adsads
quan hệ đồng nghiệp
Lượt Xem 454

Trong môi trường công sở, mối quan hệ thân thiết là sợi dây gắn kết giúp chúng ta hiểu và phối hợp nhịp nhàng trong công việc. Những nhân viên gắn kết với đồng nghiệp càng cao khả năng bám trụ tại công ty càng lâu. Nếu bạn vẫn còn loay hoay chưa biết tạo mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp, tuyệt đối đừng bỏ qua những bí quyết bổ ích dưới đây nhé!

Tầm quan trọng của mối quan hệ trong công việc

Chúng ta thường bảo nhau cuộc sống của riêng mình không cần quá bận tâm đến người khác. Nhưng trên thực tế, con người vẫn luôn có xu hướng để ý và khao khát được yêu quý. Mặt khác, sợi dây gắn kết giữa người và người càng bền chặt sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong công việc rất nhiều. 

Hàng ngày, chúng ta dành ít nhất hàng giờ đồng hồ nơi làm việc. Cuộc sống chỉ xoay quanh bốn bức tường công sở cùng đống deadline chất chồng. Nếu bản thân không biết tự tìm kiếm “đồng minh” nơi này chẳng khác nào tự giam cầm bản thân tại nơi làm việc. Bởi những mối quan hệ đồng nghiệp xung quanh sẽ giúp bạn có thêm động lực chiến đấu. Thậm chí, những người bạn hài hước cùng phòng ban còn có thể giúp bạn giảm stress và thêm yêu công việc. Khi gặp phải tình huống khó, chính những “bạn cùng thuyền” này sẽ là thành viên ứng cứu bạn kịp thời nhất. 

Vì những lợi ích to lớn trên chứng minh tầm quan trọng của mối quan hệ tốt nơi công sở. Nhưng làm sao để được đồng nghiệp và cấp trên yêu quý vẫn luôn là bài toán khó đối với nhiều người. 

Bí quyết xây dựng mối quan hệ nơi công sở

Dù muốn hay không, bạn vẫn không thể phủ nhận tầm quan trọng của “đồng minh” nơi làm việc. Những người bạn này không những giúp tinh thần trở nên thoải mái, còn giúp bạn tự tin hơn trong công việc. Để chiếm được lòng tin và sự yêu quý từ đồng nghiệp, hãy cùng khám phá những bí mật được bật mí sau đây nhé. 

Tôn trọng lẫn nhau

Ai trong chúng ta đều có nhu cầu được tôn trọng từ người khác. Việc mình không thích, tuyệt đối đừng làm với đối phương. Nhất trong môi trường công sở vốn đã nổi tiếng với lắm drama xuất phát từ việc bất đồng tính cách. Bạn cần phải cẩn trọng trong cách cư xử với từng người. Một trong những nguyên tắc cơ bản nhất là phải biết tôn trọng người đối diện. 

Nghe có vẻ rắc rối, nhưng sự tôn trọng vốn xuất phát từ những điều nhỏ nhất. Một câu chủ động chào hỏi, cái chúc mừng nhiệt thành, hay cử chỉ chăm chú lắng nghe khi người đối diện trình bày sẽ kéo gần khoảng cách với nhau. Những hành động đơn giản này lại đem lại hiệu quả vô cùng. Ngoài ra, bạn tuyệt đối đừng tìm hiểu quá nhiều về đời tư của người khác. Bởi ai cũng có những góc khuất chỉ muốn giấu cho riêng mình. Đừng tò mò quá nhiều về cuộc sống riêng khi chưa được cho phép, hành động này sẽ khiến bạn bị liệt vào danh sách đen của đồng nghiệp. Đọc đến đây nếu bạn nào bỏ sót những hành động nhỏ mang ý nghĩa to này nhớ bắt đầu thực hành ngay nhé. 

Không khoe khoang quá đà

Chúng ta luôn tồn tại một cái tôi trong lòng nên ít ai cảm thấy vui mừng khi người khác vượt mặt mình. Vì thế, những thành tựu trong công việc chắc chắn sẽ làm bạn tự hào, nhưng đem khoe khoang thái quá sẽ dễ kéo thêm thị phi về mình. Không phải tự nhiên khiêm tốn trở thành đức tính luôn được mọi người truyền tai nhắc nhở nhau. 

Bởi khoảng cách giữa tự tin và ba hoa rất mỏng manh. Nếu không biết tự kiềm chế cảm xúc và khoe mẽ sẽ đem lại hại nhiều hơn lợi. Thời gian luôn là câu trả lời tốt nhất, nếu thực sự tài năng chắc chắn sẽ được cấp trên công nhận và trọng dụng. Ngoài ra, không phải ai cũng may mắn sở hữu năng lực giải quyết công việc. Nếu bạn được cấp trên cân nhắc vị trí cao hơn, khoe khoang quá đà sẽ khiến người khác bị tổn thương. 

Bạn nên suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi nói. Việc gì nắm chắc hãy phát biểu, ngược lại; thận trọng lắng nghe sẽ giúp bạn tránh được lời vạ miệng. 

Giúp đỡ đồng nghiệp khi cần thiết

Thực tế, mối quan hệ giữa đồng nghiệp chốn công sở được phát huy hiệu quả trong công tác hỗ trợ cùng phát triển công việc. Nếu bạn muốn được giúp đỡ khi gặp khó khăn, đừng ngại lăng xả khi được người khác yêu cầu hỗ trợ. Bởi tương tác “có qua – có lại” rất công bằng, bạn không thể ngồi im nhận mà không biết cho đi. 

Hãy nghĩ việc hỗ trợ đồng nghiệp là cơ hội để học hỏi thêm kinh nghiệm. Với tư tưởng đó sẽ giúp bạn thoải mái hơn khi giúp người khác. Hành động này giúp bạn ghi điểm bởi tính thân thiện, sẵn sàng hỗ trợ nhau trong công việc. Chẳng ai ghét nổi đồng nghiệp bàn bên nhiệt tình thế này phải không nào.

Giữ chữ tín

Phần lớn thành công nhờ tài năng. Bên cạnh đó, sự tín nhiệm góp phần không nhỏ vào con đường thăng hoa của bạn. Dù là mối quan hệ với đồng nghiệp hay cấp trên, bạn cần phải biết lấy chữ tín làm đầu. Hãy tập suy nghĩ trước khi hứa với ai điều gì. Nếu đã đồng ý giải quyết vấn đề phải theo dõi đến cùng. Hoặc khi cô bạn chung phòng ban tâm sự, ngoài im lặng lắng nghe; hãy biết giữ kín bí mật đó. Vì chẳng ai thích chuyện riêng tư của mình trở thành chủ đề bàn tán nơi làm việc. Khi tạo dựng được chữ tín trong lòng người khác, mọi lời nói của bạn trở nên quan trọng và có trọng lượng nhất định. Nhất là đối với cấp trên, sếp sẽ tin tưởng giao việc quan trọng cho bạn giải quyết. Chiếm được lòng tin từ cấp trên, bạn đã cầm chắc kim bài thăng tiến trên con đường sự nghiệp. 

Trong tình huống xảy ra khó xử khiến bạn không thể hoàn thành như lời hứa ban đầu, đừng ngại hãy thông báo sớm nhất có thể nhé. 

Những lưu ý khi xây dựng quan hệ đồng nghiệp

Với đồng nghiệp cùng cấp

Để xây dựng một mối quan hệ đồng nghiệp cùng cấp tốt đẹp, bạn cần:

  • Thể hiện sự hòa nhã, khiêm tốn, lễ độ và vui vẻ khi đến công ty.
  • Thường xuyên thể hiện thái độ tích cực và tinh thần làm việc hăng say.
  • Chú ý vệ sinh bàn làm việc ngăn nắp, sạch sẽ, gọn gàng.
  • Luôn tôn trọng người khác, quan tâm đến đồng nghiệp xung quanh và chủ động giúp đỡ đồng nghiệp.
  • Có thể tìm hiểu và ghi nhớ ngày sinh nhật của đồng nghiệp để chúc mừng họ.
  • Chú ý ngôn ngữ, giọng điệu khi nói chuyện với đồng nghiệp trong những tình huống nơi đông người.
  • Không quên quan tâm, hỏi thăm và giúp đỡ đồng nghiệp và người nhà họ khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
  • Không nên tỏ ra xa lánh, giữ khoảng cách với đồng nghiệp. Tuy nhiên, cần chú ý đến thái độ, lời nói, cử chỉ đặc biệt là đối với đồng nghiệp khác giới.
  • Tránh bàn tán chuyện riêng tư của đồng nghiệp cũng như điểm yếu của họ.

Tất cả những điều này sẽ giúp bạn xây dựng một mối quan hệ thẳng thắn, chia sẻ, bình đẳng và cởi mở với đồng nghiệp của mình.

Với cấp trên

Để xây dựng một mối quan hệ tốt với cấp trên của mình, bạn cần:

  • Luôn thể hiện thái độ tôn trọng và sự nể phục đối với cấp trên.
  • Chú ý bảo vệ hình tượng cấp trên, đồng thời giúp bạn bảo vệ hình tượng của chính mình.
  • Khi nhận được công việc từ cấp trên, nếu không hiểu hoặc chưa nắm rõ hãy hỏi lại sếp và ghi chú lại bằng văn bản/email để tránh sai sót.
  • Báo cáo tiến độ công việc với sếp một cách kịp thời khi công việc hoàn thành.
  • Khi đi công tác hoặc không thể đi làm, trừ trường hợp bất khả kháng, nên tự mình báo cáo sếp; dù không ở nơi làm trong thời gian ngắn cũng nên thông qua sự đồng ý của sếp.
  • Tránh làm việc vượt cấp, trừ trường hợp thật cần thiết.
  • Luôn nỗ lực học hỏi và chủ động trong công việc.

Tất cả những điều này sẽ giúp bạn xây dựng một mối quan hệ tôn trọng, nể phục và tin tưởng đối với cấp trên của mình.

Với cấp dưới

Để xây dựng một mối quan hệ tốt với cấp dưới trong công việc, bạn cần:

  • Hỏi han, quan tâm các nhân viên cấp dưới thường xuyên và chân thành.
  • Cổ vũ khuyến khích cấp dưới, thường xuyên sử dụng ngôn từ mang ý khẳng định với công việc và năng lực của họ.
  • Luôn đúng giờ khi nghe cấp dưới báo cáo công việc; lắng nghe ý kiến và phản hồi; tránh tỏ ra phàn nàn, thiếu kiên nhẫn, ngắt quãng công việc cấp dưới.
  • Giao việc hợp lý, tránh trường hợp để cấp dưới phải ôm đồm quá nhiều việc.
  • Quan tâm và hỏi han, chia sẻ khi cấp dưới bị ốm, căng thẳng, áp lực hoặc nghi ngờ công việc.
  • Cổ vũ, khuyến khích cấp dưới để họ có thể phát huy khả năng của bản thân.
  • Cần có kỹ năng phê bình một cách khéo léo: Trước hết, ta hãy bắt đầu từ sự chân thành và tán thưởng; sau đó có thể gián tiếp phê bình cấp dưới. Hãy nhớ rằng trước khi chỉ trích cần nói về trách nhiệm. Khi phê bình, ta chỉ nên phê bình công việc chứ không phải con người; lưu ý cấp dưới không nên mắc phải các sai lầm trước đó và có cách xử lý khác khi họ tiếp tục mắc lỗi.
  • Rộng lượng với cấp dưới, dùng tấm lòng chân thành biết ơn sự cống hiến của họ.
  • Không dựa vào chức vụ để chèn ép cấp dưới.

Tất cả những điều này sẽ giúp bạn xây dựng một mối quan hệ đầy đủ sự động viên, tin tưởng và kiên trì với cấp dưới trong công việc.

Xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp là một nghệ thuật quan trọng trong môi trường làm việc. Để hiểu rõ cách tương tác, bạn có thể áp dụng các nguyên tắc từ các ngành khác nhau như môi giới là gì hay ngoại thương là gì. Bên cạnh đó, biết cách chọn người tham chiếu là gì giúp duy trì sự tin cậy giữa các đồng nghiệp.

Hiểu rõ segment là gìtarget là gì giúp bạn làm việc hiệu quả hơn. Ngoài ra, việc lập kế hoạch AOP là gì và theo dõi các best seller là gì sẽ giúp bạn thăng tiến. Đặc biệt, kiến thức về FMCG là gìkế toán ngân hàng cũng giúp bạn mở rộng mối quan hệ đồng nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau.

Những điều tuyệt đối cần tránh để không ảnh hưởng mối quan hệ đồng nghiệp

Nói xấu đồng nghiệp

Câu chuyện tầm phào trong nơi làm việc có thể gây hại như một loại “vi-rút” vì chúng không chỉ phá hủy các mối quan hệ đồng nghiệp mà còn làm giảm chất lượng công việc. Nếu một ngày bạn bị đưa vào cuộc trò chuyện và bị nói xấu, mặc dù bạn không làm gì sai, điều đó có thể gây tổn thương tinh thần và khiến bạn không thể tiếp tục làm việc trong môi trường đó. Vì thế, hạn chế hoặc tránh xa những câu chuyện tầm phào trong chốn công sở là điều cần thiết.

Nói dối

Tất cả chúng ta đều từng nói dối ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, khi nói dối trở thành một thói quen trong nơi làm việc, đó là một vấn đề nghiêm trọng. Nếu lời nói dối của bạn bị phát hiện, điều đó có thể làm giảm uy tín của bạn và khiến người khác mất niềm tin vào bạn. Điều này đặc biệt bất lợi nếu bạn muốn thăng tiến lên các vị trí cao hơn trong công việc.

Không giữ lời

Một trong những điều có thể khiến đồng nghiệp của bạn mất lòng nhất là bạn không thực hiện đúng những điều bạn đã hứa với họ. Ví dụ như trong trường hợp deadline phải nộp ý tưởng cho sếp vào thứ sáu, và bạn và đồng nghiệp đã hẹn nhau sẽ chuẩn bị và gửi ý tưởng vào thứ năm. Tuy nhiên, bạn lại không chuẩn bị và đẩy hết trách nhiệm sang cho đồng nghiệp. Điều này thực sự là một vấn đề gây nhức nhối, dễ dàng gây ra một mối quan hệ đồng nghiệp không tốt đẹp.

Chiếm đoạt công lao của người khác

Việc chiếm đoạt công lao của người khác cho thấy bạn chỉ quan tâm đến bản thân. Đây là hành động ích kỷ làm giảm lòng tin và sẽ khiến đồng nghiệp của bạn nhanh chóng quay lưng. Vì vậy, hãy luôn công nhận và khen thưởng những người thực sự xứng đáng.

Trì hoãn làm ảnh hưởng đến người khác

Hạn chế việc trì hoãn công việc đến gần deadline mới hoàn thành. Việc này có thể ảnh hưởng đến các cá nhân trong team vì họ cần sử dụng những sản phẩm của bạn để bắt đầu làm công việc của mình. Nếu bạn không muốn gây căng thẳng không cần thiết cho đồng nghiệp của mình và giữ một mối quan hệ tình đồng nghiệp đẹp, hãy đảm bảo hoàn thành công việc đúng thời hạn.

Tham khảo ngay:

  • Cơ hội việc làm phong phú tại thủ đô với nhiều vị trí hấp dẫn qua việc làm Hà Nội, dành cho mọi ngành nghề và trình độ.
  • Khám phá hàng ngàn cơ hội tuyển dụng phù hợp với nhu cầu của bạn qua trang tìm việc làm, nơi bạn có thể lựa chọn các công việc từ nhiều lĩnh vực.
  • Những ai sinh sống tại vùng Tây Nguyên có thể tham khảo việc làm Kon Tum để tìm kiếm cơ hội làm việc ổn định và phát triển lâu dài.
  • Thành phố Bảo Lộc cũng có nhiều lựa chọn hấp dẫn thông qua việc làm Bảo Lộc, mở ra con đường nghề nghiệp mới với môi trường làm việc thân thiện.

Với những chia sẻ trên, hy vọng sẽ giúp bạn tạo dựng được mối quan hệ đồng nghiệp một cách tốt đẹp. Đừng để chuỗi ngày làm việc là để chấm công, hãy tự biết tạo mối quan hệ nơi công sở trở nên thân thiện và tận hưởng từng giờ làm việc thoải mái bên đồng nghiệp nhé. 

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Gumac tuyển dụng, Katinat tuyển dụng, Biti’s tuyển dụng, Gonsa tuyển dụng, Vascara tuyển dụng, Maison tuyển dụng, Canifa tuyển dụngCouple TX tuyển dụng.

Xem thêm: Quá tải công việc: dấu hiệu và cách giải tỏa hiệu quả

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình ghi, phát và xử lý âm thanh. Định dạng này...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc, đây còn là một phương tiện giúp doanh nghiệp tăng...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến để...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành nghề? Vậy thì nghề Photographer chính là lựa chọn phù...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng Prototype không chỉ giúp nhà phát triển tiết kiệm tối...

Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc,...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers