1. Tổng quan về nhóm tính cách ESFP
ESFP – người trình diễn được biết đến là một trong 16 nhóm tính cách được nghiên cứu từ chỉ báo nhận dạng MBTI. Đánh giá MBTI ước tính chính xác đến khoảng 75% theo chỉ báo hướng dẫn qua nhiều câu hỏi trắc nghiệm.
Ước tính người thuộc nhóm tính cách ESFP chiếm đến khoảng 7.5% dân số. Họ thích là người ở trung tâm của sự chú ý. Ở họ cũng có cả sự vui vẻ và bốc đồng, điều này thường hấp dẫn những người khác. Sự tò mò của luôn không giới hạn, bởi vậy họ không bao giờ cạn ý tưởng. Họ sẽ là những người tiên phong thử những cái mới và hấp dẫn.
Các ESFP thích giao tiếp với người khác. Họ có thể bỏ ra cả hàng giờ để nói về nhiều chủ đề khác nhau. Đây là tính cách có xu hướng hướng ngoại.
Nhóm tính cách ESFP là những người có cảm giác thẩm mỹ cao và họ thích trang trí môi trường xung quanh, nhận ra giá trị trong mọi vật xung quanh. Đây chính là một trong những tính cách mạnh của họ.
Điểm yếu của các ESFP là tính tự phát, dẫn đến sự hời hợt và hay quên. Họ thường hài lòng với kết quả công việc không thuộc trách nhiệm của họ. Nhưng họ cũng có khả năng làm hết sức mình mà bỏ qua các xung đột tiềm tàng thay vì chọn đối đầu.
Những người thuộc nhóm tính cách ESFP khi bị căng thẳng thường sẽ vùi mình vào những suy nghĩ và các tình huống tiêu cực. Tuy nhiên, họ là những người lạc quan, họ sẽ không bằng lòng những hình ảnh tiêu cực đó. Họ sẽ tìm cách đánh bại những suy nghĩ này và đưa ra những phương án mang tính tổng thể để giải quyết vấn đề đó.
Phân biệt ESFP-T vs ESFP-A:
ESFP, một trong 16 loại nhân cách MBTI, cũng có khả năng được chia thành hai nhóm nhỏ dựa trên yếu tố “Identity” (Nhân dạng): ESFP-T (Turbulent – bất ổn) và ESFP-A (Assertive – quyết đoán).
ESFP-A, hay còn gọi là ESFP quyết đoán, là nhóm có tính tự tin và quyết đoán cao. Họ có xu hướng tự tin về bản thân mình và ít bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn. ESFP-A có khả năng kiểm soát stress tốt hơn và dễ thích nghi với môi trường xung quanh.
Ngược lại, ESFP-T, hay còn gọi là ESFP bất ổn, là nhóm dễ bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn và có xu hướng khó kiểm soát stress. Họ có thể trở nên bất an và lo lắng trong các tình huống khó khăn. Tuy nhiên, ESFP-T cũng có khả năng thể hiện cảm xúc và mở lòng với người khác.
2. Người nổi tiếng thuộc nhóm tính cách ESFP
Có rất nhiều người nổi tiếng và tài giỏi ở các lĩnh vực khác nhau thuộc nhóm tính cách ESFP, trong đó phải kể đến những cái tên nổi bật được nhiều người biết đến như:
- Thánh Mark
- Ronald Reagan (Tổng thống Hoa Kỳ)
- Hugh Hefner (Người sáng lập tạp chí Playboy)
- Richard Branson (Người sáng lập Virgin Group)
- Howard Schultz (Giám đốc điều hành Starbucks)
- Dale Evans
- Kathy Lee Gifford
- Steve Irwin
- Woody Harrelson (Cheers)
- Will Smith
- Justin Bieber
- Leonardo DiCaprio
- Adele
- Quentin Tarantino…
3. Tính cách đặc trưng của ESFP
Điểm mạnh trong nhóm tính cách ESFP
Nhiệt tình, năng nổ
Các ESFP luôn thu hút người khác bởi phong thái hoạt bát, năng nổ và nhiệt tình. Họ có tính cách ấm áp, lạc quan và biết quan tâm đến người khác. Với bản năng đồng cảm và nhân ái cùng nhiều năng lượng tích cực, họ dễ thu hút sự chú ý từ đám đông.
Táo bạo và thiết thực
Không chỉ có gu ăn mặc sáng tạo, ESFP còn có cách ăn nói, hành động đặc biệt. Dù thích những thứ mang tính nghệ thuật, có phong cách nhưng họ lại không hẳn là người mộng mơ.
Với các hoạt động thể thao và ngoài trời, họ thực sự nhanh nhẹn và không ngại thử sức với những thứ mới mẻ.
Tinh thần hợp tác và hỗ trợ cao
ESFP luôn đề cao tinh thần hợp tác và làm việc nhóm. Họ sẽ hỗ trợ rất nhiều trong các tình huống và dẫn dắt đội nhóm bằng sự tháo vát của mình. Và chắc chắn họ cũng sẽ không giành công hay làm lố mà thực sự muốn hợp tác và giúp đỡ người khác.
Hành động và suy nghĩ tích cực
ESFP luôn có sự lạc quan và nhìn vào các mặt tươi sáng của cuộc sống. Họ cũng muốn lan tỏa sự tích cực này đến với những người xung quanh. Trong công việc, họ luôn muốn cống hiến và làm mọi việc với tinh thần phấn chấn cao.
Giác quan nhạy bén
Là Người Biểu Diễn, họ có giác quan rất nhạy bén và tinh nhanh. Họ xử lý thông tin nhanh chóng bằng tất cả các giác quan của mình. Dù vậy, trong cuộc sống, họ luôn biết sống trọn từng khoảnh khắc và rất thực tế.
Điểm yếu trong nhóm tính cách ESFP
Quá nhạy cảm
Đây được xem là điểm yếu cần được cải thiện nhất của những người thuộc nhóm tính cách ESFP. Họ thích thể hiện, muốn gây sự chú ý nhưng lại rất nhạy cảm với những lời chê bai hay góp ý. Họ dễ có những phản ứng tiêu cực vì cảm thấy mình bị chỉ trích.
ESFP cần học cách chấp nhận những lời góp ý để có thể tiến bộ và học hỏi được nhiều thứ hơn.
Dễ mất hứng thú
Là một ESFP năng động và đầy năng lượng nhưng lại khó tập trung lâu dài, họ dễ cảm thấy bị nhàm chán và liên tục muốn trải nghiệm những thứ mới mẻ hơn. ESFP nên tập cách kiên nhẫn hơn trong mọi việc để có được kết quả tốt hơn.
Trốn tránh sự xung đột
Khi có những xung đột xảy ra, ESFP thường sẽ chọn cách trốn tránh. Tuy nhiên, trong các trường hợp này, ESFP cần thẳng thắn đối đầu và giải quyết vấn đề để không dẫn tới hậu quả lâu dài.
Dễ bỏ qua lý thuyết quan trọng
Giữa thực hành và lý thuyết, ESFP chắc chắn sẽ lựa chọn thực hành và bỏ qua lý thuyết, bởi họ thường không tự tin về những khái niệm. Vì vậy, họ dễ bỏ qua những hướng dẫn và lý thuyết. Tuy nhiên, nếu muốn thăng tiến hơn trong công việc và cuộc sống, họ cần lắng nghe và học cách chú tâm hơn.
Cùng khám phá các nhóm tính cách MBTI khác
Nhóm tính cách ENFP | Nhóm tính cách ISTJ | Nhóm tính cách ENTP |
Nhóm tính cách ISFP | Nhóm tính cách ISTP | Nhóm tính cách ENFJ |
4. Mối quan hệ của nhóm tính cách ESFP
Ưu điểm nổi bật:
- Những người thuộc nhóm tính cách ESFP có rất nhiều bạn bè bởi luôn nhiệt thành, năng nổ.
- ESFP luôn mang đến sự chân thành và quan tâm đến những người khác.
- Họ rất vui tính và thú vị khi tiếp xúc.
- Rất ấm áp và thích cảm giác làm cho người khác cảm thấy hạnh phúc.
- Tốt bụng và hào phóng, luôn hết mình làm những điều tốt đẹp cho người khác.
- Cách thể hiện tình cảm của họ cũng thẳng thắn, đơn giản và chân thành.
- Luôn hết mình trong từng phút giây.
- Có thể chấm dứt một mối quan hệ dứt khoát mặc dù không hề dễ dàng.
- Rất rộng lượng và tốt bụng.
Điểm cần khắc phục:
- Không quan tâm đến chính nhu cầu của mình
- Họ sống khá thiên về vật chất.
- Sử dụng tiền bạc khá lãng phí
- Cực kỳ không thích sự chỉ trích và có xu hướng giữ riêng những điều cực kỳ riêng tư
- Những cam kết suốt cuộc đời có vẻ khó đối với họ.
- Có xu hướng không quan tâm đến sức khỏe của mình, thậm chí có thể đối xử tệ bạc với cơ thể mình.
5.ESFP phù hợp với nghề nghiệp nào?
Nhóm tính cách ESFP phù hợp với những nghề nghiệp cho phép họ biến hóa liên tục. Đặc biệt là những nghề nghiệp thiên hướng nghệ thuật như âm nhạc, thiết kế,…giúp ESFP thể hiện sự nhạy bén bẩm sinh của mình.
Họ cũng phù hợp với những công việc cần phải tiếp xúc với nhiều người, có tính chất giúp đỡ, bởi họ luôn lấy con người làm trung tâm và cũng rất giỏi giải quyết vấn đề.
Một môi trường làm việc năng động, thân thiện sẽ truyền cảm hứng và giữ chân được ESFP.
Danh sách nghề nghiệp hợp với nhóm tính cách ESFP:
- Designer (Designer, thiết kế thời trang,…)
- Diễn viên, ca sĩ
- Hoạ sĩ
- Tư vấn viên
- Giáo viên
- Quản trị nhân sự, Quản lý kinh doanh
- Biên tập viên, tác giả
- Bảo mẫu
- Y tá
- Huấn luyện viên cá nhân
- Giáo dục sức khoẻ
- Marketing
6. Giá trị cốt lõi, nguyên tắc trong công việc của người thuộc nhóm tính cách ESFP
Giá trị cốt lõi
ESFP luôn hoạt bát và thu hút những người xung quanh, giúp họ cảm thấy vui vẻ. Họ cũng rất ấm áp, hài hước và thích được là trung tâm của sự chú ý. ESFP sẽ sống trong những khoảnh khắc của hiện tại và tận hưởng tối đa những gì mà cuộc sống mang lại.
Họ giỏi quan sát, thích giúp đỡ và thuyết phục mọi người xung quanh để cùng giải quyết vấn đề theo những cách rất thực tế nhất. ESFP cũng thích một cuộc sống tự nhiên mà không cần lên kế hoạch trước, họ luôn muốn thoải mái vui vẻ trong các hoạt động, sở thích với bạn bè không cần nguyên tắc hay bất cứ quy ước nào. Tính tình rộng lượng, luôn lạc quan, giỏi thuyết phục, họ là những người tương tác rất tuyệt vời.
Nguyên tắc trong công việc
- Trau dồi ưu điểm: ESFP cần phát triển khả năng biểu cảm tự nhiên và những kỹ năng thực hành, cho phép bản thân cơ hội được tận hưởng cuộc sống trọn vẹn.
- Khắc phục khuyết điểm: Biết chấp nhận những điểm mạnh và điểm yếu của chính mình. Học cách đối mặt với những khuyết điểm để khắc phục, ESFP hãy cảm thấy trân trọng con người của mình chứ không phải chống lại nó.
- Lắng nghe mọi thứ: Đừng chấp nhận mọi thứ chỉ qua giá trị bề ngoài, ESFP hãy để nó lắng đọng lại và lắng nghe sự mách bảo của cảm giác của mình để nhận ra giá trị thật.
- Thể hiện cảm xúc của mình: Đừng để những lo lắng bị dồn nén, tích tụ bên trong bản thân mình. Nếu ESFP gặp khó khăn, sợ hãi, hãy chia sẻ với những người thân, đáng tin cậy, họ sẽ sẵn sàng lắng nghe và đưa ra lời khuyên chân thành.
- Hãy cố gắng để thấu hiểu người khác: Hãy nhớ rằng chúng ta có đến mười sáu loại tính cách khác, họ sẽ có cái nhìn khác nhau so với mình. ESFP nên cố gắng tìm hiểu bản thân cũng như về con người của họ.
- Bình tĩnh, lắng nghe những lời chỉ trích: Sẽ luôn có người không hiểu ESFP hoặc không đồng tình với những gì họ làm, họ nói, dẫu cho họ vẫn được xem trọng. Hãy xem những điều người xung quanh nói, chỉ trích như một lợi thế để bản thân phát triển hơn. ESFP sẽ trở nên tốt hơn nếu biết bình tĩnh và lắng nghe những lời góp ý từ người khác.
- Hãy biết chấp nhận: Đừng đặt kỳ vọng quá nhiều vào người khác. Hãy biết chấp nhận những cái là sự thật. Hãy đối xử với mọi người bằng cách hòa nhã theo cách mà ESFP muốn người ta đối xử với mình.
- Có trách nhiệm với bản thân: Mỗi lời nói và hành động đều tác động đến mọi thứ xung quanh. Vì vậy, ESFP phải có trách nhiệm với bản thân, với những gì mình làm, mình nói.
- Tin tưởng vào những điều tốt đẹp: Đừng làm bản thân cảm thấy đau buồn bằng cách khoác lên những khuyết điểm. Một thái độ tích cực sẽ giúp tạo ra những hoàn cảnh tích cực.
- Nếu chưa chắc chắn, hãy hỏi lại: Nếu cảm thấy điều gì đó thật sự không ổn, không thể tự giải quyết được thì hãy để người khác được giúp đỡ. ESFP cần nói ra những điều mình chưa chắc chắn để tìm cách giải quyết tốt nhất.
Điểm mạnh trong công việc:
- Táo bạo: Các ESFP luôn muốn được trải nghiệm nhiều điều và sẽ cố gắng hết sức để thử. Họ cũng không ngại ra khỏi vùng an toàn của mình để khám phá và làm những điều mình muốn.
- Độc đáo: Họ luôn muốn thử nghiệm và tận hưởng sự nổi bật của chính mình trong đám đông. Họ không quá quan tâm đến truyền thống hay những gì người khác yêu cầu họ phải làm.
- Kỹ năng giao tiếp xuất sắc: Họ có xu hướng rất hài hước và nói nhiều, không bao giờ ra khỏi những cuộc thảo luận sôi nổi vì vậy kỹ năng giao tiếp của họ rất xuất sắc.
- Nhận thức về thẩm mỹ rất tuyệt vời: Các ESFP có khả năng về cảm nhận nghệ thuật tốt, đặc biệt là khi nói đến vấn đề giải trí của những người khác.
- Thực tế: Các ESFP thường quan tâm đến các vấn đề thực tế, không thích lý thuyết sáo rỗng hay triết học, coi đó là một sự lãng phí thời gian.
- Rất tinh ý: ESFP luôn sống trong giây phút hiện tại và tập trung hoàn toàn vào những gì đang xảy ra “ở đây và bây giờ”. Họ rất dễ dàng nhận thấy sự thật, những thứ hữu hình và cả sự thay đổi.
Điểm yếu trong công việc:
- Cảm thấy khó khăn để tập trung: Các ESFP thường rất nhanh chóng cảm thấy nhàm chán. Họ thích tham gia vào các cuộc giải trí và cố gắng kéo dài thời gian đó càng lâu càng tốt, bất kể tình hình. Họ thường cảm thấy khó khăn với những vấn đề đòi hỏi sự kiên nhẫn, tập trung.
- Rất nhạy cảm: Họ nhạy cảm với nhiều vấn đề trong cuộc sống và không thể che giấu cảm xúc của mình. Họ bị đẩy vào một góc và không thể đưa ra quyết định của mình trong những tình huống đó.
- Lập kế hoạch kém: Các ESFP hiếm khi nghĩ nhiều về tương lai, họ quan tâm hơn đến thời điểm hiện tại và thường không lập kế hoạch cho các bước tiếp theo.
- Luôn luôn tìm kiếm sự phấn khích: Các ESFP dễ chấp nhận rủi ro và thường buông thả, đặt niềm vui của hiện tại lên trên sự ổn định, kế hoạch dài hạn của chính mình.
- Gặp khó khăn trong môi trường lý thuyết: Các ESFP thấy việc học lý thuyết thực sự khó khăn và lãng phí thời gian. Họ càng thích thú hơn trong sáng tạo, những điều thực tế như giao tiếp xã hội.
- Ghét xung đột: Các ESFP thường trốn tránh và bỏ qua các cuộc xung đột tiềm tàng, thường giả vờ là quan tâm hoặc lo lắng, nhưng sau đó sẽ làm thứ mà họ cảm thấy thích.
7. FAQ: Nhóm tính cách ESFP có hiếm không, độ phổ biến?
Nhóm tính cách ESFP có hiếm không?
Xét về độ phổ biến của nhóm tính cách ESFP trên thế giới thì nó đứng ở vị trí thứ 3. Xét theo tỷ lệ giới tính thì nữ giới chiếm 10% còn nam giới thuộc giới tính này chiếm 7%.
Nhóm tính cách ESFP chiếm đến 9% tổng dân số thế giới trong 16 nhóm tính cách và họ còn được gọi với những cái tên phổ biến như Người Trình Diễn, The Performer.
Với những hé lộ thông tin về nhóm tính cách ESFP trên, hy vọng bạn sẽ có biết thêm nhiều điều mới mẻ cũng như có thể nhìn nhận bản thân ở nhiều khía cạnh khác nhau. Nếu là một ESFP chính hiệu thì có thể đưa ra những hướng phát triển nghề nghiệp phù hợp với bản thân.
Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Mona Media tuyển dụng, FPT Smart Cloud tuyển dụng, NativeX tuyển dụng, NextPay tuyển dụng, Trusting Social tuyển dụng, Wipro tuyển dụng, và VACS tuyển dụng.
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.