adsads
nhung van de nhuc nhoi ma nha tuyen dung gap phai moi dot chieu binh 1
Lượt Xem 5 K
  1. Ứng viên tốt thì luôn “đắt như tôm tươi”.

Những ứng viên đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tuyển dụng, sáng giá và tiềm năng thường theo đuổi nhiều cơ hội. Họ ý thức mình là ai và hiểu rõ chân lý “không đặt tất cả trứng và một rổ”. Vì vậy, doanh nghiệp, theo một cách hiểu nào đó, nghiễm nhiên trở thành “ứng viên” và bị đưa lên bàn để cân đo đong đếm. Vậy doanh nghiệp nên làm gì để “được tuyển”?

Câu trả lời là hãy biến buổi phỏng vấn trở thành một trải nghiệm tuyệt vời. Khi ứng viên đứng trước nhiều lựa chọn, yếu tố then chốt để họ đưa ra quyết định đến từ buổi phỏng vấn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vài điểm quan trọng mà “cuộc phỏng vấn điểm 10” nên đáp ứng:

  • Giúp ứng viên giải đáp thỏa đáng những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh và định hướng phát triển của công ty.
  • Đừng làm cuộc phỏng vấn trở thành buổi “thẩm vấn”. Hãy để buổi phỏng vấn trở thành cuộc trao đổi hai chiều – nơi đôi bên được nói và được lắng nghe.
  • Sự xuất hiện của quản lý cấp cao sẽ làm cuộc phỏng vấn “đẳng cấp” hơn. Ngay cả khi vị lãnh đạo đó chỉ xuất hiện để mở đầu hoặc kết thúc buổi phỏng vấn thì điều này cũng làm cho ứng viên hài lòng hơn rất nhiều.
  1. Thị trường lao động ngày nay quá xô bồ.

Thách thức lớn nhất của các nhà tuyển dụng hiện nay là tiếp cận được với ứng viên trong điều kiện thị trường luôn có khoảng hơn 2000 doanh nghiệp cùng ngành đăng thông cáo tuyển dụng tương tự.

Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu vững mạnh và uy tín. Bạn không thể buộc các doanh nghiệp khác ngừng đăng tin nhưng có thể làm công ty mình nổi bật nhất trong cả ngàn thông báo tuyển dụng trên thị trường. Khi thương hiệu công ty đủ mạnh, các anh tài bậc nhất sẽ tự tìm về với bạn  và chấm dứt những ngày tháng bạn phải chạy khắp nơi và “đỏ mắt” tìm nhân tài.

  1. Bắc thang lên hỏi ông trời – Tìm người tài – đức biết ở nơi nao?

Lao động trên thị trường như “lá rụng mùa thu”, nhiều không kể xiết. Nhưng tìm được người sở hữu đủ các kỹ năng để làm việc thì khó vô cùng. Thậm chí, gần đây có một thông báo tuyển dụng với mức lương $5000 cho vị trí quản lý nhưng cũng chỉ nhận về sự trắng tay.

Vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách sử dụng những kho dữ liệu uy tín để tìm kiếm thông tin về các ứng viên. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ của các công ty “săn đầu người” để tìm về những người tài năng thực sự thay vì mất nhiều thời gian và công sức để tự “mò kim đáy bể.”

 

Bí quyết cho nghề nhân sự trong năm mới

Năm mới đến, ai cũng mong có một khởi đầu thuận lợi để được “vạn sự như ý” cả năm. Thế nhưng đối với không ít chuyên viên tuyển dụng, câu chuyện tìm người đầu năm lại trở thành ác mộng khi người lao động vẫn còn trong trạng-thái-nghỉ-Tết và cần thời gian thích ứng lại với môi trường công việc. Làm thế nào để người làm nhân sự vượt qua một mùa-xuân-chưa-đến này? 

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers