adsads
47 2 1
Lượt Xem 18 K

HRI xin chia sẻ tips quản lý giỏi và 9 điều cần tránh nhất khi quản lý để trở thành người quản lý tốt, tăng hiệu suất nhân viên qua bài viết sau.

9 điều cần tránh nhất khi quản lý nhân sự

Điều đáng buồn là điều này có thể dễ dàng tránh được. Tất cả những gì cần thiết là một tầm nhìn mới và một chút nỗ lực từ phía người quản lý. Đầu tiên, chúng ta cần hiểu 9 điều tồi tệ nhất mà các nhà quản lý làm khiến nhân viên của mình đóng gói đồ đạc và bỏ đi.

Điều cần tránh nhất khi quản lý

Điều cần tránh nhất khi quản lý

        1. Bắt nhân viên làm việc quá sức

Không có gì nặng nề hơn việc bắt nhân viên xuất sắc làm việc quá sức. Nhà quản lý thường rơi vào cạm bẫy “vắt kiệt” sức lao động của những nhân viên giỏi nhất. Bắt nhân viên làm việc quá sức khiến họ cảm thấy bối rối: dường như họ đang bị trừng phạt vì làm việc quá xuất sắc. Nghiên cứu mới từ Stanford cho thấy rằng năng suất mỗi giờ giảm mạnh khi thời gian làm việc trong tuần vượt quá 50 giờ, và năng suất còn giảm đi nhiều hơn nữa sau 55 giờ nếu bạn không nhận được thêm giá trị gì từ việc làm việc thêm giờ đó.

Nếu bạn bắt buộc phải tăng giờ làm của những nhân viên tài năng của mình, bạn cũng nên tăng lương/thăng chức – tăng thêm giá trị cho những nhân viên đó. Những nhân viên tài năng sẽ đảm nhận khối lượng công việc lớn hơn nhưng họ sẽ không gắn bó với công việc nếu chúng khiến họ quá tải. Nâng lương, thưởng thêm hay thăng chức là những phương pháp họ có thể chấp nhận để nhận thêm khối lượng công việc. Nếu bạn chỉ đơn giản giao cho họ nhiều việc hơn chỉ vì họ giỏi hơn mà không thay đổi bất cứ điều gì, họ sẽ đi tìm một công việc khác mang lại cho họ những gì họ xứng đáng nhận được.

        2. Không công nhận đóng góp và khen thưởng khi nhân viên hoàn thành tốt công việc

Mọi người thường đánh giá thấp sức mạnh của những hành động thể hiện sự công nhận như vỗ vào vai, đưa ra lời động viên, đặc biệt là đối với những nhân viên xuất sắc. Những nhà quản lý cần phải giao tiếp với nhân viên của mình để tìm hiểu điều gì khiến cho những nhân viên đó cảm thấy mình được công nhận (với một số người là tăng lương, với những người khác là được những người khác trong công ty biết đến) và sau đó khen thưởng họ vì đã hoàn thành tốt công việc. Với những nhân viên làm việc xuất sắc, điều này sẽ xảy ra thường xuyên nếu bạn làm đúng cách.

        3. Không quan tâm đến nhân viên của mình

Hơn một nửa số người bỏ việc làm vậy là bởi vì mỗi quan hệ không tốt đẹp của họ với cấp trên. Những công ty thông minh luôn đảm bảo những nhà quản lý của mình biết cách cân bằng sự chuyên nghiệp với sự hành xử tinh tế. Đó là những ông chủ biết chúc mừng sự thành công của nhân viên, cảm thông khi nhân viên trải qua thời kỳ khó khăn và biết thử thách nhân viên mặc dù có thể khiến họ không thoải mái. Những ông chủ không biết quan tâm sẽ luôn luôn có tỷ lệ thôi việc cao. Không thể làm việc cho ai hơn 8 tiếng mỗi ngày khi mà họ hề quan tâm bất cứ điều gì ngoài lợi nhuận bạn mang về cho họ được.

Không quan tâm đến nhân viên của mình

Không quan tâm đến nhân viên của mình

        4. Không tôn trọng lời hứa của mình

Đưa ra lời hứa với nhân viên khiến bạn nằm trong trên đường ranh giới mong manh giữa việc khiến nhân viên cực kỳ hạnh phúc hoặc nhìn họ lần lượt bỏ việc. Khi bạn duy trì một cam kết, hình ảnh của bạn trở nên tốt đẹp hơn nhiều trong mắt nhân viên vì bạn chứng minh mình là người đáng tin cậy và đáng kính (hai phẩm chất quan trọng của một ông chủ). Nhưng khi bạn bỏ qua những cam kết mình đã đưa ra, bạn sẽ trở thành một người chỉ biết nói suông, không biết quan tâm và thiếu tôn trọng. Xét cho cùng, nếu ông chủ không tôn trọng những lời cam kết của mình thì tại sao những người khác lại phải làm vậy?

        5. Tuyển dụng và thăng chức cho sai người

Những nhân viên xuất sắc và làm việc chăm chỉ luôn muốn làm việc với những người cùng chí hướng. Khi những nhà quản lý không cố gắng tuyển dụng những người tốt, vô hình chung điều đó trở thành kẻ phá hoại năng suất làm việc chung của công ty. Việc thăng chức sai người thậm chí còn khiến mọi thứ tồi tệ hơn nữa. Khi bạn làm việc chăm chỉ nhưng lại giúp một người khác được khen thưởng hay thăng chức, đó là một sự sỉ nhục lớn. Không có gì lạ khi nó khiến những người xuất sắc muốn nghỉ việc.

        6. Không cho phép nhân viên theo đuổi niềm đam mê của họ

Nhân viên tài năng luôn có đam mê. Tạo cơ hội giúp họ theo đuổi niềm đam mê sẽ cải thiện năng suất làm việc và sự hài lòng trong công việc. Nhưng nhiều người nhà quản lý chỉ muốn nhân viên của mình làm việc trong khuôn khổ mình cho phép. Những nhà quản lý này sợ rằng năng suất làm việc sẽ suy giảm nếu họ cho phép mọi người mở rộng sự tập trung và theo đuổi niềm đam mê của họ. Nỗi sợ hãi này là hoàn toàn vô căn cứ. Các nghiên cứu cho thấy những người được phép theo đuổi đam mê trong công việc sẽ trải nghiệm flow – một trạng thái tinh thần hưng phấn, khiến năng suất tăng gấp 5 lần so với tiêu chuẩn.

        7. Không phát triển kỹ năng của nhân viên

Khi các nhà quản lý được hỏi về sự thiếu quan tâm của họ đối với nhân viên, họ thường cố gắng biện minh cho bản thân, sử dụng từ như “tin cậy”, “tự chủ” hay “trao quyền”. Điều này hoàn toàn vô nghĩa. Những quản lý tốt sẽ biết quản lý đúng cách dù nhân viên tài năng đến đâu. Họ luôn chú ý, liên tục lắng nghe và đưa ra phản hồi đến nhân viên của mình

Quản lý là một quá trình không có kết thúc. Khi bạn có một nhân viên tài năng, bạn luôn có thể tìm ra những lĩnh vực nhân viên có thể cải thiện để họ có thể mở rộng kỹ năng của mình. Các nhân viên tài năng nhất luôn muốn được phản hồi – nhiều hơn những nhân viên bình thường – và đó là việc của bạn nếu muốn giữ chân họ. Nếu không làm vậy, những người giỏi nhất sẽ cảm thấy nhàm chán và không có động lực.

        8. Không khuyến khích nhân viên sáng tạo

Các nhân viên giỏi nhất luôn tìm cách để cải thiện mọi thứ khi có thể. Nếu bạn tước đi khả năng thay đổi và cải thiện mọi thứ bởi vì bạn chỉ cảm thấy thoải mái với hiện trạng, điều này khiến nhân viên chán ghét công việc của họ. Đóng khung những mong muốn này của nhân viên không chỉ giới hạn những nhân viên đó mà còn giới hạn chính bạn nữa.

Đóng khung những mong muốn của nhân viên là điều không nên

Đóng khung những mong muốn của nhân viên là điều không nên

        9. Không biết cách thử thách trí tuệ nhân viên

Các ông chủ tuyệt vời luôn biết cách thử thách nhân viên làm những điều không tưởng. Thay vì đặt ra mục tiêu hay doanh số nhàm chán, họ đặt mục têu cao cả để đẩy mọi người ra khỏi vùng an toàn của mình. Sau đó, các nhà quản lý giỏi sẽ làm mọi thứ trong khả năng để giúp nhân viên của mình thành công. Khi những người tài năng và thông minh làm mọi việc quá dễ dàng và nhàm chán, họ sẽ tìm kiếm những công việc thử thách khả năng của họ.

Nếu bạn muốn những nhân viên xuất sắc nhất ở lại bên mình, bạn cần phải suy nghĩ cẩn thận về cách bạn đối xử với họ. Mặc dù nhân viên giỏi khá là khó “xử” nhưng tài năng của họ mang lại cho bạn rất nhiều sự lựa chọn. Vì vậy, bạn cần phải khiến họ muốn làm việc cho bạn.

Tips quản lý của người quản lý tốt

Một người quản lý giỏi không chỉ là người có khả năng đưa ra quyết định chính xác, mà còn phải biết cách quản lý thời gian và nguồn lực một cách hiệu quả. Họ cần phải có tầm nhìn chiến lược, khả năng phân tích và giải quyết vấn đề, cũng như kỹ năng giao tiếp và đàm phán tốt.

Để trở thành một người quản lý tốt, bạn cần phải xây dựng một đội ngũ mạnh mẽ, biết cách phân công công việc phù hợp với khả năng của từng thành viên. Bên cạnh đó, việc tạo dựng một môi trường làm việc tích cực, nơi mọi người có thể chia sẻ ý kiến và cùng nhau phát triển cũng rất quan trọng.

Người quản lý giỏi cũng cần phải biết cách khen ngợi và động viên nhân viên, giúp họ cảm thấy được trân trọng và có động lực để làm việc tốt hơn. Cuối cùng, việc không ngừng học hỏi và cập nhật kiến thức mới là yếu tố then chốt giúp người quản lý không bị tụt hậu và luôn đi đầu trong mọi tình huống.

Hy vọng qua bài viết chia sẻ 9 điều cần tránh nhất khi quản lý nhân sự bạn đọc của HRI đã hiểu hơn và rút ra cho mình các nguyên tắc quản trị tốt nhất. Chúc bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về tình hình tuyển dụng mới nhất từ chuỗi thương hiệu cửa hàng tiện lợi nổi tiếng – 7-Eleven tuyển dụng.

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers