adsads
Shutterstock 2226665995 1
Lượt Xem 670

Nếu phải chỉ ra một điều khiến bạn đau đầu nhất khi tuyển dụng, đó sẽ là gì? Rõ ràng là câu trả lời của bạn sẽ khác nhau tùy vào quy mô công ty hoặc vị trí bạn đang tuyển dụng. Tuy nhiên, hầu hết các nhà tuyển dụng sẽ phải lưu tâm một vài vấn đề tuyển dụng phổ biến.

Thu hút các ứng viên phù hợp

Nếu bạn đã từng cố gắng tìm kiếm người phù hợp trong một danh sách đầy những ứng viên không đạt yêu cầu. Và khi nhận thức được sự lựa chọn của bản thân chỉ giới hạn trong danh sách đó, bạn sẽ chọn người tốt nhất có thể tìm thấy vào thời điểm đó – chứ không phải người phù hợp nhất cho vị trí công việc. Số lượng đơn ứng tuyển không phải lúc nào cũng quan trọng, cách tốt nhất để thuê đúng người thường là từ lựa chọn giữa số ít các ứng viên có trình độ cao hơn.

Mẹo: Hãy đưa ra thông tin về yêu cầu, nhiệm vụ của vị trí tuyển dụng một cách thật rõ ràng trong mô tả công việc. Bạn có thể chuẩn bị sẵn các câu hỏi “loại trực tiếp” trong đơn đăng ký để sàng lọc ứng viên. Ví dụ, nếu bạn cần một ứng viên có bằng IELTS 7.0? Hãy thêm vào biểu mẫu câu hỏi có/không để hỏi ứng viên xem họ có đang có các tiêu chuẩn phù hợp hay không. Đây là phương thức nhanh gọn để lọc ra những ứng viên không phù hợp với công việc.

Kết nối với các ứng viên thụ động

Các ứng viên có trình độ cao thường được các nhà tuyển dụng liên hệ thường xuyên, điều đó khiến cho email tuyển dụng của bạn khó thu hút họ. Ngoài ra, các ứng viên có kỹ năng hiếm cũng thường xem xét nhiều lời mời làm việc cùng một lúc. Bạn cần nỗ lực rất nhiều để có thể khuyến khích các ứng viên thụ động này chọn làm việc cho công ty của bạn thay vì đối thủ.

Mẹo: Trước khi liên hệ với ứng viên thụ động, hãy nghiên cứu các mục tiêu mà họ tìm kiếm và điều gì làm họ hài lòng trong công việc. Với các thông tin này, hãy cá nhân hoá email tuyển dụng của bạn và mô tả những gì bạn có thể cung cấp thay vì chỉ ra họ có thể làm gì cho công ty bạn.

Xây dựng thương hiệu tuyển dụng tốt

Là một công ty có thương hiệu tuyển dụng tốt trên thị trường, bạn sẽ có chiều hướng thu hút được nhiều ứng viên tốt hơn. Các tổ chức đầu tư vào xây dựng thương hiệu có khả năng tuyển dụng các ứng viên chất lượng cao gấp ba lần bình thường. Tuy nhiên, đây là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều bước, từ việc chăm sóc trải nghiệm tuyển dụng với ứng viên đến quảng bá văn hoá công ty trên mạng xã hội,… Việc này đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của bạn để có thể đạt được sự hài lòng của ứng viên và sự ủng hộ của đồng nghiệp.

Mẹo: Hãy luôn trả lời các nhận xét (cả tốt và xấu) một cách lịch sự. Đồng thời, cung cấp cho nhân viên một vài cách thức để họ có thể tự do chia sẻ cảm nhận về công việc hay công ty trên mạng xã hội (ví dụ: qua blog, video). Và trên hết, hãy là một nhà tuyển dụng tốt, điều đó sẽ cho thấy sự chuyên nghiệp của bạn và công ty, từ đó thu hút được nhiều ứng viên tốt hơn.

Đa dạng hóa các chiến lược tuyển dụng 

Thật tốt khi có một trang tuyển dụng mà bạn tin tưởng sẽ mang đến những ứng viên tốt. Nhưng chỉ tuyển dụng bằng một hình thức nhất định sẽ khiến bạn bỏ lỡ các cơ hội tìm kiếm ứng viên tiềm năng khác. Bạn có thể:

  • Sử dụng mạng xã hội để đăng tin tuyển dụng hoặc quảng bá công ty.
  • Giới thiệu văn hóa, phúc lợi và câu chuyện của nhân viên trên trang web tuyển dụng của công ty để khuyến khích nhiều ứng viên hơn.
  • Tham dự hội chợ việc làm và tổ chức các sự kiện tuyển dụng bất cứ khi nào có thể.

Tất cả các hình thức này (và nhiều hình thức khác) đều góp phần tăng khả năng tuyển dụng và giúp bạn đưa ra quyết định tuyển dụng nhanh và tốt hơn.

Tuyển dụng là một quá trình đầy thách thức, nhưng với các công cụ và chiến lược phù hợp, bạn có thể xử lý công việc này hiệu quả hơn. Trong bài viết này, VietnamWorks đã thảo luận về các vấn đề tuyển dụng phổ biến nhất và các giải pháp cho chúng. Hãy sử dụng các mẹo này để cải thiện quy trình tuyển dụng của bạn nhé!

Xem thêm: Nhân viên không đạt KPI, quản lý nên làm gì?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers