adsads
152 2
Lượt Xem 3 K

Những “gã khổng lồ” ngành công nghệ tuyển dụng thế nào?

1. Thiết lập những tiêu chuẩn khắt khe và kiên quyết không nhượng bộ

Related image

Những công ty công nghệ lớn luôn có bộ tiêu chuẩn dành riêng cho “ứng viên hoàn hảo”, bạn sẽ có thể nhanh chóng xác định xem ai đó có thực sự “đáng giá” hay không ngay từ buổi phỏng vấn đầu tiên.

“Trước khi bạn bắt đầu tuyển dụng, hãy vẽ ra một hình mẫu lý tưởng của nhóm ứng viên tuyệt vời”, Laszlo Bock – cựu Giám đốc nhân sự của Google cho biết. Để có thể xây dựng được một đế chế hùng mạnh, bạn nhất định phải thuê được những nhân viên thậm chí giỏi hơn mình. Điều này áp dụng cho tất cả các vị trí công việc. Nếu bạn thuê một trợ lý hành chính, đừng chỉ tìm người có thể trả lời điện thoại và lên lịch cuộc họp của bạn – hãy tìm một người sẽ giúp công việc của bạn dễ dàng hơn bằng cách tổ chức thời gian và biết ưu tiên cho những hoạt động quan trọng.

Và nếu quá trình tìm kiếm nhân viên mất nhiều thời gian hơn bạn dự kiến, hãy kiên nhẫn và tập trung nhiều nỗ lực hơn. “Đừng thỏa hiệp,” Bock viết. “Không bao giờ được thỏa hiệp với những thứ không thật sự xuất sắc.”

2. Cho các ứng viên một lý do xứng đáng để họ chọn doanh nghiệp của bạn

Image result for working environment illustration

Jonathan Rosenberg, cố vấn cho CEO Larry Page, đã từng lưu giữ đến 200 bản lý lịch của nhân viên Google trong văn phòng của mình. “Nếu một ứng cử viên nào đó gặp rào cản về việc gia nhập Google, Jonathan sẽ chỉ đơn giản mở ngăn kéo bàn làm việc và nói: “Bạn sẽ làm việc với những người này.” Khi chọn một công việc, ứng viên sẽ soi xét rất kỹ về công ty và công việc tương lai. Trong đầu họ luôn có hàng tá câu hỏi về môi trường làm việc, về đồng nghiệp và cả về văn hóa công ty. Và việc nhà tuyển dụng cần làm là giúp họ trả lời những câu hỏi mà họ luôn băn khoăn nhưng ít khi mạnh mẽ nói ra bằng những bằng chứng thuyết phục

3. Tìm kiếm nhân viên từ các nền văn hóa khác nhau

Related image

Facebook đang áp dụng chiến lược này vào hoạt động tuyển dụng với mục tiêu phục vụ tốt hơn cho các khách hàng đến từ khắp nơi trên thế giới. Mỗi nền văn hóa khác nhau sẽ mang một tinh hoa riêng và Facebook tin tưởng rằng những tinh hoa riêng biệt đó sẽ giúp Facebook cải thiện dịch vụ của mình.

Facebook cũng có những quy chuẩn khắt khe khi tuyển dụng nhưng không đồng nghĩa với việc họ chỉ tuyển dụng các nhân tài từ các đại học danh tiếng. Năm vừa qua, Facebook công bố rằng họ đã tuyển dụng các nhân viên từ 300 trường đại học khác nhau chứ không chỉ top 10 trường danh tiếng nhất.

Ngoài ra, Facebook University cũng được thành lập để thu hút những sinh viên năm 2 đến thực tập tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, Facebook University cũng là một công cụ để Facebook chọn lọc những ứng viên đến từ những nền văn hóa đặc biệt mà đội ngũ nhân viên hiện tại chưa có.

4. Tìm kiếm những nhân tài phù hợp với văn hóa doanh nghiệp 

Related image

Thông thường một nhà tuyển dụng phải trải qua bốn hoặc năm cuộc phỏng vấn để có thể đánh giá được ứng viên có thực sự phù hợp với văn hóa công ty hay không. Tại Facebook, tất cả các nhân viên bộ phận tuyển dụng đều được đào tạo chuyên sâu về quy trình phỏng vấn và phương pháp sàng lọc ứng viên.

Vòng đầu tiên là một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với phòng nhân sự để đánh giá kinh nghiệm, niềm đam mê và sự chuyên nghiệp của ứng cử viên. Nếu thuận lợi vượt qua vòng 1, ứng viên sẽ có cuộc phỏng vấn qua điện thoại với bộ phận chuyên môn.

Cuộc phỏng vấn thứ ba diễn ra trên trang web và ứng viên sẽ được tham gia một tour du lịch văn phòng thông qua bản demo của tai nghe thực tế ảo Oculus. Với công nghệ này, Facebook kỳ vọng rằng các ứng viên có thể giảm bớt áp lực và cởi mở hơn để chia sẻ.

Các cuộc phỏng vấn còn lại tập trung chủ yếu vào chuyên môn. Ví dụ, một kỹ sư sẽ trải qua một cuộc thực hành viết code – nơi họ có thể hiện sự linh hoạt và chính xác trong một trường hợp cụ thể.

Tất cả các ứng cử viên sau đó đều phải đối mặt với các câu hỏi giả định để kiểm tra cách họ xử lý tình huống, cũng như các câu hỏi logic để kiểm tra cách họ tư duy – tất cả đều kiểm tra xem người đó có phù hợp với Facebook hay không.

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề sau:

  • C Level Là Gì? Những vị trí cao cấp trong quản lý doanh nghiệp
  • Game Tester: Khám phá công việc kiểm thử game và tầm quan trọng của nó
  • Game Developer Là Gì? Vai trò và nhiệm vụ của các nhà phát triển trò chơi
  • Chỉ Số Sq Là Gì? Tìm hiểu về chỉ số cảm xúc xã hội và ảnh hưởng của nó
  • Debug Là Gì? Hướng dẫn quy trình tìm và sửa lỗi trong phần mềm
  • Game Designer: Những điều cần biết về nhà thiết kế trò chơi
  • Co Founder Là Gì? Vai trò của người đồng sáng lập trong khởi nghiệp
  • Vfx Là Gì? Hiệu ứng hình ảnh và ứng dụng của chúng trong điện ảnh
  • Spec Là Gì? Định nghĩa và tầm quan trọng của thông số kỹ thuật trong dự án
  • Dashboard Là Gì? Bảng điều khiển dữ liệu và cách sử dụng hiệu quả
  • Master Là Gì? Định nghĩa và ý nghĩa của bằng cấp cao trong học thuật
  • Cgi Là Gì? Công nghệ đồ họa máy tính và ứng dụng trong phim ảnh và game

— HR Insider —

VietnamWorksWebsite tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút, tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Quy trình tuyển dụng hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tìm được những ứng viên phù hợp nhất với vị trí mà còn góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu và tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút, tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Quy trình tuyển dụng hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tìm được những ứng viên phù hợp nhất với vị trí mà còn góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu và tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers