adsads
Untitled design 163
Lượt Xem 6 K

Nhân viên bảo vệ có thể trở thành giám đốc nhân sự chỉ sau một đêm? Nghe thì có vẻ điên rồ, nhưng không! Hãy nhìn vào Sean Kirlin, người đã “đánh đổi” công việc bảo vệ của mình tại Hershey, một công ty sản xuất sô-cô-la nổi tiếng tại Mỹ, để trở thành một nhà lãnh đạo cấp cao ở bộ phận nhân sự.

Trong quá trình làm việc tại Hershey với vai trò là một nhân viên bảo vệ, Kirlin đã được trao quyền giám sát và cải thiện hệ thống an ninh công ty. Nhờ những giải pháp sao lưu dữ liệu và điều phối nhân viên tài tình của mình trong quãng thời gian bận rộn của công ty, ông đã thu hút sự chú ý của phó giám đốc an ninh toàn cầu tại Hershey – Matthew Ryan, người đã nhận ra khả năng của Kirlin khi ông có thể phát hiện ra vấn đề, đưa ra giải pháp và thực thi nó một cách xuyên suốt. Sau khi biết đến dự án nhân sự mới, Ryan đã đề cử Kirlin, chính thức đặt nền móng đầu tiên cho sự nghiệp nhân sự của Kirlin.

Với kĩ năng vốn có của mình – ví như niềm yêu thích dữ liệu máy tính, ghét sự nhập nhằng, sự hiểu biết sâu rộng về cơ quan tổ chức – đã giúp ông chuyển đến bộ phận nhân sự một cách tốt đẹp, cuối cùng dẫn đến vị trí lãnh đạo nhân sự cấp cao như hiện giờ.

Ngày nay, công việc thay đổi nhanh như chong chóng, khiến cho công đường sự nghiệp giống như Kirlin trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Thực tế là, mặc dù đã trải qua hơn một thập kỉ trong nghề, nhưng gần một nửa (47%) các chuyên gia từ độ tuổi 35 đến 44 vẫn chưa rõ con đường nghề nghiệp của họ là như thế nào.

Con đường sự nghiệp mơ hồ này đang diễn ra giữa thị trường lao động đầy khan hiếm như hiện nay: Vị trí tuyển dụng đã chạm tới mức 7.1 triệu, dựa theo số liệu mới nhất từ Cục thống kê lao động Mỹ. Để tìm được nhân tài cho những vị trí còn trống, các nhà tuyển dụng nên học hỏi theo trường hợp của công ty Hershey, và cố gắng nhìn xa trông rộng hơn đối với các ứng viên có kĩ năng tốt và tinh thần ham học hỏi.

 

Người đi làm thực sự cần những kỹ năng linh hoạt, chuyển đổi và bổ sung cho nhau

Có thể thấy rằng nhiều danh mục việc làm đang có xu hướng mọc lên như nấm ngày nay thậm chí còn chưa xuất hiện năm năm về trước. Vì vậy, hãy nhớ rằng, những kĩ năng cần để thành công trong một lĩnh vực cụ thể nào đó không nhất thiết phải được “đo ni đóng giày” cho tất cả. Khi giám đốc nhân sự xem xét kĩ hơn về một kĩ năng ngầm cần cho vị trí còn thiếu, và sau đó tìm kiếm người phù hợp; thì những giải pháp độc đáo có thể giúp bộc lộ khả năng tiềm tàng của họ.

Ví dụ, bạn đang tìm kiếm một người đảm nhiệm vị trí Máy học – một lĩnh vực chuyên môn còn khá mới mẻ. Khả năng cao bạn sẽ không có nhiều ứng viên với những kĩ năng cần thiết cho vị trí này. Do đó, hãy thử mở rộng phạm vi tìm kiếm của mình. Nếu bạn đang tìm kiếm ở các công ty tư vấn chẳng hạn, dữ liệu của chúng tôi cho thấy rằng, hãy thêm vào mục tuyển dụng các kĩ năng có thể chuyển đổi được cho nhau, ví như khả năng lãnh đạo, trí tuệ doanh nghiệp, hay trực quan hóa dữ liệu. Từ đó, bạn sẽ có thể nới rộng ra số lượng các ứng viên khác nhau, và họ cũng sẽ có xu hướng vây quanh công ty của bạn hơn đấy!

 

Có kỹ năng chưa đủ, người đi làm phải nâng cấp, cải thiện chúng mỗi ngày

57% các chuyên gia và giám đốc nhân sự tham gia nghiên cứu cho hay, khi họ phải đối mặt với một cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt giữa các ứng viên tiềm năng ngang nhau, các kĩ năng lúc này sẽ được nâng cấp lên.

Nhà tuyển dụng hàng đầu nói rằng kinh nghiệm không quan trọng nếu ứng viên có những kỹ năng này

Thay vì giới hạn bản thân với những yêu cầu kĩ thuật rập khuôn cho tất cả các ứng viên cho nhóm Insights trên LinkedIn, câu thần chú của chúng tôi là: “Nếu bạn không thể tuyển được họ, hãy nâng cấp kĩ năng của họ”.

Chú trọng vào xây dựng các chương trình đào tạo nhân viên mới theo ngôn ngữ lập trình riêng, để có thể thu hút được các nhân tài hiếm có, thông minh và có khả năng thích nghi cao hơn là cực kì quan trọng, giúp doanh nghiệp không chỉ tuyển dụng được nhân sự theo như mong muốn, mà còn gặt hái về các lối tư duy đa chiều, cũng như có thêm nhiều phương pháp giải quyết vấn đề hơn tương lai.

Cùng VietnamWorks khám phá vô vàn cơ hội việc làm, giúp bạn dễ dàng tìm được công việc phù hợp nhất!

Việc làm giao hàng Việc làm Nhà Bè Việc làm online tại nhà TP.HCM
Việc làm phổ thông Việc làm Quận 10 Việc làm thêm

 

Những kĩ năng mềm luôn là cực kì cần thiết trong công việc

Kĩ năng mềm dường như là một từ thông dụng, nhưng nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng, đó là những kĩ năng còn thiếu sót nhiều nhất hiện nay. Trong thực tế, 57% các nhà lãnh đạo cho rằng, kĩ năng mềm còn quan trọng hơn so với các kĩ năng cứng khác.

Một vài kĩ năng mềm bao gồm óc tò mò tiếp thu kiến thức, tính kiên cường, khả năng thích nghi có thể giúp bù đắp cho những kinh nghiệm truyền thống. Đó cũng là những gì các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm nơi ứng viên của mình. Trong trường hợp của Kirlin, sự ham học hỏi chính là chìa khóa cho sự thành công của ông ấy tại Hershey.

Kĩ năng mềm cũng có thể có tác động đến lợi nhuận của công ty. Trong một nghiên cứu với Shadi Exports ở India, các nhà nghiên cứu từ trường đại học Michigan, trường Boston, và trường Harvard đã tìm ra rằng, việc đào tạo các kĩ năng giao tiếp và cách giải quyết vấn đề sẽ đẩy mạnh năng suất và giữ chân khách hàng đến 12%, dẫn đến 256% tỉ suất hoàn vốn nhờ vào sự cải thiện nói trên.

Nhưng làm cách nào để có thể nhận biết được kĩ năng mềm của ứng viên, trong khi các mẫu phỏng vấn tiêu chuẩn đều không được thiết kế với mục đích khai thác khả năng của họ?  Lúc này, nhà tuyển dụng cần có các buổi thử việc, hay các buổi đánh giá kĩ năng mềm – nhằm quan sát tốt hơn những điểm mạnh và điểm yếu của ứng viên, và xem xem họ sẽ phản ứng như thế nào với những tình huống thực tế.

Cuối cùng, với các ý tưởng về kĩ năng mềm linh hoạt như hiện nay, khái niệm những ứng viên không theo “truyền thống” đang dần chuyển thành những tài năng “phù hợp”. Những công ty như Forrester Research hay Yahoo! sở hữu những nhân viên dù không có nền tảng nhân sự, nhưng vẫn thể hiện cực kì xuất sắc ở mảng lĩnh vực này. Tại LinkedIn, chúng tôi muốn tìm các ứng viên tài năng bên ngoài cả khu vực Silicon Valley và nằm ngoài cả ngành công nghệ – với mục đích tìm được nguồn nhân sự với những trải nghiệm đa dạng, những quan điểm đa chiều cho công ty của chúng tôi.

Bằng cách đánh giá lại đúng khái niệm “kinh nghiệm”, và cởi mở hơn với các ứng viên có con đường sự nghiệp không theo “lối mòn” truyền thống; các công ty sẽ có thể tìm ra được nguồn nhân sự quý giá cho bản thân. Đặc biệt là khi sự cạnh tranh giữa các ứng viên là vô cùng khốc liệt, hay một vài kĩ năng đặc biệt nào đó vẫn đang chưa được khai phá. Cho dù là bạn đang muốn tìm ứng viên với loại kĩ năng nào, thì hãy nhớ rằng: Mở rộng tầm mắt và phạm vi của mình ra khỏi những gì đã quá quen thuộc, vì biết đâu, tài năng sẽ xuất hiện ở những nơi không ngờ nhất đấy!

 

— HR Insider / Theo Fast Company —
VietnamWorks
 – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers