơ sở và hoạt động của doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về vị trí này, hãy cùng theo dõi những thông tin tiếp theo dưới đây nhé.

Operations Manager là gì?

Công việc của Operations Manager là gì?

Operations Manager có nhiều vai trò khác nhau tùy thuộc vào từng ngành nghề. Tuy nhiên, nhìn chung thì người làm việc ở vị trí này thường sẽ quản lý tài chính, xuất nhập hàng hoá, nhân sự và các hoạt động trong doanh nghiệp. Các nhiệm vụ cụ thể của một Operations Manager bao gồm:

  • Quản lý nhân sự, bao gồm tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện nhân viên và xử lý các thông giấy tờ, hợp đồng lao động và lương thưởng.
  • Giám sát và đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên các phòng ban.
  • Đánh giá kế hoạch và chiến lược của doanh nghiệp trong sản xuất và cung cấp dịch vụ.
  • Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
  • Giải quyết các vấn đề liên quan đến dịch vụ khách hàng.
  • Lập kế hoạch và dự đoán ngân sách theo từng năm và đưa ra giải pháp khắc phục các vấn đề về tài chính.
  • Quản lý quy trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ và thiết bị trong doanh nghiệp.
  • Quản lý hàng hoá tồn kho và các vấn đề liên quan đến giao vận.
  • Đảm bảo môi trường làm việc trong doanh nghiệp luôn an toàn, lành mạnh và hợp pháp.
  • Thiết lập, tuân theo và thực thi các tiêu chuẩn, quy trình và quy định pháp luật để duy trì môi trường làm việc an toàn và lành mạnh.

Xem thêm:

Công việc của Operations Manager là gì?

6 Tố chất và kỹ năng của Operations Manager

Kiến thức chuyên môn Operations Manager

Để thành công trong bất kỳ ngành nghề nào, việc trang bị kiến thức chuyên môn vững vàng là điều quan trọng. Đặc biệt đối với vị trí Operations Manager, các chuyên gia khuyên rằng bạn cần phải có bằng cử nhân chuyên ngành Kinh tế hoặc chuyên ngành kinh doanh để đáp ứng yêu cầu công việc.

Ngoài ra, để thăng tiến trong sự nghiệp, bạn cần có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc ở các vị trí tương đương. Vì vậy mà phần lớn các chuyên gia vị trí này đều có bằng thạc sĩ Kinh doanh hoặc chứng chỉ quản lý như CFA, FIA,…

Kỹ năng giao tiếp tốt Operations Manager

Vị trí Operations Manager đảm nhiệm nhiều công việc quan trọng như thuyết trình và đàm phán. Để thực hiện tốt những nhiệm vụ này, kỹ năng giao tiếp là rất quan trọng và cần thiết.

Ở vị trí quản lý cấp cao này, kỹ năng giao tiếp là một trong những yếu tố quan trọng cần phải thành thạo. Nếu Operations Manager giỏi giao tiếp, khả năng thành công trong công việc sẽ tăng cao. Và kỹ năng này không chỉ quan trọng trong nội bộ công ty mà còn trong việc thiết lập và phát triển các mối quan hệ với đối tác bên ngoài.

Vì vậy, nếu bạn muốn ở vị trí này, hay trang bị cho mình kỹ năng giao tiếp khôn khéo để có thể thiết lập các mối quan hệ chiến lược giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

Kỹ năng lãnh đạo Operations Manager

Trưởng phòng vận hành có trách nhiệm điều phối mọi hoạt động trong công ty, do đó không thể thiếu kỹ năng lãnh đạo để quản lý và giám sát nhân viên một cách hiệu quả.

Cũng bởi họ đại diện cho nhiều đầu việc và chịu trách nhiệm đứng mũi chịu sào. Nên việc bổ sung kiến thức và năng lực lãnh đạo thường xuyên giúp Operations Manager củng cố vị thế và niềm tin của nhân viên trong doanh nghiệp. Vì vậy, hãy luôn cập nhật và nâng cao kỹ năng lãnh đạo của mình để đạt được hiệu quả tốt nhất trong công việc nhé.

Kỹ năng xây dựng chiến lược Operations Manager

Operations Manager có trách nhiệm xây dựng các chiến lược vận hành cho toàn doanh nghiệp và giám sát các bộ phận, phòng ban khác trong quá trình vận hành công việc chuyên môn. Để thực hiện tốt những nhiệm vụ này, bạn cần có khả năng tư duy và kỹ năng lập chiến lược hiệu quả. Mục tiêu của việc lập chiến lược là đảm bảo tiết kiệm chi phí tối đa cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, Operations Manager còn phải nắm rõ các thông tin về hoạt động và tình hình của doanh nghiệp để đưa ra những quyết định đúng đắn cũng như các giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp.

Kỹ năng làm việc nhóm Operations Manager

Operations Manager là “cầu nối” giữa các mắt xích của doanh nghiệp, vì vậy bạn cần trang bị kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả. Việc thành thạo kỹ năng này, kèm theo khả năng kết nối, truyền cảm hứng và sử dụng nguồn nhân lực phù hợp sẽ thúc đẩy quá trình làm việc của doanh nghiệp trở nên nhanh chóng, suôn sẻ, dễ dàng và hiệu quả hơn.

Do đó, Operations Manager cần phải có khả năng làm việc nhóm tốt và đưa ra các quyết định phù hợp để giúp tất cả các bộ phận hoạt động một cách liên tục và hiệu quả. Việc quản lý và sử dụng nguồn nhân lực một cách tốt cũng là một yếu tố quan trọng để đạt được sự thành công trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Kỹ năng giải quyết vấn đề Operations Manager

Trong quá trình vận hành, các dự án hoặc doanh nghiệp thường gặp phải nhiều vấn đề phát sinh. Trong trường hợp này, người trưởng phòng vận hành có trách nhiệm giải quyết những vấn đề này một cách trực tiếp. Vì vậy, bạn cần phải có kỹ năng giải quyết vấn đề nhanh chóng để giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp. Tuy nhiên để đạt được điều này, bạn cần phải có cái đầu lạnh, bản lĩnh và ý chí để giải quyết vấn đề một cách tỉnh táo và hiệu quả nhất.

6 Tố chất và kỹ năng của Operations Manager

Những thách thức của Operations Manager là gì?

Thời gian

Công việc của vị trí này có đòi hỏi nhiều thời gian và năng lượng, khiến bạn không có đủ thời gian để dành cho gia đình và bạn bè. Bên cạnh đó, bạn có thể phải tăng ca hoặc mang việc về nhà làm, dẫn đến việc không có đủ thời gian để cafe hoặc trò chuyện với bạn bè vào cuối tuần hay thậm chí trong những ngày nghỉ.

Để đối phó với tình trạng này, bạn cần phải có kế hoạch quản lý thời gian hiệu quả để đảm bảo sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Bạn hãy học cách xác định các ưu tiên của mình và tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng nhất trong công việc. Ngoài ra, bạn có thể thử tìm kiếm các hoạt động giải trí và thư giãn khác để nạp lại năng lượng, ví dụ như tập thể dục, đọc sách hay tham gia các lớp học thú vị. Điều quan trọng là bạn cần phải tạo ra sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân để tận hưởng cuộc sống đầy đủ và tránh bị áp lực, căng thẳng.

Sức khỏe

Với lượng công việc dồn dập, bạn có thể dễ dàng quên đi việc chăm sóc bản thân gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Từ đó có thể dẫn đến mắc các bệnh thường gặp của người làm văn phòng như đau cột sống, đau dạ dày, tiền đình,… Để tránh tình trạng này, bạn cần phải tạo ra thời gian dành riêng cho bản thân.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia các hoạt động thể dục thể thao để giảm stress và giữ một sức khỏe thật tốt. Kết hợp việc ăn uống lành mạnh, đảm bảo ngủ đủ giờ cũng giúp nâng cao sức khỏe và tăng cường năng lượng cho công việc.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng sức khỏe là tài sản quý giá nhất của bạn. Hãy dành thời gian chăm sóc, yêu thương bản thân mình để có được sức khỏe tốt nhất và đạt được thành công trong công việc và cuộc sống.

Những thách thức của Operations Manager là gì?

Mức lương của Operations Manager là bao nhiêu?

Với vai trò quan trọng trong bộ máy vận hành, một Operations Manager phải đảm nhận nhiều hạng mục công việc và đảm bảo cho các hoạt động vận hành của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi và hiệu quả. Vị trí này yêu cầu bạn phải có khả năng đa nhiệm và làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Vì những yêu cầu khắt khe này, mức thu nhập cơ bản của một Operations Manager trong doanh nghiệp thường khá cao. Theo thống kê, mức lương trung bình của vị trí này dao động từ 20.000.000 đến 50.000.000 Vnđ/tháng, tùy thuộc vào lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động.

Học ngành gì để trở thành Operations Manager

Với mục tiêu trở thành một Operations Manager, nếu bạn đã tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị kinh doanh, bạn cần rèn luyện sự nhạy bén trong lĩnh vực kinh doanh để thu hút thêm cơ hội nghề nghiệp ở vị trí này.

Học ngành gì để trở thành Operations Manager

Tuy nhiên, nếu muốn tiến xa hơn trên con đường này, bạn có thể cân nhắc học Thạc sĩ ngành Kinh doanh để trang bị kiến thức chuyên sâu và bằng cấp để tăng cơ hội thăng tiến trong tương lai. Với Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, bạn sẽ có cơ hội học tập và nghiên cứu sâu hơn về các vấn đề quản lý hoạt động, chiến lược kinh doanh, phân tích dữ liệu, và nhiều lĩnh vực khác liên quan. Điều này sẽ giúp bạn có thể trở thành một nhà quản lý chuyên nghiệp và nâng cao khả năng thăng tiến trong sự nghiệp của mình.

Bài viết này đã cung cấp đến bạn đọc thông tin chi tiết về Operations Manager cũng như những kỹ năng và tố chất cần có. Bạn có thể tìm các công việc Operations Manager trên trang web của VietnamWorks để tìm các công việc an toàn, chất lượng. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về công việc cũng như định hướng cho mình một tương lai nghề nghiệp.

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Sân bay Tân Sơn Nhất tuyển dụng, tuyển dụng giao hàng Shopee Express, 247 Express tuyển dụng, Gemadept tuyển dụng, Nippon Express tuyển dụng, giao hàng J&T tuyển dụng, DB Schenker tuyển dụng, và Kuehne Nagel tuyển dụng.

Cập nhật thông tin từ công ty 7-11 tuyển dụng các vị trí đa dạng cơ hội việc làm mới tại đây!

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu đang đến gần, mang theo những cơn gió mới của...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers